Giáo án hội giảng Ngữ văn - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn (trích truyện Lục Vân Tiên)

Giáo án hội giảng Ngữ văn - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn (trích truyện Lục Vân Tiên)

Tiết 41: LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

 (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

Giới thiệu bài mới:

Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ yêu nước Nam bộ, ông sống trong thời kì loạn lạc xã hội rối ren chế độ phong kiến suy tàn, bọn vua quan nhà Nguyễn thối nát. Ngoài thơ văn yêu nước ông còn nổi tiếng với truyện thơ “Lục Vân Tiên gặp nạn” truyện đề cao trọng hiếu, tiết hạnh theo đạo lí của nhân dân ta.

Trong tiết trước ta đã học đoan trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: trên đường lên kinh dự thi gặp bọn cướp chàng đã anh dũng chiến đấu với bọn cướp cứu dược Nguyệt nga. Trên đường lên kinh dự thi thìo nhận được tin mẹ mất, thương mẹ Vân Tiên đã khóc mù cả hai mắt và phải bỏ thi. Đang bơ vơ nơi đất khách quê người, hết tiền, thầy thì mù lòa với một tiểu đồng thì gặp Trịnh Hâm- một người bạn mới quen ở kinh-Trịnh Hâm đã đỗ cử nhân đang trên đường về quê. Vân Tiên đã nhờ trịnh Hâm giúp đỡ. Trịnh hâm nhận lời nhưng lừa tiểu đồng vào rừng kiếm thuốc rồi trói ở đó. Sau đó đưa VT xuống thuyền với lời hứa là sẽ đưa chàng đến Đông Thành.Vậy sự việc tiếp theo diễn ra như thế nào đối với cuộc đời VT thầy trò chúng ta hôm nay cùng đi nghiên cứu đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”-Trang118

