Giáo án Hướng nghiệp - Năm học 2008-2009 - Vũ Thị Hồng Vân

Giáo án Hướng nghiệp - Năm học 2008-2009 - Vũ Thị Hồng Vân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Buổi học này giáo viên sẽ cung cấp cho các em biết được ý nghĩa, tầm quan trong của việc chọn nghề.

- Biết được các cơ sở khoa học của việc chọn nghề nhằm giúp các em xác định các hướng đi cho mình.

- Nhằm giúp các em có nhận thức, tư tưởng đúng đắn trong việc chọn nghề, để các em biết được mình thích nghề gì, cần nghề gì, làm nghề gì.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - Bảng phụ.

 - Học sinh chuẩn bị một số bài hát, bài thơ hoặc những mẩu chuyện ca ngợi lao động ở một số nghề hoặc ca ngợi những người có thành tích cao trong lao động nghề nghiệp.

 

doc 27 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng nghiệp - Năm học 2008-2009 - Vũ Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/12/ 2008
Ngày dạy: 08/12/ 2008	
 	Tiết 1: Chủ đề 1
ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
chọn nghề có cơ sở khoa học
I. mục tiêu bài học:
- Buổi học này giáo viên sẽ cung cấp cho các em biết được ý nghĩa, tầm quan trong của việc chọn nghề.
- Biết được các cơ sở khoa học của việc chọn nghề nhằm giúp các em xác định các hướng đi cho mình.
- Nhằm giúp các em có nhận thức, tư tưởng đúng đắn trong việc chọn nghề, để các em biết được mình thích nghề gì, cần nghề gì, làm nghề gì.
II. Đồ dùng dạy học.
 	- Bảng phụ.
	- Học sinh chuẩn bị một số bài hát, bài thơ hoặc những mẩu chuyện ca ngợi lao động ở một số nghề hoặc ca ngợi những người có thành tích cao trong lao động nghề nghiệp.
IiI. tiến trình bài dạy:
Bài mới:
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
1. Cơ sở khoa học của việc chọn nghề.
- Em hãy kể tên những danh mục trong tờ khám sức khoẻ của con người?
- Những cầu thủ bóng chuyền phải càn yếu tố nào?
- Người lái xe, máy bay cần những đặc điểm nào?
- Về phương diện sức khoẻ.
- Những người tính nóng nảy, thiếu bình tĩnh, thiếu kiên định có làm được công tác quản lý nhân sự?
- Về phương diện tâm lý.
- Nơi ở sẽ bị ảnh hưởng như thế đến công việc?
- Muốn công việc được tiến triển tốt thì phương diện sinh sống của cá nhân phải như thế nào? 
- Về phương diện sinh sống.
2. Những nguyên tắc chọn nghề.
- Có 3 nguyên tắc chọn nghề cần được tuân thủ
- Tôi thích nghề gì?
a. Nguyên tắc thứ nhất: 
- Không chọn những nghề mà bản thân không yêu thích.
- Tôi làm được nghề gì?
b. Nguyên tắc thứ hai: 
- Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý, thể chất hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề.
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
- Tôi cần làm nghề gì?
c. Nguyên tắc thứ ba: 
- Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tê-xã hội của địa phương nói riêng (nếu người chọn nghề muốn ở lại địa phương để sinh sống) và của đất nước nói chung.
3. ý nghĩa của việc chọn nghề.
- ý nghĩa kinh tế của việc chọn nghề có ý nghĩa như thế nào?
a. ý nghĩa kinh tế của việc chọn nghề
- Đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, thực hiện được ý tưởng công nghiệp hoá rút ngắn, bảo đảm cho nước ta trỏ thành nước công nghiệp vào khoảng năm 2020.
- Thực hiện đựoc mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
- Từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 
- ý nghĩa xã hội của việc chọn nghề có ý nghĩa như thế nào?
b. ý nghĩa xã hội của việc chọn nghề
- Việc chọn nghề phù hợp cũng như việc tự giác tìm kiếm những nghề đang cần nhân lực sẽ làm giảm sức ép xã hội đối với nhà nước về việc làm, về cải thiện đời sống
- ý nghĩa giáo dục của việc chọn nghề có ý nghĩa như thế nào?
c. ý nghĩa giáo dục.
