Giáo án Hướng nghiệp Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Hữu Tứ

Giáo án Hướng nghiệp Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Hữu Tứ

HS đọc 3 câu hỏi đặt ra khi chọn nghề (sgv)

a. Nguyên tắc 1: bản thân phải thích nghề đó , có hứng thú với công việc trong nghề

b. Nguyên tắc 2: Đủ điều kiện tâm lí, thể chất hay xã hội để đáp yêu cầu nghề

c. Nguyên tắc 3: Phù hợp với kế hoạch kinh tế của địa phương và đát nước

 3 nguyên tắc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

- HS chép phần ghi nhớ

HS thảo luận

a. vì sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

. Đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước

. Thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh , xã hội công bằng văn minh “

. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập

b. ý nghĩa xã hội : Chọn nghề phù hợp là giảm sức ép xã hội đối với nhà nước về việc làm cải thiện đời sống

c. Ý nghĩa giáo dục : Nhân cách con người được phát triển và hoàn thiện . Con người thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp và xác định được chỗ đứng và vị thế của mình trong xã hội

d. Ý nghĩa chính trị Nhằm vào mục tiêu CNH - HĐH đất nước làm cho đát nước ngày càng giàu mạnh

 

doc 18 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hướng nghiệp Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Hữu Tứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :6 Ngày soạn: 23/9/2009
Tiết :1 Ngày dạy: 25/9/2009
 Chủ đề 1: Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ 
 CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC 
 I. Mục tiêu :
 - Biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học 
 - Nêu được ban đầu về lựa chọn hướng đi sau TNTHCS 
 - Bước đầu có ý thực chọn nghề có cơ sở khoa học theo 3 nguyên tắc 
 II. Chuẩn bị :
 - GV chuẩn bị một số tài liệu có liên quan và một và ví dụ cụ thể ở địa phương 
 - HS tìm một số bài hát, bài thơ ca ngợi lao động , yêu thích nghề 
 III. Các hoạt động dạy học 
Ổn định tổ chức .1'
Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra)
 Bài mới 
ĐKGV
HĐHS
Hoạt động 1: Vì sao chọn nghề phải có cơ sở khoa học 8'
GV đưa ra một số ví dụ để lí giải (sgv)
Khi chưa hiểu về bghề muốn chọn nghề bạn cần gì để đảm bảo cơ sở khoa hoc ?
Hoạt động 2 : Những nguyên tắc chọn nghề .10' 
GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi đặt ra khi chọn nghề 
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm rút ra nội dung 3 nguyên tắc chọn nghề 
Mối liên hệ chặt chẽ giữa 3 nguyên tắc chọn nghề. Vì vậy khi chọn nghề cần tuân thủ 3 nguyên tắc trên Sau khi chọn và được học nghề sẽ có công việc làm phù hợp với khả năng của mình sẽ có cuộc sống thoả mái quan hệ sẽ cởi mở tinh thần làm việc hăng say. 
 Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học .10'
 Gv cho HS thảo luận nhóm tìm ra 4 ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học 
Hoạt động 4: Thể hiện một số bài thơ, bài hát ca ngợi lao động xây dựng 10'
 GV yêu cầu HS tìm một số bài hát, bài thơ ca ngợi lao động xây dựng 
Hoạt động 5 : Đánh giá nhận xét 
Gv nhận xét, đánh giá tiết học 
Cho HS trả lời câu hỏi thu hoạch SGV
- Nhgề được lý giải rõ, phù hợp với khả năng , nguyện vọng, ...
- Dựa vào cơ quan tư vấn nghề 
HS đọc 3 câu hỏi đặt ra khi chọn nghề (sgv)
a. Nguyên tắc 1: bản thân phải thích nghề đó , có hứng thú với công việc trong nghề 