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án hội giảng Ngữ văn - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn (trích truyện Lục Vân Tiên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn
	(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Giới thiệu bài mới:
Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ yêu nước Nam bộ, ông sống trong thời kì loạn lạc xã hội rối ren chế độ phong kiến suy tàn, bọn vua quan nhà Nguyễn thối nát. Ngoài thơ văn yêu nước ông còn nổi tiếng với truyện thơ “Lục Vân Tiên gặp nạn” truyện đề cao trọng hiếu, tiết hạnh theo đạo lí của nhân dân ta.
Trong tiết trước ta đã học đoan trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: trên đường lên kinh dự thi gặp bọn cướp chàng đã anh dũng chiến đấu với bọn cướp cứu dược Nguyệt nga. Trên đường lên kinh dự thi thìo nhận được tin mẹ mất, thương mẹ Vân Tiên đã khóc mù cả hai mắt và phải bỏ thi. Đang bơ vơ nơi đất khách quê người, hết tiền, thầy thì mù lòa với một tiểu đồng thì gặp Trịnh Hâm- một người bạn mới quen ở kinh-Trịnh Hâm đã đỗ cử nhân đang trên đường về quê. Vân Tiên đã nhờ trịnh Hâm giúp đỡ. Trịnh hâm nhận lời nhưng lừa tiểu đồng vào rừng kiếm thuốc rồi trói ở đó. Sau đó đưa VT xuống thuyền với lời hứa là sẽ đưa chàng đến Đông Thành.Vậy sự việc tiếp theo diễn ra như thế nào đối với cuộc đời VT thầy trò chúng ta hôm nay cùng đi nghiên cứu đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”-Trang118
I.Đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc văn bản:
GV nêu yêu cầu đọc: đọc với gọng kể, tái hiện được lời nói của VT và đặc biệt là lời nói của Ngư ông.
GV đọc sau đó gọi HS đọc và nhận xét
2.Tìm hiểu chú thích:
?Học sinh đọc phần Vị trí đoạn trích,
?Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm.
-Nằm ở phàn thứ hai của truyện: Vân Tiên gặp nạn.
?Học sinh đọ c chú thích 1,4,5,7,9,
GV một số từ khó khác trong quá trình phân tích văn bản thày trò cùng tìm hiểu 
3. Bố cục văn bản:
?Dựa vào nội dung đoạn trích theo em văn bản trên có thể chia thành mấy phần nêu giới hạn và nội dung của từng phần.
-Chia thành 2 phần: 
 +8 câu thơ đầu: nêu lên tội ác của TH
 + Đoạn còn lại:nói về việc làm, cuộc sống và nhân cách . của Ngư ông.
?Trong văn bản có những nhân vật chính nào
-TH và Ngư ông 
GV: Trong giờ học ngày hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về hai nhân vật này.
II.Tìm hiểu văn bản
1.Nhân vật Trinh Hâm:
? Chú ý vào 6 câu thơ đầu hãy cho biết TH được tác giả giới thiệu vào thời gian nào 
- Đêm khuya.
?Không gian đêm khuya được tác giả miêu tả như thế nào
-“Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay” 
 ?Nhận xét gì về không gian này
-Đêm tối mịt mù
-Những ngôi sao mọc nghinh ngang 
GV: Những ngôi sao mọc nghinh ngang báo hiệu một sự không bình thường, một điều chẳng lành sắp xảy ra.
?Trong thời gian đó thì TH đã có hành động gì với LVT
-Xô ngã VT xuống vời.
GV: vời là khoảng nước sâu và rộng.
?Tại sao TH lại chọn thời điểm này để hành động
-Vì thời điểm này dễ hành động không ai biết không ai cứu giúp.
? Có nhận xét gì về hành động của TH
-Hành động nhanh, mạnh, dứt khoát, có tính toán từ trước.
GV:Đó là hành động có tính toán từ trước TH đã trói tiểu đồng vào gốc cây cho hổ ăn thịt để lừa VT xuống thuyền dễ bề hành động.
?Khi đẩy VT xuống sông rồi thì hành động tiếp theo của y là gì
-Giả tiếng kêu trời
-Mọi người thức dậy thì lâý lời phui pha cho qua chuyện.
?Hành động này nói lên điều gì ở con người TH
-Kẻ phạm tội rất xảo quyệt nhờ vậy mà đã phủi sạch tay, không mảy may cắn rứt lương tâm.
?TH hại bạn đang lúc bị mù lòa hoạn nạn như vậy chứng tỏ hắn là con người như thế nào
-Độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
GV hành động vô cùng độc ác , bất nhân vì đang tâm hãm hại một con người hoạn nạn không nơi nương tựa, không có gì chống đỡ. Bất nghĩa vì VT vốn đã từng là bạn của hắn, từng trà rượu làm thơ với nhau. Khi VT và Tử Trực đến trường thi gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Họ kết bạn với nhau ở một quán rượu và xướng thơ phú. Thấy VT tài cao thì TH tỏ thái độ ganh ghét.
Kiệm, hâm là đứa so đo
Thấy tiên dường ấy âu lo trong lòng
Khoa này Tiên ắt đầu công,
