Giáo án Lịch sử 6 tuần 15: Nước Âu Lạc

Giáo án Lịch sử 6 tuần 15: Nước Âu Lạc

Bài 14: NƯỚC ÂU LẠC

I. Mục tiêu;

1) Kiến thức: Sau khi học xong học sinh cần nắm:

- Thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi dầu dựng nước

- Hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương

2) Tư tưởng

- Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù

3) Kĩ năng CM:

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, nhận xét các sự kiện lịch sử

KNS: Biết cảnh giác và đối xử đúng đắn với mọi người.

II. Thiết bị dạy học:

- Các tài liệu có liên quan

- Bản đồ nước Văn Lang và Âu Lạc. Lược đồ các cuộc kháng chiến

III. Hoạt động trên lớp:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ:

H? Nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?

Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 15: Nước Âu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết: 15
Ngày soạn: 17/11/2010
Ngày dạy: 23/11/2010
Bài 14: NƯỚC ÂU LẠC
I. Mục tiêu; 
1) Kiến thức: Sau khi học xong học sinh cần nắm:
- Thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi dầu dựng nước
- Hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương
2) Tư tưởng
- Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù
3) Kĩ năng CM:
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, nhận xét các sự kiện lịch sử 
KNS: Biết cảnh giác và đối xử đúng đắn với mọi người.
II. Thiết bị dạy học:
- Các tài liệu có liên quan
- Bản đồ nước Văn Lang và Âu Lạc. Lược đồ các cuộc kháng chiến 
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
H? Nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm 
3. Giới thiệu bài mới:
	Sau khi nhà nước Văn Lang được thành lập và phát triển đến thế kỷ III TCN thì nhà nước Văn Lang đã dần suy yếu và nhân dân còn chịu thảm cảnh ngoại xâm. Vậy ai là người lãnh đạo nhân dân ta chống giặc ngoại xâm, xây dựng lại đất nước, để hiểu rõ hơn chúng ta sang bài 14
4. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội Dung
Hoạt động 1: Biết được khi nước Văn Lang suy yếu thì nước ta lại chịu cảnh xâm lược của quân Tần và nhân dân ta đã chiến đấu rất anh dũng
Bươc 1: Học sinh làm việc cá nhân
Giáo viên gọi học sinh đọc phần 1 sách giáo khoa
H: Tình hình nước Văn Lang cuối thế kỷ III TCN như thế nào? 
(không còn bình yên, vua chỉ lo ăn chơi, lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân khó khăn)
Bước 2: Giáo viên treo bản đồ nước Văn Lang và Âu Lạc để học sinh xác định rõ nước Văn Lang
H: Trong lúc đó tình hình ở phương Bắc ra sao? 
(nhà Tần đã thống nhất trung nguyên, thôn tính 6 nước)
H: Qua ti vi, truyện kể em biết gì về nhà Tần? (do Tần Thuỷ Hoàng đứng đầu)
H: Sau khi thống nhất trung nguyên nhà Tần đã làm gì?
(xâm lược phương Nam)
H: Trong cuộc tiến quân xâm lược phương Nam (năm 218 – 214 TCN) nhà Tần đã chiếm được những nơi nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ những nơi quân Tần chiếm đóng
(chúng chiếm vùng Bắc Văn Lang, địa bàn cư trú của người Lạc Việt và Tây Âu sinh sống. Hai bộ lạc này còn có quan hệ gần gũi lâu đời với nhau)
Giáo viên chỉ lại trên bản đồ (2 bộ lạc này sống ở phía Nam Trung Quốc vùng Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay)
H: Khi quân Tần xâm lược hai bộ lạc này đã làm gì?
(họ đã đứng lên chống quân xâm lược khi thủ lĩnh bị giết nhưng họ không đầu hàng, họ trốn vào rừng không ai chịu để quân Tần bắt)
H: Người Việt đã làm thế nào để chống lại quân Tần?
(trốn vào rừng, ngày ẩn, đêm ra đánh)
H: Em có nhận xét gì về cách đánh giặc của người Tây Âu và Lạc Việt?
(khôn khéo, phù hợp với địa hình và lực lượng của ta và địch)
H: Kết quả của cuộc kháng chiến ra sao?
(nhà Tần tiến không được, thoái không xong)
H: Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu và Lạc Việt?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và củng cố lại