b. Nguyên tắc 2: Đủ điều kiện tâm lí, thể chất hay xã hội để đáp yêu cầu nghề 
c. Nguyên tắc 3: Phù hợp với kế hoạch kinh tế của địa phương và đát nước 
 3 nguyên tắc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 
- HS chép phần ghi nhớ 
HS thảo luận 
a. vì sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước 
. Đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước 
. Thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh , xã hội công bằng văn minh “
. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập 
b. ý nghĩa xã hội : Chọn nghề phù hợp là giảm sức ép xã hội đối với nhà nước về việc làm cải thiện đời sống 
c. Ý nghĩa giáo dục : Nhân cách con người được phát triển và hoàn thiện . Con người thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp và xác định được chỗ đứng và vị thế của mình trong xã hội 
d. Ý nghĩa chính trị Nhằm vào mục tiêu CNH - HĐH đất nước làm cho đát nước ngày càng giàu mạnh 
 HS tìm một số bài hát, bài thơ 
HS thể hiện một số bài hát, bài thơ theo yêu cầu 
HS nghe GV nhận xét đánh giá tiết học 
HS trả lời câu hỏi thu hoạch
 4. Tổng kết bài học.5'
Nhận xét tinh thần tham gia học tập của học sinh
5. Hướng dẫn về nhà.1'
 - Về nhà tìm hiểu một số nghề ở địa phương và đất nước có khả năng phát triển ở hiện tại và tương lai
Tuần :11 Ngày soạn: 28/10/2009
Tiết :2 Ngày dạy: 30/10/2009
Chủ đề 2 : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
 I . Mục tiêu :
 - Biết một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương và đất nước 
 - kể ra một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương 
 - Quan tâm đến nhữnglĩnh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển 
 II. Chuẩn bị :
 - Gv chuẩn bị tổng kết kinh tế 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm của xã 
 - Hs : tìm hiểu một số nghề có khả năng phát triển ở địa phương và đất nước 
 III. Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định tổ chức .1'
2.Kiểm tra bài cũ 4'
 Nêu ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học .
3. Bài mới 
ĐKGV
HĐHS
Hoạt động 1: Gv đọc bảng tổng kết 6 tháng đầu năm và bảng phương hướng 6 tháng cuối năm 10'
 Gv yêu cầu HS đọc I1 SGV về đất nước
 Hoạt động 2 : Thế nào là CNH ? 15'
 - Gv yêu cầu HS kể một số ngành có ứng dụng khoa học công nghệ 
- Vì sao phải đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước ?
 Phát triển kinh tế thi trường theo hướng XHCN như thế nào ? cần tuân thủ những gì ?
Gv yêu cầu HS thảo luận rút ra kết luận
Thành công của CNH phụ thuộc vào yếu tố nào ? (Nội lực , nội sinh , chuyển giao công nghệ điều kiện hoạt động khoa học công nghệ )
Hoạt động 3 : 4 lĩnh vực công nghiệp trọng điểm 7'
a. Thế nào là công nghệ thông tin ?
 Hướng phát triển chủ yếu ở nước ta là gì ? 
b. Thế nào là công nghệ sinh học ?
- Hướng phát triển chủ yếu ở nước ta ?
c. Công nghệ vật liệu mới 
d. Công nghệ tự động hoá có trọng điểm ra sao? 
HS lắng nghe 
 HS đọc nội dung sgv
- Quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi phải sử dụng những công nghệ mới để làm cho sự phát triển kinh tế xã hội đạt mức độ cao , tăng trưởng nhanh và bền vững hơn 
- Quá trình CNH tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế , sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương phải theo xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