Hâm dù có đậu cũng không xong rồi
?Vậy vì đâu mà TH đã ra tay hại VT 
-Vì lòng đố kị, vì thua làm thơ.
GV: Như vậy ta có thể thấy được vì lòng đố kị mà TH định giết VT điều đó chứng tỏ y là kẻ kém tài nhưng đòi hơn người khác.?
?Ngoài sự độc ác, bất nhân bất nghĩa thì ta thấy hắn còn là một con người như thế nào nữa
-Là một con người nhỏ nhen ích kỉ, hại người lương thiện một cách vô cớ.
GV: hành động hại Tiên có tính toán sẵn và trước đây Hâm đã từng nói “Hại tiên phải dụng mưu này mới xong”
?Trước những hành động và việc làm của y em tỏ thái độ gì
-Căm gét, phẫn lộ trước những việc làm của y
Giáo viên: trong XH ấy cái ác luôn hoành hành và trà đạp lên cuộc sống của con người lương thiện
? Vậy theo em TH đại diện cho phe nào.
-Hiện thân của cái ác.
GV bình: Chỉ với 8 dòng thơ mà Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lại một hành động tội ác, một âm mưu đê hèn của một loại người trong XH. Tàn nhẫn và xảo quyệt xuất phát từ tính đố kị nhỏ nhen, lại cũng có chút trình độ văn hóa đã khiến cho TH trở thành một con người khá tiêu biểu cho cho cái ác trong truyện Lục Vân Tiên, cái ác đang hoành hành trong XH từ kẻ cướp đường như Phong Lai rồi đến kẻ có học như TH bất nhân bất nghĩa hại cả bạn mình.
?Qua hình ảnh trên em thấy có nhân vật nào đã gặp trong truyện chúng ta đã được học có sự độc ác giống như TH
-Mẹ con Lí Thông, 
GV: Khi vân Tiên bị đẩy xuống sông đã được giao long dìu vào bờ.
? Việc Vân tiên được giao long dìu vào bờ đã nói lên điều gì
-Hành động của TH còn độc ác hơn cả loài cầm thú.
GV: Giao long là rồng nước hay gây sóng dữ. ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cá sấu cũng được gọi là giao long. Qua đây ta thấy được Vân Tiên là người hiền đức ngay cả đến loài thú hung dữ còn cứu giúp. Sự xuất hiện của giao long tạo nên màu sắc huyền thoại của truyện nhưng đã làm nổi bật lên một sự thực cay đắng ở đời đó là con người còn ác độc hơn loài cầm thú. 
GV: Bên cạnh sự độc ác của TH đó thì ta còn thấy được ở những con người lao động lương thiện những phẩm chất đáng quý nào khác xin mời các em cùng chuyển sang phần2.
2. Hình ảnh Ngư ông.
GV xin mời chúng ta chú ý phần còn lại của văn bản.
GV: Được giao long dìu vào bờ và trời cũng vừa hửng sáng Ngư ông nhìn thấy và đã có hành động gì
-Vớt ngay lên bờ.
?Nhận xét gì về hành động của Ngư ông
-Đó là một hành động không đắn đo suy nghĩ.
?Tác giả miêu tả cảnh cứu người bị hại như thế nào.
-Hối con vầy lửa-Ông hơ bụng dạ - Mụ hơ mặt mày.
GV giải thích: Hối là từ địa phương là thúc dục vầy lửa là đốt lửa.
?Em thử hình dung xem cảnh cứu người của gia đình ngư ông như thế nào
-Cả gia đình cưú người bị nạn.
GV chúng ta cảm thấy mọi người trong gia đình ngư ông như đang tranh giành giữa sự sống và cái chết để cứu VT.
?Em có nhận xét gì hành động của Ngư ông với Trịnh Hâm
-Đối lập nhau:+Trịnh Hâm đẩy VT xuống sông cho chết
 +Ngư ông ra sức cứu giúp VT.
?Việc gia đình Ngư ông tíu tít cứu người bị hại gợi cho em điều gì
-Sự cảm động và biết ơn trước việc làm của những người dân lao động lương thiện.
GV các em ạ! Đúng là những người dân lao động lương thiện bao giờ cũng biết quý trọng mạng sống của con người. Câu thơ mộc mạc, không đẽo gọt , không chau chuốt kể lại một cách tự nhiên, hiển thị trước mắt người đọc cảnh vội vã, lo lắng cấp cứu cho người bị hại. Mỗi người một việc, dân dã thôi chẳng thầy thợ thuốc thang nhưng rất ân cần chu đáo “vầy lửa” “Hơ bụng dạ, mặt mày” giúp ta cảm nhận được đó là tình người tự nhiên hồn hậu và cảm động, nó đói lập lại hoàn toàn với mưu toan thấp hèn của TH.
GHV : nhờ có sự cứu giúp tận tình của gia đình ngư ông nên Vân Tiên đã thoát được cái chết
?Khi cứu được VT rồi thì Ngư ông có cử chỉ gì 
-“Hỏi han cho rõ mọi đường gần xa”
GV: Ông đã ân cần hỏi han về LVT
GV: được VT kể hết mọi sự đàng cho ông nghe 
?Khi đó Ngư ông đã nói với Vân Tiên điều gì
-Ngư rằng: Người ở cùng ta
-Hôm mai hẩm hút với già cho vui
?Dựa vào chú thích trong SGK em hiểu hẩm hút là như thế nào
-Chỉ những thức ăn đạm bạc của người nghèo
GV mặc dù cuộc sống của Ngư ông rất nghèo khổ nhưng khi cứu được VT rồi thì ông vẫn giữ vân Tiên ở lại để cùng hưởng cuộc sống rau cháo nhưng đầm ấm tình người.
