Giáo án học kỳ II Ngữ văn 8

Giáo án học kỳ II Ngữ văn 8

TIẾT 73: NHỚ RỪNG

Thế Lữ

A- Mục tiêu cần đạt:

1-Kiến thức: HS hiểu được giá trị NT đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình : -Con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú.

1- Thái độ: Sự cảm thông với sự tù túng, mất tự do của con người.

2- Kỹ năng: Rèn học sinh kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.

3- Tích hợp: Phần VH: Bài "Ông đồ" , phần TV "Câu nghi vấn"tích hợp thực tế C/S XH VN những năm 1930 thế kỷ XX.

B- Chuẩn bị: - GV: Giáo án, chân dung Thế Lữ, tư liệu về Thế Lữ.

 -HS: Soạn bài.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1. Ổn định: 1'.

1. Kiểm tra: 5/ Kiểm tra sự chị SGK vở bài tập . của học sinh.

 

doc 179 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kỳ II Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình học kỳ II. Ngữ văn 8
Tuần
Bài
Tiết
Tên bài.
19
18
73
Nhớ rừmg.
74
Nhớ rừng và Ông đồ.
75
Câu nghi vấn.
76
Viết đoạn văn trong văn bản th.m.
77
Quê hương.
20
19
78
Khi con tu hú.
89
 Câu nghi vấn (tiếp).
80
T.M về 1 P2 (cách làm).
81
Tức cảnh Pác Bó.
21
20
82
Câu cầu khiến.
83
T.m một danh lam thắng cảnh.
84
Ôn tập về VB t.m
85
Ngắm trăng. Đi đường.
22
21
86
Câu cảm thán.
87
Viết bài TLV số 5
88
23
21+22
89
Câu trần thuật.
90
Chiếu dời đô.
91
Câu phủ định.
92
Phương trình địa phương (phần tập làm văn)
93
Hịch tướng sỹ.
24
23
94
95
Hành động nói.
96
Trả bài tập làm văn số 5.
97
Nước đại việt ta.
25
24
98
Hành động nói.
99
Ôn tập về luận điểm.
100
Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
101
Bàn về phép học.
26
25
102
Luyện tập và trình bày luận điểm.
103,104
Viết bài tập làm làm văn số 6.
105,106
Thuế máu.
27
26
107
Hội thoại.
108
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm văn nghị luận.
109
Đi bộ ngao du.
28
27
110
111
Hội thoại.
112
Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
113
Kiểm tra văn.
29
28
114
Lựa chọn trật tự từ trong câu.
115
Trả bài tập làm văn số 6
116
Tìm hiểu về các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận.
117,118
Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục.
30
29
119
Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)
120
Luyện tập: Đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào trong văn nghị luận.
121
Chương trình ĐP (phần văn)
31
30
122
Chữa lối diễn đạt (lỗi logic)
123,124
Viết bài tập làm văn số 7.
125
Tổng kết phần văn.
32
31
126
Ôn tập phần TV Học kỳ II.
127
Văn bản tường trình.
128
Luyện tập làm văn bản tường trình.
129
Trả bài kiểm tra cuối năm.
33
32
130
Kiểm tra Tiếng Việt.
131
Trả bài tập làm văn số 7.
132
Văn bản thông báo.
34
33,34
133,134
Tổng kết phần văn.
135,136
Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
137
Chương trình ĐP phần TV.
138
Luyện tập làm văn bản thông báo.
139
Ôn tập phần tập làm văn.
140
Trả bài kiểm tra TH./.
G: 17/01/2005 (8C); 19/01/2005 (8B,D)
Tiết 73: Nhớ rừng
Thế Lữ
A- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: HS hiểu được giá trị NT đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình : -Con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú.