- Có việc làm ổn định, có nghề phù hợp, nhân cách con người sẽ từng bước được phát triển và hoàn thiện thông qua hoạt động lao động nghề nghiệp.
- Nhờ lao động trong nghề mà những phẩm chất tâm lý cần thiết như ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, thái độ tôn trọng của công, năng lực kỹ thuật, tư duy kinh tế..sẽ phát triển, con người sẽ thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp, xác định được chỗ đứng và vị thế của mình trong xã hội.
- ý nghĩa chính trị của việc chọn nghề có ý nghĩa như thế nào?
d. ý nghĩa chính trị.
- Tất cả những việc này đều nhằm vào mục tiêu rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
Iv. củng cố – hướng dẫn bài học ở nhà:
- Các em phải nắm vững các nội dung về cơ sở khoa học, các nguyên tắc và ý nghĩa của việc chọn nghề.
- Các em về nhà học thuộc những nội dung, ý nghĩa, các nguyên tắc của việc chọn nghề ở buổi học trước.
- Các em chuẩn bị những khả năng của mình và những nghề truyền thống của gia đình mình ở bài học sau.
Ngày soạn: 10/12/ 2008
Ngày dạy: 15/12/ 2008
 	Tiết 2: Chủ đề 2
Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống
nghề nghiệp của gia đình
I. mục tiêu bài học:
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu và đánh giá đúng bản thân khi chọn nghề để biết được các em có năng khiếu về ngành nghề gì,.
- Định hướng nghề nghiệp cho mình trong tương lai.
- Xác định được những yếu tố cơ bản trong quá trình lao động.
- Phát triển và bồi dưỡng năng lực.
- Tự đánh giá năng lực bản thân theo yêu cầu nghề nghiệp.
II. Đồ dùng dạy học.
 	- Bảng phụ. 
Iii. tiến trình bài dạy:
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- Như bài học trước các em đã học ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề, vậy em nào cho thầy biết có mấy ý nghĩa của việc chọn nghề và hãy nêu nội dung của ý nghĩa đó? Em hãy nêu những nguyên tắc khi chọn nghề?	 
 2. Bài mới:
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
- Em hãy lấy một vài người có năng lực cao mà em biết?
- Năng lực là gì?
- Kể tên những năng lực của bản thân?
- Một người thường có bao nhiêu năng lực?
- Năng lực mỗi người có sẵn không?
1. Năng lực là gì?
- Năng lực là sự tương xứng giữa một bên là những đặc điểm tâm lí và sinh lý của một con người với một bên là những yêu cầu của hạt động đối với con người đó. Sự tương xứng ấy là điều kiện để con người hoàn thành công việc mà hoạt động phải thự hiện.
- Ngưòi ta ai cũng có năng lực, không năng lực này thì năng lực khác.
- Một người thường có nhiều năng lực khác nhau.
- Năng lực không có sẵn cho mỗi người, mà nó hình thành nhờ có sự học hỏi và tập luyện.
- Trên cơ sở có năng lực, con người có thể trở thành người tài năng.
- Tài năng là kết quả của lao đoọng kiên trì, không mệt mỏi với một lý tưởng kiên định
2. Sự phù hợp nghề
* Mô hình giám định sự phù hợp nghề
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
 x
x x
 x x
 x x
 x
 0
0 0
 0
 0
Kết luận về sự phù hợp nghề
0:
x:
ắ:
 Đặc điểm tâm lí hoặc sinh lí.
Yêu cầu của nghề
Sự tương ứng.
- Giáo viên cho học sinh đọc bảng câu hỏi tìm hiểu hứng thú môn học.
- Học sinh quan sát hình trên bảng.
3. Phương pháp tự xác định năng lực bản thân để hiểu được mứ độ phù hợp nghề
- Trắc nghiệm 1: Tìm hiểu hứng thú môn học.
- Trắc nghiệm 2: Đánh giá óc tưởng tượng và khả năng quan sát.
- Trắc nghiệm 3: Đánh giá óc quan sát.
- Yếu tố quan trọng để tạo nên sự phù hợp nghề?
4. Tự tạo ra sự phù hợp nghề.
- Yếu tố quan trọng để tạo nên sự phù hợp nghề là hứng thú.