- Giữ được nhịp độ kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỉ trọng nông nghiệp 
- Đề cao đạo đức , lương tâm nghề ở những điểm sau :
. Không làm hàng giả khôngđưa ra các mặt hàng kém chất lượng .
. Tuân thủ các luật định về sản xuất kinh doanh không lừa đổ, chén ép người khác , trốn thuế, bóc lọt lao động . 
-Điện tử , tin học, viễn thông,...
- Phát triển dịch vụ thông tin trên mạng 
- Xây dựng hệ thống thương mại điện tử, đẩy mạnh sản xuất lưu thông hàng hoá
- Ứng dụng vào ngành năng lượng, bưu điện , y tế, văn hoá, du lịch 
- các thành tựu phục vụ ngành nông nghiệp , lâm, ngư, chế biến , bảo vệ môi trường
- Công nghệ vi sinh , lên men , sản xuất kháng sinh , văc xin, ...
- Nhân giống vô tính cây trồng, nuôim cấy tế bào động vật , sản xuất dược phẩm 
- Tách chất trong tinh chế số chế phẩm enzim 
- Tái tổ hợp gen có giá trị khoa học và kinh tế 
- Lĩnh vực chủ chốt tạo hệ thống công nghiệp hiện đại , nâng cao cạnh tranh có giá trị về kinh tế 
- Vật liệu kim loại và vô cơ phi kim loại 
- Vật liệu cao phân tử ( cao su, nhựa, dầu thực vật 
- vật liệu điện tử, điện quang
- Vật liệu sinh y học 
- Vật liệu chống ăn mòn vật liệu 
- Tự động thiết kế trong các ngành nhờ sự trợ giúp của máy tính 
- Tự động nchế tạo máy và gia công chính xác 
- Sx sobat phục vụ an toàn lao động và boả vệ môi trường 
- Tự động xử lí các chất thải và bức xạ
Hs chú ý nghe Gv nhận xét 
HS trả lời câu hỏi thu hoạch
4. Tổng kết bài học 7'
 Gv nhận xét đánh giá tiết học 
 Gv cho HS trả lời câu hỏi thu hoạch
Vì sao ta phải nắm được phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước ? 
5. Hướng dẫn về nhà.1'
 - Tìm đọc Việt nam kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5
 - Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp quanh ta
Tuần :15 Ngày soạn: 25/11/2009
Tiết :3 Ngày dạy: 27/11/2009
 Chủ đề 3 : THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA
 I. Mục tiêu:
 - có kiến thức vầ thế giới nghề nghiệp quanh ta rất phong phú đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.
 - biết tìm hiểu thông tin nghề 
 - kể được một số nghề đặc trưng minh hoạ cho tính đa dạng , phong phú của thế giới nghề nghiệp 
 II. Chuẩn bị :
 - Tìm các tài liệu tham khảo có liên quan 
 - Phiếu học tập liệt kê một số nghề không theo nhóm để Hs phân loại theo yêu cầu của nghề đôi với người lao động . Chuẩn bị một số câu hỏi về chọn nghề có cơ sở khoa học
 III. Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức .1'
2.Kiểm tra bài cũ 4'
Thế nào là công nghệ sinh học ? Hướng phát triển chủ yếu ở nước ta ?
3Bài mới 
ĐKGV
HĐHS
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đa dạng của nghề nghiệp 12'
Gv yêu cầu HS nêu tên 10 nghề mà em biết 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để phân các nghề đã nêu thành các nhóm nghề khác nhau
Gv hướng dẫn để HS đi đến kết luận tính đa dạng của nghề nghiệp
Hoạt động 2: Phân loại nghề thường gặp12'
Có thể gộp một số nghề có chung một số đặc điểm thành một nhóm nghề được không ? Ví dụ 
Em hãy cho biết các nhóm nghề mà em biết ? Cách phân loại nghề ?
Hoạt động 3: Những dấu hiệu cơ bản của nghề 11'
Gv giới thiệu cho HS biết các dấu hiệu của nghề 
GV giới thiệu bảng mô tả nghề và lich sử phát triển của nghề đó
Gv, bác sĩ, sửa xe, xây dựng , chăn nuôi,
 trồng rừng,...
- Nhgề thuộc danh mục nhà nước đào tạo 
- Nghề không thuộc danh mục nhà nước đào tạo