Thái độ: Sự cảm thông với sự tù túng, mất tự do của con người.
Kỹ năng: Rèn học sinh kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
Tích hợp: Phần VH: Bài "Ông đồ" , phần TV "Câu nghi vấn"tích hợp thực tế C/S XH VN những năm 1930 thế kỷ XX.
B- Chuẩn bị: - GV: Giáo án, chân dung Thế Lữ, tư liệu về Thế Lữ.
 -HS: Soạn bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định: 1'.
1. Kiểm tra: 5/ Kiểm tra sự chị SGK vở bài tập. của học sinh.
3. Bài mới: 3'.
* GTB: Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên, nhưng là nhà thơ mới tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu. Ông góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho phong trào thơ mới trong cuộc tranh luận sôi nổi, gay gắt với những chủ trương bênh vực thơ cũ bằng những bài thơ mới rất đặc sắc, mới mẻ cả về tư tưởng và hình thức nghệ thuật.: Nhớ rừng, Tiếng sáo Thiên Thai,Cây đàn muôn điệu, Giây phút chạnh lòng
"Nhớ rừng" là bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ in trong tập "Mấy vần thơ" (1943) được H Thanh và H Chân tuyển bình trong tập "Thi nhân Việt Nam" tác phẩm hay nhất về phong trào thơ mới.
HĐ1.
- Giọng đọc: Thay đổi theo từng đoạn phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Thế Lữ?
(GV treo chân dung Thế Lữ, bổ xung - TL).
H: Nêu giá trị và xuất xứ của "Nhớ rừng"?
- HS giải thích một số từ khó theo SGK.
H: Hãy quan sát bài thơ, chỉ ra những điểm mới về hình thức của bài này so với những bài thơ đã học?
H: Bài thơ là lời của ai? (mượn lời của con hổ ở vườn Bách thú).
H: Mượn lời như thế có tác dụng gì? (Bộc lộ tâm sự của con người).
H: Tâm sự của con người được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
GV: Cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình được đặt trong thế đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Những tâm trạng này đồng hiện trong tâm trạng của con hổ => Biểu lộ tâm trạng của tác giả.
HĐ2.
- HS đọc khổ 1.
H: Con hổ cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn Bách thú?.
H: Trong đó nỗi khổ nào có sức biến thành nỗi căm hờn? vì sao?
H: Em hiểu "khối căm hờn" là ntn?
H: Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào của con hổ nơi vườn bách thú?
- HS đọc khổ thơ 2,3
H: Con hổ bày tỏ nỗi nhớ tiếc quá khứ của mình qua câu thơ nào?
H: Từ "sống" trong "sống mãi" có ý nghĩa gì? Từ "sống" khác gì với các từ "ôm" "giữ"?
H: Nhận xét gì vè nỗi nhớ rừng sâu của con hổ?
H: Con hổ nhớ những điều gì về cảnh vật nơi rừng sâu?
H: Nhận xét gì về cảnh vật ở đây?
H: Vậy âm thanh ntn? (gào, thét)
H: Nhận xét gì về những từ ngữ được sử dụng?
H: Qua nỗi nhớ của con hổ, cảnh rừng sâu đại ngàn là cảnh như thế nào?
H: Trong khổ thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
H: Từ chỗ nhớ cảnh vật, con hổ nhớ về điều gì? (Dáng vẻ của nó)
H: Con hổ xuất hiện vào thời điểm nào?
(xuất hiện kèm theo tiếng thét)
H: Sau khi xuất hiện nó có những hành động gì? (tìm những từ ngữ miêu tả).
H: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Tác dụng.