?Lời lẽ trong câu nói của Ngư ông có gì đặc biệt
-Rất chất phác, dân dã và mộc mạc, giàu chất Nam Bộ.
?Với những lời lẽ như vậy ta thấy Ngư ông là người như thế nào 
-Có tấm lòng bao dung nhân ái
GV chúng ta có thể hình dung lúc đó Lục Vân Tiên sẽ cảm động đến ứa nước mắt tước nghĩa cử cao đẹp của ông và ta có thể thấy được sự bao dung hào hiệp của Ngư ông hoàn toàn đối lập lại với tính ích kỉ, nhỏ nhen của nhân vật TH.
GV Khi ngư ông mời VT ở lại thì chàng băn khoăn vì không biết Ngư ông sẽ lấy gì nuôi mình “Thân tôi như thể trái mùi trên cây”
?Trong lúc VT còn băn khoan thì Ngư ông đã nói với VT điều gì
-Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn
GV nhơn nghĩa ở đây là tiếng Nam bộ đó là nhân nghĩa tức là việc làm tốt 
? Em hiểu gì về câu nói này? và qua đó ta thấy Ngư ông là người như thế nào
-Ông không hề nghĩ đến báo đáp ơn cứu mạng VT, Ông là người hào hiệp trọng nghĩa khinh tài
?Tiết trước ta đã được học đoạn trích LVTCKNG em thấy ở Ngư ông và LVT có điểm gì chung
-Trọng nghĩa khinh tài
GV Lục Vân Tiên khi cứu KNN nàng muốn được báo đáp thì chàng đã nói “làm ơn há dễ trong người trả ơn” giống như Ngư ông khi cứu LVT thì “Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn” 
?Qua các nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm điều gì
-Sống ở trên đời phải có lòng nhân nghĩa, làm việc nghĩa một cách vô tư không đợi sự trả ơn.
GV Liên hệ Hiện nay trong xã hội chúng ta cũng còn không ít những mảnh đời còn gặp nhiều nõi bất hạnh éo le như bị tật nguyền, nạn nhân của chất độc gia cam, vì vậy đang cần nhũng trái tim nhân ái của chúng ta để giúp cho họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
GV Ngư ông có là một con người có lòng bao dung nhân ái trọng nghĩa khinh tài như vậy nhưng cuộc sống của ông như thế nào chóng ta cùng tìm hiểu tiếp
Thảo luận nhóm
?HS đọc đoạn thơ trên máy chiếu: “Rày doi mai vịnhHàn Giang”
câu hỏi: Nhận xét gì về những hình ảnh từ ngữ được sử dụng ở đoạn thơ? Tác dung của việc sử dụng những hình ảnh từ ngữ đó
-Các từ rày, mai, ngày kia, đêm này, khi khỏe, khi mệt, nay, mai đã thông báo khoảng thời gian triền miên, liên tục có thể nói là bất tận.
-Hình ảnh : doi, vịnh, gió trăng,chích đầm, một bầu trời đất đã mở ra trước mắt một không gian bao la vô tận.
_Hứng gió chơi trăng, tắm mưa trải gió gợi lên sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
?Cách sử dụng từ ngữ trên gợi cho người đọc điều gì
-Cuộc sống phóng khoáng giữa đất trời cao rộng bầu bạn với thiên nhiên.
?Qua đó em có nhận xét gì về cuộc sống của Ngư ông.
-Cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, thoát ra khổi vòng danh lợi
GV bình: H/a Ngư ông đại diện cho những người dân lao động lương thiện. Qua h/a đó Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm một khát vọng vào niềm tin về cái thiện. Trong XH đó cái ác, cái xấu luôn ẩn lấp sau mũ cao áo dài của bọn quan lại có điạ vị trong xã hội. Nhưng ở đó vẫn còn cái thiện, cái đẹp, cái đáng kính vẫn tồn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, trọng nghĩa khinh tài.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
?Nhận xứt gì về ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn trích
-Ngôn ngữ mộc mạc giàu chất Nam bộ
GV ngôn ngữ tác giả sử dụng trong đạon trích không châu chuốt , không có sự đẽo gọt nhưmg rất tự nhiên gài sắc thái biểu cảm
? Cách xây dựng hân vật có điều gì đặc biệt 
- Đối lập giữa hai nhân vật đó là TH và Ngư ông ở nhân các và lối sống: Ngư ông đại diện cho cái thiện còn TH chính là hiện thân của cái ác
2. Nội dung 
?Qua việc phân tích trên em thấy tác giả muốn làm nổi bật lên điều gì
 -Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác 
?Gọi HS đọc pần ghi nhớ trên máy chiếu
GV bình: Đoạn trích chính là tiếng làng của nhà thơ NĐC, ông muốn tô đậm nhân cách cao đẹp của ngư ông về quan niệm sống mà còn là một bài học đạo đức về tình người , đồng thời qua đó lên tiếng tố cáo xã họi nhiễu nhương chà đạp lên c/s của con người lương thiện, ngôn ngữ trong đoạn thơ vẫn giữ được vẻ mọc mạc , bình dị, dân dã nhưng lời thơ thanh thoát , hình ảnh thơ đẹưp gợi cảm 

Tài liệu đính kèm:

  • dochoi giang Luc Van Tien gap nan.doc