- Học tập và rèn luyện bản thân để có được năng lực nghề nghiệp cũng là điều kiện tạo ra sự phù hợp nghề.
- Sự nỗ lực chủ quan do lòng yêu nghề có thể giúp con người rất nhiều trong việc tự tạo ra sự phù hợp nghề.
- Trong trường hợp nào thì nên chọn nghề truyền thống?
5. Nghề truyền thống gia đình với việc chọn nghề.
- Nghề của ông bà, cha mẹ có tác dụng hình thành nên lối sống và “tiểu văn hoá” của gia đình.
IV. Củng cố - Hướng dẫn học bài
- Các em xác định rõ khả năng, năng khiếu, trình độ gì, như thế nào để phát huy tài năng của mình trong công việc cũng như trong tương lai.
Ngày soạn: 18/12/ 2008
Ngày dạy: 22/12/ 2008
 	Tiết 3: Chủ đề 3 
Thế giới nghề nghiệp quanh ta
I. mục tiêu bài học:
- Xác định đúng năng lực của bản thân khi chọn lựa nghề cho mình.
- Hiểu đúng và đầy đủ nghề mà mình định lựa chọn.
- Nắm được cấu trúc nghề nghiệp trong xã hội.
- Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.
- Tìm hiểu về nghề trồng trọt và nghề thú y.
- Tìm hiểu về nghề cắt may và nghề tin học.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ
 	- Học sinh sưu tầm một số tranh, ảnh của một số nghề.
Iii. tiến trình bài học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- Em hãy nêu những tâm lý của con người?
	- Em hãy nêu những đặc điểm của con người khi chọn nghề?
	- Em hãy nêu những suy nghĩ của mình khi chọn một nghề phù hợp ?
 2. Bài mới:
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
- Em hãy kể tên một số nghề mà em biết?
- Có những nghề nào trước em đã gặp mà hiện nay không còn?
- Có những nghề nào mà bây giờ em đã gặp?
1. Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.
- Danh mục nghề đào tạo của một quốc gia không cố định, nó thay đổi tuỳ thuộc kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu về nguồn nhân lực của từng giai đoạn lịch sử.
- Danh mục nghề đào tạo cuả quốc gia này khác với quốc gia kia do nhiều yếu tố (kinh tế, văn hoá, xã hội .....) khác chi phối.
- Có những nghề chỉ có ở địa phương này mà không có ở địa phương khác. 
2. Phân loại nghề.
- Kể tên một số nghề thuộc lĩnh vực quản lí, lãnh đạo?
a. Phân loại nghề theo hình thức lao động.
* Lĩnh vực quản lí, lãnh đạo có 10 nhóm nghề.
- Lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể các bộ phận trong cơ quan đó.
- Lãnh đạo doanh nghiệp.
- Cán bộ kinh tế, kế hoạch....
- Cán bộ kỹ thuật công nghiệp.
- Cán bộ kỹ thuật nông, lâm nghiệp.
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
- Cán bộ khoa học, giáo dục.
- Cán bộ văn hoá nghệ thuật.
- Cán bộ y tế.
- Cán bộ luật pháp, kiểm sát.
- Thư ký các cơ quan và một số nghề lao động trí óc khác
- Kể tên một số nghề thuộc lĩnh vực sản xuất?
* Lĩnh vực sản xuất có 23 nhóm nghề.
- Làm việc trên các thiết bị động lực.
- Khai thác mỏ, than, dầu....
- Luyện kim, đúc, luyện cố.
- Chế tạo máy, gia công kim loại..
- Công nghiệp hoá chất.
- Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Khai thác và chế biến lâm sản.
In.
- Dệt.
- May mặc.
- Công nghiệp da, giả da.
- Công nghiệp lương thực và thực phẩm.
- Xây dựng.
- Nông nghiệp.
- Lâm nghiệp.
- Nuôi, đánh bắt thuỷ sản.
- Vận tải.
- Bưu chính viễn thông.
- Điều khiển máy nâng, chuyển.
- Thương mại, cung ứng vật tư, phục vụ ăn uống.
- Phục vụ công cộng và sinh hoạt.
- Các nghề sản xuất khác.
- Kể tên một số nghề được đào tạo và một số nghề không qua đào tạo?
b. Phân loại nghề theo đào tạo.
