Giáo án Lịch sử 6 tuần 13: Nước Văn Lang

Giáo án Lịch sử 6 tuần 13: Nước Văn Lang

Bài 12: NƯỚC VĂN LANG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :Sau khi học xong học sinh cần nắm:

- Những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang

- Tuy là một nhà nước sơ khai nhưng lại là một tổ chức quản lý đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước.

2.Kĩ năng:

KNCM: Hs tập phân tích, đánh giá một vấn đề trong lịch sử.

KNS: Hs học tập sự sáng tạo của người vận dụng vào thực tế.

3. Tư tưởng

- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và ý chí cộng đồng

II. Thiết bị dạy học:

- Bản đồ khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

- Tranh ảnh và hiện vật có liên quan

- Sơ đồ tổ chức nhà nước Hùng Vương

III. Hoạt động trên lớp:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ:

H:Em hãy chỉ ra những nét mới về tình hình kinh tế xã hội của cư dân Lạc Việt?

Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm

3. Giới thiệu bài mới:

 Khi cuộc sống đã phát triển và dần đi vào ổn định với sự xuất hiện của các bản làng, bộ lạc nhưng lại luôn xảy ra xung đột đòi hỏi cần có một người lãnh đạo do vậy nhà nước ra đời để hiểu rõ hơn chúng ta sang bài 12

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 13: Nước Văn Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Tiết: 13
Ngày soạn: 3/11/10
Ngày dạy: 9/11/10
Bài 12: NƯỚC VĂN LANG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :Sau khi học xong học sinh cần nắm:
- Những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang
- Tuy là một nhà nước sơ khai nhưng lại là một tổ chức quản lý đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước.
2.Kĩ năng:
KNCM: Hs tập phân tích, đánh giá một vấn đề trong lịch sử.
KNS: Hs học tập sự sáng tạo của người vận dụng vào thực tế.
3. Tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và ý chí cộng đồng
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
- Tranh ảnh và hiện vật có liên quan
- Sơ đồ tổ chức nhà nước Hùng Vương
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
H:Em hãy chỉ ra những nét mới về tình hình kinh tế xã hội của cư dân Lạc Việt?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm 
3. Giới thiệu bài mới:
	Khi cuộc sống đã phát triển và dần đi vào ổn định với sự xuất hiện của các bản làng, bộ lạc nhưng lại luôn xảy ra xung đột à đòi hỏi cần có một người lãnh đạo do vậy nhà nước ra đời à để hiểu rõ hơn chúng ta sang bài 12 
4. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Biết được nguyên nhân và hoàn cảnh nào dẫn đến việc nhà nước được thành lập
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần 1 trong sách giáo khoa 
Thảo luận N5p
H: Đầu thế kỷ VIII cuối thế kỷ VII ở đống bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có gì thay đổi lớn?
HS: thảo luận , trả lời
GV: chuẩn xác kiến thức
(hình thành các bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế) sản xuất phát triển à sự phân biệt giàu nghèo à mâu thuẫn nảy sinh, sản xuất nông nghiệp lúa nước ở lưu vực các con sông lớn gặp nhiều khó khăn, lũ lụt)
H: Theo em chuyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó?
(đó là sự cố gắng nỗ lực của nhân dân ta chống lại thiên nhiên để bảo vệ mùa màng và cuộc sống thanh bình)
H: Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên và các xung đột giữa các bộ lạc, nhân dân ta đã làm gì?
(các bộ lạc, chiềng chạ đã liên kết với nhau, bầu ra người có uy tín để tập hợp nhân dân các bộ lạc chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng)
H: Quan sát hình 31 và 32 bài 11 em có suy nghĩ gì về vũ khí trong hình 31 và 32?
(học sinh quan sát mô hình)
H: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
(ra đời trong hoàn cảnh khá phức tạp, luôn phải đấu tranh với thiên nhiên, chống lại ngoại xâm và xung đột giữa các bộ lạc)
Bước 2: Giáo viên chuyển ý sang phần 2
Hoạt động 2: Biết được nước Văn Lang được thành lập và phát triển 
Bước 1: Giáo viên treo bản đồ và chỉ trên bản đồ các khu vực phát triển như vùng sông Mã, sông Cả, vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì đến Việt Trì là nới bộ lạc Văn Lang sinh sống và phát triển hơn cả.
Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân 
H: Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở đâu?
(ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ)
H: Trình độ phát triển của bộ lạc Văn Lang như thế nào? 
(họ là 1 trong những bộ lạc hùng mạnh và giàu có nhất thời đó. Di chỉ ở làng Cả (Việt Trì) cho chúng ta biết địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc)
H: Dựa vào sức mạnh của mình thủ lĩnh Văn Lang đã làm gì?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
H: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Ai là người đứng đầu và đóng đô ở đâu?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và củng cố lại, chỉ trên bản đồ vị trí kinh đô Văn Lang
H: Sự tích “Âu Cơ – Lạc Long Quân” nói lên điều gì?
Bước 3: Giáo viên chuyển ý sang phần 3 
Hoạt động 3: Hoạt động biết được bộ máy tổ chức nhà nước thời Văn Lang từ trung ương đến địa phương
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân 
H: Sau khi nước Văn Lang ra đời, Hùng Vương tổ chức nhà nước như thế nào? 
(con trai là Quan Lang, con gái là Mị Nương)
H: Quân đội và luật pháp của nhà nước Văn Lang như thế nào? 
H: Quan sát sơ đồ nhà nước Văn Lang em có nhận xét gì?
(nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai. Trung ương có vua Hùng, các lạc hầu, lạc tướng. Địa phương có chiềng chạ đứng đầu là bồ chính)
1) Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Cư dân Lạc Việt luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ mùa màng
- Chống ngoại xâm, giải quyết những xung đột giữa các tộc người, giữa các bộ lạc để bảo vệ cuộc sống
- Các bộ lạc có nhu cầu thống nhất với nhau. Họ cần một người chỉ huy tài năng à nhà nước Văn Lang ra đời
2) Nước Văn Lang thành lập
- Thủ lĩnh các bộ lạc Văn Lang đã thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thành liên minh bộ lạc. Đó là nhà nước Văn Lang
- Ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN. Đóng đơ ở Văn Lang (Bạch Hạc – Phú Thọ) đứng đầu là thủ lĩnh tự xưng là Hùng Vương
3) Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? 
- Vua chia nước ra làm 15 bộ, vua có quyền cao nhất
- Để cai trị vua đặt ra các chức quan: Lạc Hầu (văn); Lạc Tướng (võ)
- Đứng đầu các bộ là Lạc Tướng
- Đứng đầu các chiềng chạ là Bồ Chính
* Sơ đồ nhà nước Văn Lang: (vẽ vào vở)
IV. Củng cố:
H: Nhà nước Văn Lang được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Giáo viên dùng sơ đồ câm yêu cầu học sinh điền vào sơ đồ cho đúng
Trung ương- vuaVua
Vvvvvua 
Hs điền được: Vua- Lạc hầu, Lạc tướng- bồ chính
V. Dặn dị: 
 - Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu các nghề thủ công thời Văn Lang 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 13.doc