 - Nghề đào tạo của một quốc gia không cố định , phụ thuộc vào kinh tế, xã hội nước đó 
* Thế giới nghề rất phong phú đa dạng . Thế giới luôn vận động thay đổi không ngừng như mọi nthế giới khác . Như vậy muốn chọn nghề cần hiểu về thế giới nghề thì chọn nghề chính xác hơn
Được . ví dụ trồng cây ănh quả và chăn nuôi hay xây dựng và may mặc là nghề sản xuất 
a. Hình thức lao động :
 + Lĩnh vực quản lí 
 + Lĩnh vực sản xuất 
b. Đào tạo : 
 + được đào tạo
 + không được đào tạo 
c. Yêu cầu của nghề thuộc :
 Hành chính , tiếp xúc với con người, thợ , kĩ thuật, văiệt nam học và nghệ thuật, nghiên cứu khoa học,...
Có 4 dấu hiệu : 
 - Đối tượng lao động 
 - Mục đích lao động 
 - Công cụ lao động 
 - Điều kiện lao động 
 4. Tổng kết bài học.4'
Gv đánh giá tiết học 
 Nhấn mạnh các cách phân loại nghề . Chỉ ra việc nhận thức chưa chính xác về vấn đề của một số HS chưa hiểu 
5. Hướng dẫn về nhà.1'
 - Tìm đọc “ Tuổi trẻ và nghề nghiệp” Nhà xuất bản Công nhân kĩ thuật. Hà Nội 1986
Tuần :19 Ngày soạn: 23/12/2009
Tiết :4 Ngày dạy: 25/12/2009
 Chủ đề 4 : TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
 I. Mục tiêu: 
 - Biết thông tin về một số nghề gần gũi với các em trong đời sống hằng ngày 
 - Biết thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu nghề cụ thể 
 - Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị cho lựa chọn nghề tương lai
 II. Chuẩn bị :
 Tìm một số nghề ở địa phương gần gũi với HS nhất ( nghề làm vườn )
 III. Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định tổ chức .1'
2.Kiểm tra bài cũ 4'
 Hãy Phân loại nghề thường gặp
 3. Bài mới 
ĐKGV
HĐHS
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt 16'
Vị trí, vai trò của nghề làm vườn như thế nào? 
Ở địa phương lĩnh vực trồng trọt nào đang phát triển ?
Gv yêu cầu HS viết một bài ngắn gọn về chủ đề “ nếu em làm nônh nghiệp thì em chọn công việc cụ thể nào ?”
Gv gọi 4 HS đọc bài của mình các HS khác cùng nghe GV sữa sai nếu có
Hoat động 2 : Tìm hiểu những nghề ở địa phương ?.17'
GV yêu cầu HS viết vào giấy những nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ ở địa phương 
Em hãy mô tả nghề làm vườn mà em hiểu theo các mục mà em biết ?
Nghề này có những dấu hiệu gì?
Từ một nghề khác mà em biết em hãy viết các hiểu biết theo các mục sau :
- Tên nghề
- Đặc điểm hoạt động của nghề ... ới phương diện tiền lương , phụ cấp ,...
Có ý nghĩa đến việc chọn nghề 
Thị trường lao động luôn thay đổi dẫn đến chuyển đổi nghề nghiệp , phụ thuộc vào công nghệ thay đổi cộng nghệ sản xuất . Nếu chọn không đúng không có tay nghề phục vụ bị sa thải
Nắm vững một nghề để có khả năng cạnh tranh trong thời điểm hiện tại
Biết nhiều nghề để khi cần thiết chuyển sang nghề khác khi nghề cũ không còn khả năng phát triển hoặc bị loại bỏ theo nhu cầu của xã hội 
HS đọc nội dung Sgv và thảo luận rút ra kết luận về việc chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp 
HS nghe GV nhận xét 
HS cần nắm vững những vấn đề đó
 4. Tổng kết bài học.7'
GV nhận xét đánh giá tiết học 
Yêu cầu HS nắm được thị trường lao động và việc làm là gì ?
 Cần phải nắm chắc 1 nghề nhưng phải biết nhiều nghề. 
 5. Hướng dẫn về nhà.1'
 Về nhà xem bài 
 Tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình , xác định năng lực của bản thân
Tuần :25 Ngày soạn: 24/2/2010
Tiết :6 Ngày dạy: 26/2/2010