H: Nhận xét về hình ảnh con hổ nơi rừng sâu?
H: Theo dòng hồi tưởng, con hổ nhớ tiếp điều gì?
H: Chú ý biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì? (Câu hỏi tu từ, điệp ngữ). Tác dụng?
H: Con hổ nhớ tiếc những điều gì của ngày tháng tự do?
H: Cuộc sống của nó được diễn ra ở đâu?
H: Nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả ở khổ này? (sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ).
H: Sự đan xen như thế thể hiện điều gì?
H: Câu thơ cuối của khổ thơ thể hiện tâm trạng gì của con hổ?
H: Đang say sưa với quá khứ hào hùng, quay trở về với hiện tại, con hổ ntn?
H: Tại sao con hổ lại "uất hận, lại ghét" đến thế?
H: Tâm trạng con hổ lúc này ntn?
H: Điều đó chứng tỏ con hổ khao khát điều gì?
H: Câu thơ nào thể hiện lời nhắn nhủ của con hổ?
H: Và nó đã nhắn nhủ điều gì?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích: 10'
1/ Đọc: 
2/ Chú thích:
a) Tác giả - tác phẩm
 - Tác giả: SGK.
- Tác phẩm: SGK
b) Giải thích từ khó:
- Hổ : hùm, cọp, ông ba mươi, chúa sơn lâm.
- Rừng: ngàn, lâm.
3/ Cấu trúc văn bản:
- Thể thơ 8 tiếng, ngắt nhịp tự do, vần không cố định, giọng thơ phóng khoáng,
- Đ1: C1 - C8: Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt.
- Đ2-3: C9 - C30: Nỗi nhớ tiếc quá khứ nơi rừng thẳm.
- Đ4: C31- C39: Trở về hiện tại càng chán chường, uất hận.
- Đ5: C40- C47: Nỗi khát khao giấc mộng ngàn.
II. Đọc, hiểu văn bản: 25'
1/ Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú (Đ1)
- Nỗi khổ bị mất tự do, nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường, nỗi bất bình vì phải ở chung cùng bọn thấp kém.
=> Con hổ thấy chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng. Nó khao khát được tự do, được sống đúng với phẩm chất của mình.
2/ Nỗi nhớ tiếc quá khứ nơi rừng sâu (Khổ 2 , 3)
" Ta sống mãi nỗi nhớ"
=> Nỗi nhớ rừng sâu của con hổ da diết, tự đáy lòng.
- Cảnh vật: Sơn lâm, bóng cả, cây già, gió gào ngàn.
=> Cảnh rừng sâu qua tâm linh của con hổ là cảnh âm u, bí hiểm, dữ dội mà hùng vĩ.
- Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng giúp ta cảm nhận được nỗi nhớ da diết, khắc khoải của con hổ nơi rừng sâu.
- Hình ảnh chúa sơn lâm: Lượn, vằn, quắc
=> Con hổ hiện lên với đầy vẻ oai hùng, quyền uy, mãnh liệt, đầy tự hào, kiêu hãnh.
- Cuộc sống khi còn ở rừng sâu.
=> Điệp từ "nào đâu" với những câu hỏi tu từ như 1 điệp khúc bất tận thể hiện nỗi nhớ day dứt, dâng trào, cùng niềm tiếc nuối vô biên trong tâm can con hổ.
- Giữa cảnh rừng sâu với đêm vàng, ngày mưa, bình minh, chiều nắng gắt con hổ đã say mồi, ngắm (gắn bó) với giang san, đất nước đổi mới, đã có giấc ngủ tưng bừng và đợi chết đau đớn. Nó không thể sống thiếu núi rừng.
- "Than ôi đâu"
=> Câu thơ như tiếng thở dài ngao ngán của cảnh thân tù, tiếng than thống thiết đưa con hổ về với thực tại đau thương.
3/ Thái độ của con hổ đối với cuộc sống hiện tại (khổ thơ 4)
=> Con hổ mang tâm trạng bực bội, u uất kéo dài vì phải chung sống với mọi sự tầm thường, giả dối. Nó chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, khao khát được sống tự do chân thật.
4/ Củng cố; 2'