- Nghề được đào tạo và nghề không qua đào tạo.
- Kể tên một số nghề phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động?
c. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động.
- Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính.
- Những nghề tiếp xúc với con người.
- Những nghề thợ.
- Nghề kỹ thuật.
- Những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật.
- Những nghề nghiêm cứu khoa học.
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
- Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên.
- Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt.
- Nêu những dấu hiệu cơ bản của nghề?
3. Những dấu hiệu cơ bản của nghề thường được trình bày kỹ trong các bản mô tả nghề.
- Đối tượng lao động.
- Nội dung lao động.
- Công cụ lao động.
- Điều kiện lao động
- Nêu bản mô tả nghề?
4. Bản mô tả nghề.
- Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
- Nội dung và tính chất lao động của nghề.
- Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Những chống chỉ định y học.
- Những điều kiện lao động.
- Những nơi có thể theo học nghề.
- Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
Iv. củng cố – hướng dẫn bài học ở nhà:
- Các em về nhà phải nắm vững các ngành nghề đó để lựa chọn nghề nghiệp cho đúng với khả năng  ... á trình tư vấn hướng nghiệp.
- Em hãy nêu một vài nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm trong việc chọn nghề?
- Học sinh trả lời
- Học sinh khác bổ xung.
- Giáo viên đưa ra một số nguyên nhân.
 a. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sai lầm trong hướng nghiệp
 - Chỉ quan tâm đến nghề được đào tạo tại trường đại học. 
 - Coi thường một số nghề.
 - Dựa vào ý kiến người khác khi lựa chọn nghề.
 - Bị hấp dẫn bởi một số dấu hiệu bên ngoài của nghề mà không hiểu tính chất.
 - Cho rằng có thành tích cao trong một số môn học nào đó thì có thể chọn bất cứ nghề gì dùng tới những tri thức đó.
 - Quan niệm “tĩnh” về nghề 
 - Đánh giá sai năng lực của bàn thân
 - Không có đủ thông tin về sức khoẻ và tình trạng thể lực của bản thân hoặc không nắm được những chống chỉ định y học của nghề mà chọn nghề không phù hợp.
- Trong nghề nghiệp ngoài yếu tố về chuyên môn thì còn có yếu tố nào có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động?
b. Đạo đức và lương tâm nghề ngiệp là yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động
 - Đạo đức nghề nghiệp được đo bằng thái độ phục vụ, bằng năng xuất lao động, bằng sự tuân thủ những quy tắc hành vi trong lao động nghề nghiệp.
 - Đạo đức và lương tâm nghề nghiệp là yếu tố cốt lõi để con người lao động và ứng xử có văn hoá trong lúc hành nghề. Chúng ta coi trọng tài năng nhưng luôn giữ đúng nguyên tăc “Đức là gốc"
IV. Củng cố – hướng dẫn bài học
 - Các em phải nắm vững được chương trình tư vấn hướng nghiệp mình 
 - Học thuộc chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh một cách chi tiết.
 - Tìm hiểu về sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương
Ngày soạn: 12/ 02/ 2009
Ngày dạy: 16/ 02/ 2009	
 	Tiết 8: Chủ đề 8
định hướng phát triển kinh tế – xã hội 
của đất nước và địa phương
I. mục tiêu bài học:
	Qua bài học giúp học sinh:
- Biết một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương.
- Kể ra được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương.
- Quan tâm đến những lĩnh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển.
II. đồ dùng dạy học.
Bảng phụ. 
Iii. tiến trình bài học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- Em hãy vẽ sơ đồ phân luồng học sinh và nêu những hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
 2. Bài mới:	
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
- GV: Chiến lược phát triển nền kinh tế- xã hội của đất nước ta hiện nay là gì?.
- GV: Vậy làm thế nào để đẩy nhanh được sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước? 
GV: Cơ cấu kinh tế của đất nước ta hiện nay vẫn còn chủ yếu là nông nghiệp vậy muốn trở thành nước công nghiệp thì chúng ta phải làm gì?
1. Một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
a. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
 Đến năm 2020, Việt Nam về cơ bản phải trở thành một đất nước công nghiệp.