Chủ đề 6 : TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN VÀ 
TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIA ĐÌNH
 I. Mục tiêu :
 - HS tự xác định điểm mạnh , yếu năng lực lao động, học tâp của bản thân và bnhững điểm truyền thống nghề nghiệp của gia đình mà mình có thể kế thừa từ đó liên hệ với những yêu cầu của nghề mà mình yêu thích để quyết định lựa chọn ghề cho bản thân
 - Hiểu được thế nào là sự phù hợp của nghề 
 - Bước đầu đánh giá được năng lực của bản thân và phân tích truyền thống nghề của gia đình 
 - Có được thái độ tự tin vào bản thân trong việc rèn luyện để đạt được sự phù hợp với nghề định chọn (có tính đến truyền thống nghề của gia đình) 
 II. Chuẩn bị :
 - Bảng câu hỏi tìm hiểu hứng thú học tập 
 III. Các hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức.1'
2. Kiểm tra bài cũ 4'
Thị trường lao động là gì? Ý nghĩa của thị trường lao động ?
3.Bài mới
ĐKGV
HĐHS
Hoạt động 1 :8'
 Cho học sinh tìm hiểu những ví dụ về những con người có năng lực cao trong hoạt động lao động sản xuất . Thế nào là năng lực ?
Năng lực nghề nghiệp là gì ? 
Hoạt động 2 : 10'
Gv giải thích thế nào là sự phù hợp nghề nghiệp ?
Sự phù hợp nghề nghiệp : xét sự tương quan giữa đặc điểm nhân cách ( tổ hợp những đặc điểm tâm sinh lí) với những yêu cầu của nghề ( và tư cách là 1 hoạt động ) . Nêu tương quan thể hiện rõ nét ( nhiều tương ứng) thì phù hợp cao thể hiện nhiều thì không phù hợp bình thường Không thấy sự tương quan là không phù hợp
 Hoạt động 3 :9'
Gv cho Hs trả lời câu hỏi sgv
Một người lái xe cần gì ?
Hoạt động 4 : hiện nay ở địa phương và gia đình em có những nghề truyền thống gì ? 
Hoạt động 4 :8' 
Gv chép các câu hỏi trắc nghiệm SGV yêu cầu HS làm 
Tìm từ 3-5 người 
Đọc mục 1 SGV
Năng lực là sự tương xứng giữa một bên là những đặc điểm tâm sinh lí của một con người với một bên là yêu cầu của hoạt động đối với con người đó . Sự tương xứng đó là điều kiện để con người hoàn thành cộng việc mà hoạt động phải thực hiện 
Thể hiện sự tài năng , ý thức vương lên trong nghề nghiệp có chất lưọng hiệu quả 
HS thảo luận để rút ra kết luận 
HS giám định sự phù hợp nghề mà cảm thấy mình phù hợp 
Phấn đấu để rèn luyện cho con người có thể tạo ra sự phù hợp 
Hs chỉ ra các phẩm chất của người lái xe
Hs thảo luận trả lời câu hỏi 
Nên chọn nghề truyền thống của gia đình 
Hs trả lời các câu hỏi sgv 
4. Tổng kết bài học.4'
 Gv nhận xét tiết học 
Gv yêu cầu HS nắm được năng lực của mình để từ đó chọn nghề phù hợp với bản thân mà thêo truyền thống của gia đình
5. Hướng dẫn về nhà.1'
 Về nhà tìm hiểu rõ hơn về năng lực của mình và nghề truyền thống của gia đình từ đó chọn nghề cho mình sau này.
Tuần :30 Ngày soạn: 24/3/2010
Tiết :7 Ngày dạy: 26/3/2010
Chủ đề 7TÌM HIỂU HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG
(TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THCS )
I/Mục tiêu: 
 - Biết một cách khái quát về các trường THCN và các trường dạy nghề trung ương và địa phương ở khu vực.
 - Biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục THCN và Đào tạo nghề.
 - Có thái độ chủ động tìm hiểu thông tin về hệ thống trường THCN và dạy nghề để sẳn sàng chọn trường trong lĩnh vực này.
II/ Chuẩn bị:
 Tìm hiểu một số trường nghề đóng trên địa bàn thành phố và tỉnh: Trường CĐSP tỉnh Lạng Sơn, trường Trung cấp văn hoá nghệ thuật, trường trung cấp y, trường trung cấp tài chính kế toán....