- GV khái quát nội dung chính của 4 khổ thơ .
5/ HDVN: - Học 1 trong 4 khổ thơ trên.
- Soạn tiếp bài "Ôngđồ".
G:18/1/05 (8c)
Tiết 74: Nhớ rừng và ông đồ 
- Thế Lữ - Vũ Đình Liên-
A- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Tiếp tục nd tiết 73. Giúp HS thấy được h/ả đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên.
2. Thái độ: HS có niềm cảm thương chân thành với 1 lớp người đang tan học và nỗi nhớ tiêc cảnh cũ người xưa.
3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
- Phát hiện tính b.cảm của 1 VB thơ giầu yếu tố HS miêu tả.
4. Tích hợp: - Các văn bản thơ lãng mạn, câu nghi vấn.
B- Chuẩn bị: - GV: Giáo án, tranh SGK, tư liệu.
- HS: Học bài cũ, soạn bài.
C- Tiến trình t/c các hoạt động:
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'. Đọc thuộc lòng những câu thơ thể hiện tâm trạng của con hổ trong cũi sắt, đó là tâm trạng như thế nào?
3. Bài mới: 37'
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy trò
H: Đọc đoạn cuối bài thơ, cho biết giấc mộng ngàn của con hổ hướng về 1kg như thế nào?
H: Các câu thơ cảm thân mở đầu và kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì?
(Bộc lộ cảm xúc trực tiếp)
H: Từ đó em thấy giấc mộng ngàn của con hổ là giấc mộng như thế nào?
H: Giấc mộng ấy phản ánh khát vọng nào của con hổ hay cũng chính là khát vọng của con người?
HĐ3
H: Bài thơ thành công bởi những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
H: Tâm sự nổi bật trong bài thơ là gì?
HĐ4
H: Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường". Em hiểu sao về phi thường ở đây là gì?
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ thể hiện cảm xúc của bài.
- GV và HS đọc bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét tiêu biểu về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ "Ông Đồ"
(Thảo luận nhóm HS)
- Y/c HS giải thích 1 số từ khó trong SGK.
H: Bài thơ có mấy ND chính? Đó là những ND nào? Nó thể hiện như thế nào trong văn bản? (Thảo luận nhóm).
HĐ2
- GV hướng dẫn HS đọc, thảo luận và rút ra những nhận xét về h/ả ông đồ thời xưa.
H: Thời điểm ông đồ xuất hiện? ý nghĩa của thời điểm?
H: Sự lặp lại của thời gian, con người, hành động có ý nghĩa gì?
H: Những chi tiết nào miêu tả tài năng của ông đồ? Đó là một tài năng như thế nào?
H: Thái độ của mọi người đối với ông đồ?
HS thảo luận theo gợi ý 
H: Khổ thơ 3 thể hiện điều gì?
H: Những lời thơ nào buồn nhất?
H: Chỉ ra biện ph ...  câu 2 để giải thích cụ thể.
D. 1 câu, 1 cụm từ để giải thích, bổ sung.
5/ Trong đoạn văn có mấy câu cảm và gợi cảm xúc gì? Hãy chép lại những câu cảm đó?
A. 1 câu, chỉ cảm xúc vui thích.
B. 2 câu, chỉ cảm xúc hài lòng.
C. 3 câu, chỉ cảm xúc ngạc nhiên, chấp nhận và sung sướng.
D. 1 câu, chỉ cảm xúc ngạc nhiên.
6/ Câu "Hầu như đột ngột" thuộc loại câu gì?
A. Câu đơn.
B. Câu phủ định.
C. Câu cảm thán.
D. Câu cầu khiến.
8/ Trong 2 câu ca dao:
"Lá xanh lá xanh"
Tác giả dân gian đã lựa chọn trật tự từ ntn và để làm gì?
A. Miêu tả vị trí của sự vật để làm rõ sự vật.
B. Miêu tả từng bộ phận của sự vật để nhận xét về sự vật
C. Miêu tả p/c của sự vật thấy vẻ đẹp của sự vật.