Hoạt động 2: sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm thì người Tây Âu và Lạc Việt đã tiến hành xây dựng đất nước. Hiểu rõ được bộ máy của nhà nước Âu Lạc
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhẩm phần 2 sách giáo khoa 
H: Sau khi thắng lợi người Tây Âu và Lạc Việt đã làm gì?
(tiến hành xây dựng đất nước)
H: Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần ai là người có công nhất? (Thục Phán)
H: Sau thắng lợi Thục Phán đã có yêu cầu gì?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
H: Em có nhận xét gì vè việc làm của Thục Phán?
(đây là việc tất yếu à Thục Phán xây dựng đất nước)
H: Sau khi lên ngôi Thục Phán làm gì?
H: Em biết gì về tên Âu Lạc?
(đây là sự kết hợp giữa 2 thành tố Âu (Âu Lạc), và Việt (Lạc Việt)
H: Em biết gì về An Dương Vương?
(Thục Phán tự xưng là An Dương Vương)
H: An Dương Vương đóng đô ở đầu? Tại sao lại đóng đô ở đó?
(Phong khê là vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước (vùng Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội) vừa gần sông Hồng, vừa có sông Hoàng chảy qua, giao thông thuận tiện)
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang
Gọi học sinh nhận xét cách vẽ của bạn và mô tả lại sơ đồ đó
H: So với bộ máy nhà nước thời An Dương Vương có gì khác?
(bộ máy nhà nước Âu Lạc không có gì khác so với thời Văn Lang, nhưng quyền lực của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước)
Bước 3: Giáo viên dán bảng phụ vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Âu Lạc
Hoạt động 3: Biết được sự phát triển của nền kinh tế thời Âu Lạc
H: Cuối thời Hùng Vương, đầu thời kỳ An Dương Vương nền kinh tế có những biến đổi gì?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
H: Thủ công nghiệp trong thời kỳ này như thế nào? 
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
H: Theo em tại sao lại có sự tiến bộ trên?
(do nghề luyện kim phát triển, công cụ sản xuất có nhiều tiến bộ, năng suất lao động tăng, của cải xã hội ngày càng nhiều, đời sống nhân dân no đủ hơn, nông nghiệp dùng cày cấy (đồng và sắt) thay cho nông nghiệp dùng cuốc)
H: Khi sản phẩm xã hội tăng, của cải dư thừa nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng gì trong xã hội?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung, củng cố lại
H: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân biệt giàu nghèo và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội?
1) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào? 
* Nguyên nhân: bảnh trướng và xâm lược đất nước
* Diễn biến:
- Người Việt trốn vào rừng, đặt Thục Phán lên làm tướng, ngày ở yên, đêm ra đánh
* Kết quả:
- Sau 6 năm người Việt đại phá quân Tần, giết hiệu úy Đề Thư à quân Tần rút về nước
2) Nước Âu Lạc ra đời
- Năm 207 TCN. Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi
- Hợp nhất 2 vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt thành 1 nước mới là Âu Lạc
- An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê
* Sơ đồ bộ máy nhà nước thời An Dương Vương 
An Dương Vương
Lạc Hầu
Lạc Tướng 
Trung ương
Lạc Tướng (Bộ)
Bồ chính
Lạc Tướng (Bộ)
Bồ chính
Bồ chính
(Chiềng chạ)
(Chiềng chạ)
(Chiềng chạ)
ð Quyền lực của vua cao hơn
3) Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi
* Kinh tế
- Trong nông nghiệp 
+ Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến
+ Lúa, gạo, khoai, đậu, rau  nhiều hơn
+ Chăn nuôi, đánh cá, săn bắt phát triển
- Thủ công nghiệp: có nhiều tiến bộ
- Nghề luyện kim phát triển 
* Xã hội 
- Dân số tăng
- Có sự phân biệt giàu nghèo
- Mâu thuẫn giai cấp xuất hiện
IV. Củng cố:
- Giáo viên dùng phiếu học tập để học sinh so sánh điểm phát triển về kinh tế xã hội của thời kỳ Văn Lang và Âu Lạc
Nội dung so sánh 
Nước Văn Lang
Nước Âu Lạc
Công cụ sản xuất nông nghiệp 
Sản phẩm nông nghiệp
Các nghề thủ công
V. Dặn dị:
- Về nhà học bài, làm bài tập
- Tìm hiểu về thành Cổ Loa qua sách báo, truyện kể 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15 -tiet 15.doc