 Sưu tầm hình ảnh của một số trường (trong báo giáo dục và thời đại; khuyến học và dân trí)
III/ Tổ chức hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức.1'
2. Kiểm tra bài cũ 4'
Thế nào là năng lực ? Năng lực nghề nghiệp là gì ? 
3.Bài mới
ĐKGV
HĐHS
 Hoạt động 1: Một số thông tin về các trường trung học chuyên nghiệp.15'
GV giải thích khái niệm lao động qua đào tạo và lao động không qua đào tạo. Đưa ra một số số liệu về lao động qua đào tạo và lao động không qua đào tạo trong nước và ở nước ngoài.
GV giới thiệu một số thông tin vè các trường THCN và các trtường dạy nghề như SGK
Hoạt động 2Thảo luận tìm hiểu trường thcn và trường dạy nghề15'
Yêu cầu HS tìm hiểu và viết nội dung theo các mục như bên
1/ Một số thông tin về các trường trung học chuyên nghiệp:
 - Điều 28, khoản 1 luật giáo dục: Trung học chuyên nghiệp được thực hiện từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp THCS , từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp THPT.
 - Hệ thống các trường THCN chia thành 2 khối:
 THCN thuộc trung ương ; THCN thuộc địa phương
 - Cuối năm 2004 cả nước có 204 trường THCN , nhiều trường Đại học và Cao đẳng cũng đào tạo THCN, do vậy nếu tính số lượng cơ sở đào tạo loại hình này thì cả nước có tới 405 cơ sở.
 - Các trường THCN đều tuyển sinh 2 hệ:THCN và dạy nghề.
 - Danh mục một số trường THCN do trung ương quản lí: (SGK trang 75)
 2/ Một số thông tin về các trường dạy nghề:
 - Điều 29, luật Giáo dục: Đào tạo người lao động có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp phổ thông, công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
 - Đến giữa năm 2004 cả nước có 226 trường dạy nghề, trong đó có 199 trường công lập, 27 trường ngoài công lập. Bên cạnh đó có 165 trường Đại học, Cao đẳng và THCN có dạy nghề, nên tổng số cơ sở đào tạo nghề lên tới 391 cơ sở.
 - Hệ đào tạo ngắn hạn có nhiều loại hình : Trung tâm dạy nghề, Trung tâm dịch vụ việc làm , Trung tâm Giáo dục kĩ thật tổng hợp - hướng nghiệp; Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng xã , phường ngoài ra còn có hàng ngàn cơ sở dạy nghề tư nhân.
 - Dự án vay vốn ngân hàng phát triển Châu Á để đào tạo 48 nghề thuộc các lĩnh vực: cơ khí, điện, điện tử, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi,chế biến nông sản, tin học, y tế, giao thông, hoá dầu.
 - Dự án dạy 14 nghề do Chính phủ Thuỵ Sĩ viện trợ cùng với chương trình dạy 27 nghề ngắn hạn được tổ chức.
Thảo luận tìm hiểu trường thcn và trường dạy nghề
a/ Trường THCN:
 + Tên trường , truyền thống của trường
 + Đia điểm của trường
 + Số điện thoại của trường.
 + Số khoa và tên từng khoa trong trường
 + Đối tượng tuyển sinh vào trường
 + Các môn thi tuyển
 + Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp
 b/ Đối với các trường dạy nghề:
 + Tên trường , truyền thống của trường
 + Đia điểm của trường
 + Số điện thoại của trường.
 + Các nghề được đào tạo trong trường
 + Đối tượng tuyển sinh vào trường
 + Bậc tay nghề được đào tạo
 + Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp
4. Tổng kết bài học.4'
 Gv nhận xét tiết học 
5. Hướng dẫn về nhà.1'
 Về nhà tìm hiểu một số thông tin về các trường dạy nghề:
Tuần :25 Ngày soạn: 28/4/2010
Tiết :6 Ngày dạy: 30/4/2010
Chủ đề 8 CÁC HƯỚNG ĐI SAU KHI TỐT NGHIỆP THCS
I/Mục tiêu: 
 - Biết được các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
 - Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp
 - Có ý thức lựa chọn 1 hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích
II/ Chuẩn bị:
 Nghiên cứu kĩ phần nội dung cơ bản của chủ đề, đọc tài liệu tham khảo
 Sưu tầm một số những mẩu chuyện về gương vượt khó và thành đạt trong sự nghiệp
III/ Tổ chức dạy học: 
1. Ổn định tổ chức.1'
2. Kiểm tra bài cũ 4'
 Trình bày một số thông tin về các trường trung học chuyên nghiệp?
3.Bài mới
ĐKGV
HĐHS
Hoạt động 1:Tìm hiểu về các hướng đi saukhi tốt nghiệp THCS.11'
GV đặt tình huống cho HS thảo luận
 - Hãy kể các hướng đi có thể có sau khi tốt nghiệp THCS
 - Sau khi HS thảo luận GV phát phiếu học tập: Các nhóm điền vào ô trống các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
 GV thu bài làm của các nhóm
 Nêu kết luận 
Hoạt động 2:Tìm hiểu về yêu cầu tuyển sinh của các trường THPT ở địa phương12'
GV cung cấp thông tin về yêu cầu tuyển sinh các năm trước của các trường THPT ở địa phương
 GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận:
 Em đã tìm hiểu được gì về trường mà em có dự định học sau khi tốt nghiệp THCS
Hoạt động 3:Thảo luận về các điều kiện cụ thể để học sinh có thể đi vào từng luồng sau khi tốt nghiệp THCS.12'
GV lưu ý HS về các diều kiện trong khi chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
 Hướng dẫn các nhóm thảo luận, tập trung váo các ý: 
 - Mâu thuẫn giữa năng lực và nguyện vọng cá nhân.
 - Học tập và rèn luyện bản thân, phấn đấu đạt được ước mơ của mình.
 - Tham gia lao động sản xuất, vừa học vừa làm.
 GV kết luận chung:
 - Phụ huynh và các em HS thấy được lợi ích và cần thiết của việc đánh giá đúng năng lực của bản thân, hoàn cảnh kinh tế để lựa chọn con đường học tập cho phù hợp.
 - Các em thấy rằng việc đi vào các hướng khác nhau sau khi tốt nghiệp THCS là bình thưòng và hợp lý.
I.Tìm hiểu về các hướng đi saukhi tốt nghiệp THCS 
Trong những năm tới, phần lớn số HS tốt nghiệp THCS sẽ vào học các trường THPT. Một số em sẽ vào học trong các trường THCN, dạy nghề.
 HS sau khi tốt nghiệp THCS có thể đi vào các luồng chính sau:
 - Vào THPT(hệ chính quy, hệ không chính quy)
 - Vào THCN (trình độ THCS)
 - Vào học nghề dài hạn
 - Vào học nghề ngắn hạn để tham gia lao đôïng trực tiếp 
II.Tìm hiểu về yêu cầu tuyển sinh của các trường THPT ở địa phương
 GV đọc văn bản hướng dẫn tuyển sinh THPT năm học 2005- 2006 của Sở Giáo dục
III.Thảo luận về các điều kiện cụ thể để học sinh có thể đi vào từng luồng sau khi tốt nghiệp THCS
* Các điều kiện trong khi chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
 - Nguyện vọng , hứng thú các nhân.
 - Năng lực học tập của bản thân
 - Hoàn cảnh gia đình.
 Mỗi một luồng đều có những điều kiện nhất định về: năng lực học tập, điều kiện sức khoẻ, kinh tế . Vì vậy khi quyết định chọn hướng đi cần phải cân nhắc kĩ lưỡng.
4. Tổng kết bài học 4'
Cho học sinh làm bài tập sau:
 1/ Em hãy sắp xếp các hướng đi trong sơ đồ phân luồng HS sau khi tôùt nghiệp THCS theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng của bản thân
1.
3.
5.
2.
4.
6.
 2/ Em hãy kể tên 10 nghề theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng của bản thân
 * GV đánh giá tinh thần tham gia học tập của học sinh.
5.Hướng dẫn về nhà.1'
Hướng dẫn HS Tìm hiểu yêu cầu tuyển sinh của các trường THPT và Th nghề của địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docHƯỚNG NGHIỆP.doc