Muốn vậy phải tiến hành hiện đại hoá đất nước song song với công nghiệp hoá. Cách làm đó sẽ giúp cho nền kinh tế có những bước đi tuần tự kết hợp với bước nhảy vọt . Đó là ý tưởng tiến hành công nghiệp hoá rút ngắn, để tạo ra được những bước đi tắt, đón đầu sự phát triển ở một số lĩnh vực sản xuất.
Trong quá trình CNH, HĐH , Việt Nam phải phấn đấu để:
- Giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, mức tăng trưởng kinh tế hằng năm phải từ 7% trở lên.
-Phải tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng CN và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
- Giáo viên: Muốn HĐH đất nước thì mặt bằng dân trí của đất nước ta phải thế nào?
- CNH phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nội sinh của và những điều kiện hoạt động khoa học và công nghệ của đội ngũ công nhân , cán bộ kỹ thuật và cán bộ khoa học
- Mặt bằng dân trí và đỉnh cao trí tuệ là hai việc song hành và nhất thiết phải đạt tới trình độ tối thiểu thì mới đảm bảo điều kiện tiến hành công nghiệp hoá.
- GV: Nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay như thế nào?
GV: Làm thế nào để phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước ta hiện nay?
b. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Sản xuất hàng hoá là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường. 
Vì vậy để phát triển nền kinh tế thị trường, hàng hoá phải thật phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
-Mặt khác, khi phát triển kinh tế thị trường phải đề cao đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
- GV: Theo em những việc làm có tính cấp thiết hiện nay trong quá trình phát triể kinh tế là gì?
2. Những việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
- Giải quyết việc làm cho nhữn người đến tuổi lao động
- Đẩy mạnh công cuộc xoá đói, giảm nghèo trong cả nước nhất là ở địa phương nông thôn.
- Đẩy mạnh các chương trình định canh, định cư
- Xây dựng các chương trình khuyến nông
3. Phát triển những lĩnh vực kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001- 2010.
GV: Những lĩnh vực kinh tế cần phát triển của dất nước ta trong giai đoạn 2001 đến 2010 là gì?
a. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
- Sử dụng công nghệ mới trong sản xuất
- Đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Đẩy mạnh việc đổi mới các khu chế biến nông, lâm, hải sản
- ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các giống cây, vật nuôi có năng suất cao.
GV: Về sản xuất công nghiệp cần thiết phải phát triển những lĩnh vực nào?
b. Sản xuất công nghiệp
- Đẩy mạnh hoạt động sản xuất và cung ứng điện cho các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng
- Mở rộng việc khai thác than
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
GV: Một đất nước muốn trở thành nước hiện đại thì giao thông phải ntn?
- Đưa ngành cơ khí trở thành ngành kinh tế chủ lực 
- Phát triển ngành công nghiệp điện tử, tin học
- Tập trung đầu tư cho sản xuất bông xơ
- Mở rộng qui mô sản xuất vật liệu xây dựng
- Phát triển việc xây dựng đường giao thông thuỷ, bộ và đường sắt
GV: Hiện nay những lĩnh vực công nghệ trọng điểm của đất nước ta là gì?
c. Các lĩnh vực công nghệ trọng điểm:
 - Công nghệ thông tin
 - Công nghệ sinh học
 - Công nghệ vật liệu mới
 - Công nghệ tự động hoá
IV. Củng cố - hướng dẫn bài học 
- Các em cần hiểu rõ được định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta hiện nay như thế nào để từ đó chọn lựa cho mình những nghề nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước nói chung và địa phương nói riêng.
 	- Các em khi học xong sẽ có định hướng như thế nào trong việc chọn lựa nghề nghiệp?
Ngày soạn: 28/ 02/ 2009
Ngày dạy: 02/ 03/ 2009	
 	Tiết 8: Chủ đề 9
thông tin về thị trường lao động
I. mục tiêu bài học:
	Qua bài học giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm về thị trường lao động , việc làm và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ
- Biết cách tìm thông tin về một số lĩnh vực nghề cần nhân lực.
- Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp.
II. đồ dùng dạy học.
Bảng phụ. 
Iii. tiến trình bài học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- Em hãy nêu những định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay .
 2. Bài mới:	
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
- GV: Theo em hiểu thị trường là gì?.
- GV: Vậy thế nào là thị trường lao động?
GV: Tại sao việc chọn nghề của người lao động phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động.
GV: Thông tin về thị trường lao động có ý nghĩa như thế nào đối với việc chọn nghề?
1. Thị trường lao động.
a. Khái niệm về thị trường lao động
 Nói đến thị trường chúng ta hình dung ngay đến việc mua và bán, ở đó thể hiện quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Thị trường lao động không nằm ngoài những quy luật đó. Trong thị trường lao động, lao động được thể hiện như một hàng hoá, nghĩa là nó được mua dưới hình thức tuyển dụng và được bán với bên có yêu cầu sử dụng lao động.
- Thông tin về thị trường lao động có ý nghĩa rất quan trọng đến việc định hướng chọn nghề. 
GV: Hiện nay thị trường lao động có những yêu cầu như thế nào đối với người lao động?
b. Một số yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.
- Hầu hết chỉ tuyển lao động có trình độ học vấn cao để có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới, với những kỹ thuật tiên tiến
- Có hai yêu cầu đặt ra trước nhiều nghề, nhiều chuyên môn: Biết sử dụng ít nhất một ngoại ngữ( nhất làTiếng Anh) và máy vi tính.
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
GV: Về mặt sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần thì ntn?
- Đối với các doanh nghiệp hiện đại , người ta còn yêu cầu cao về sức khoẻ thể chất và tinh thần đáp ứng được nhịp độ nhanh trong sản xuất và cường độ lao động cao trong ca làm việc.
2. Một số thị trường lao động cơ bản.
GV: Như các em đã biết hệ thống nghề nghiệp trong xã hội hết sức đa dạng và phức tạp. Vì vậy khi nói đến thị trường lao động người ta khó có thể đề cập lần lượt được.
Chúng ta chỉ đề cập vào 3 thị trường lao động cơ bản nhất. 
a. Thị trường lao động nông nghiệp.
Ngoài công việc của những người nông dân đang có đất để làm ruộng và làm vườn thì vẫn có một số lĩnh vực cần tuyển lao động như: 
- Trồng cây lương thực, thực phẩm, công nhân và cán bộ kỹ thuật về trồng trọt
- Khai thác và chế biến thuỷ, hải sản cần nhiều lao động hiện nay.
- Trong lĩnh vực lâm nghiệp việc trồng rừng, bảo vệ rừng , khai thác và chế biến gỗ cũng cần nhiều nhân lực
GV: Trong thị trường lao động về công nghiệp chúng ta có các lĩnh vực nào?
b. Thị trường lao động công nghiệp
Thị trường này rất đa dạng
 - Khai thác quặng, than, đá, dầu mỏ, khí đốt, đá quý, vàng, bạc...
 - Giao thông thuỷ lợi
 - Sản xuất các loại giày, dép, quần áo may sẵn để xuất khẩu..
 - Công nghiệp hoá chất, vật liệu mới
GV: Hiện nay thị trường lao động dịch vụ có phát triển không? vì sao?
c. Thị trường lao động dịch vụ
Theo hướng công nghiệp hoá dịch vụ sẽ là thị trường rất lớn. Tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế là cao nhất
GV: Ngoài những thị trường lao động trên ta còn có thị trường lao động nào khác không?
3. Một số thị trường lao động khác.
GV: Ngành công nghệ thông tin ngày nay có phát triển không? 
a. Thị trường lao động công nghệ thông tin.
- Hiện nay nhu cầu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin là rất lớn
Hoạt động của g.v và h/s
Nội dung
GV: Với những lao động đi lao động ở nước ngoài thì ta có thị trương lao động gì?
b. Thị trường xuất khẩu lao động
 - Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, Nhà nước ta có chương trình xuất khẩu lao động. Thị trường lao động xuất khẩu sẽ phát triển mạnh trong những năm 2005- 2010.
IV. Củng cố - hướng dẫn bài học 
- Qua bài học các em cần hiểu rõ khái niệm về thị trường lao động. ý nghĩa của việc nắm vững nhu cầu thị trường lao động.
- Vì sao ở một số địa phương có việc làm mà lại không có nhân lực?
 	- Là đối tượng thanh niên chuẩn bị chọn nghề cho mình mỗi thanh niên cần nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn, tự tạo ra được việc làm cho mình như thế nào?.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA huongnghiep08-09.doc