D. Miêu tả từng bộ phận của đối tượng từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong để người đọc ngạc nhiên vì sự thật rõ ràng mà ít ai để ý và chuẩn bị câu kết k/q p/c đặc biệt của đối tượng.
II. Tự luận: (6điểm)
Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ:
" Khi trời trong
 thâu góp gió"
("Quê hương" - Tế Hanh)
B. Đáp án - biểu điểm.
I. Trắc nghiệm: mỗi câu đúng 0,5 điểm
1) C
2) D
3) Trường màu sắc : đen, đỏ.
4) D.
5) D (Tưởng có gì mới! )
6) B.
7) B. 
8) D.
II. Tự luận:
1/ Mở bài (1điểm):
Giới thiệu ngắn gọn bài thơ, đoạn thơ, tác giả nhận xét chung về vẻ đẹp của đoạn thơ.
2/ Thân bài (4 điểm)
a) Tình yêu quê hương làng biển trong sáng, nồng nhiệt giúp tác giả hình dung trong trí nhớ cảnh làng chài trong buổi ban mai đi đánh cá như là bức tranh cụ thể trước mắt (1,5)
b) Phân tích vẻ đẹp của các hình ảnh: chiếc thuyền như con tuấn mã đè sóng biển ra khơi, đặc biệt là hình ảnh cánh buồm - mảnh hồn làng đã thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật thành công của nhà thơ (1,5)
c) Cảm nhận riêng của người viết (1điểm).
3/ Củng cố: Thu bài: 5'
- GV thu bài, nhận xét ý thức trong giờ kiểm tra.
4/ HDVN: Chuẩn bị nội dung chương trình địa phương (Phần tiếng việt).
G: 17/05 (8B, C, D)
Tiết 137: Chương trình địa phương.
(phần tiếng việt)
A. Giúp hs ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô.
- Rèn luyện cho hs kỹ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng "vai" và đúng màu sắc địa phương.
- Tích hợp các văn bản văn học đã học, tích hợp dọc với các bài tiếng việt về hành động nói va hội thoại.
B. Chuẩn bị
GV: Giáo án, bảng phụ.
HS: Ôn tập, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra: 5' kết hợp trong giờ học.
3/ Bài mới: 37'
Hoạt động của thày trò
- GV hướng dẫn hs ôn tập về từ ngữ xưng hô, cách xưng hô.
H: Tìm hiểu khái niệm xưng hô? (xưng là gì? hô là gì?
H: Những loại từ ngữ nào có thểdùng làm từ ngữ xưng hô? cho ví dụ về các từ ngữ xưng hô thường gặp?
H: Trong xưng hô, giao tiếp có thể có những quan hệ nào?
GV: Lưu ý trong giải thích phải luôn chú ý đến các "vai" xh trong giao tiếp.
- HS đọc đoạn văn;
H: Xác định từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích?
H: Từ ngữ xưng hô nào không phải là từ ngữ toàn dân, nhưng cũng không phải là từ ngữ địa phương? Tại sao?
- GV xác định tìm những từ ngữ xưng hô ở địa phương BG và mở rộng ở các địa phương khác.
H: Cho biết từ ngữ xưng hô địa phương có thể dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp nào?
1/ Ôn tập về từ ngữ xưng hô:
a) Xưng hô:
- Xưng: Người nói tự gọi mình.
- Hô: Người nói gọi người đối thoại (người nghe)
b) Dùng từ ngữ xưng hô:
- Dùng đại từ trỏ người: tôi, chúng tôi, mày, nó , ta, mình
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và 1 số danh từ chỉ nghề nghiệp chức tước: ông, bà, anh, chị, chủ tịch, nhà giáo
c) Quan hệ xưng hô:
- Quan hệ quốc tê: Giao tiếp đối ngoại.
- Quan hệ quốc gia: Giao tiếp trong cơ quan Nhà nước, trường học
- Quan hệ xh: Giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội
2/ Bài tập:
a) Bài 1: Xác định từ xưng hô đph:
- "U": dùng để gọi mẹ.
- Từ xưng hô "mợ" không phải là từ ngữ toàn dân, nhưng cũng không phải là từ ngữ địa phương vì nó thuộc lớp từ biệt ngữ xã hội.
b) Tìm từ xưng hô ở địa phương em và địa phương khác.
- U, bầm, bủ (mẹ), thầy (cha) => BG.
- Mi (mày), choa (tôi) => Nghệ tĩnh.
- Eng (anh), ả (chị) => Huế.
-Tau (tao), mầy (mày) => NTB.
- Tui (tôi), ba (cha), ổng (ông ấy) => NB.
c) Từ ngữ xưng hô địa phương được dùng trong những phạm vi giao tiếp hẹp như: ở địa phương
- Dùng trong tác phẩm văn học ở một mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm.
- Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế, quốc gia (nghi thức trang trọng)
=> GV hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu mục 4 SGK.
- Trong TV có 1 số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
4/ Củng cố: 2'
Nhận xét cách dùng từ ngữ xưng hô trong Tiếng việt.
5/ HDVN: Ôn tập chuẩn bị bài thi HKII.
G: 17/05 (8B); 18/05 (8C, D)
Tiết 138: Luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của 1 văn bản thông báo, từ đó nâng cao năng lực viết thông báo cho hs.
- Rèn kỹ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu.
- Tích hợp vớ các kiểu văn bản điều hành đã học: tường trình, báo cáo, đề nghị.
B. Chuẩn bị: 
GV: Giáo án, bảng hệ thống, so sánh 4 loại văn bản điều hành.
HS: Ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
3/ Bài mới: 37'
Hoạt động của thày trò
H: Những tình huống nào cần làm văn bản thông báo?
H: Khi xác định làm văn bản thống báo cần chú ý những vấn đề gì?
H: Hãy so sánh văn bản tường trình với văn bản thông báo?
HĐ2
- HS đọc - nêu yêu cầu BT1
GV hướng dẫn hs trong 3 tình huống trong SGK. Hãy lựa chọn các văn bản phù hợp với từng tình huống đó.
H: Cho biết chủ thể tạo lập văn bản đó là ai?
H: Đối tượng mà văn bản đó hướng tới là ai?
H: Nội dung chính của văn bản là gì?
- Chia nhóm thảo luận.
- HS đọc, nêu yêu cầu BT2
Chia nhóm thảo luận, tìm chỗ sai của văn bản, sửa những chỗ sai đó.
- HS đọc, nêu yêu cầu BT3
- GV yêu cầu mỗi hs tự tìm cho mình ít nhất 3 tình huống.
- GV yêu cầu 1-3 hs trình bày.
- HS nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc , nêu yêu cầu BT4
- Yêu cầu mỗi hs tự chọn 1 tình huống tạo lập văn bản thông báo cho phù hợp chính xác.
Nội dung chính
I. Ôn tập lý thuyết:
1/ Tình huống làm văn bản thông báo:
- Chủ thể thông báo.
- Đối tượng thông báo.
- Nguyên nhân điều kiện làm thông báo.
- Nội dung thông báo.
- Hình thức, bố cục của thông báo.
2/ So sánh văn bản tường trình - văn bản thông báo.
II. Luyện tập:
1/ Bài 1: Lựa chọn văn bản thích hợp:
a) Văn bản thông báo.
- Hiệu trưởng viết thông báo.
- Cán bộ, giáo viên học sinh toàn trường nhận đọc thông báo.
- Nội dung k/h tính chất lễ kỷ niệm SNBH.
b) Văn bản báo cáo.
c) Văn bản thông báo
2/ Bài 2: Phát hiện lỗi sai trong văn bản thông báo:
- Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo.
- ND thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: TG kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
3/ Bài 3: Tìm thêm những tình huống cần viết văn bản thông báo:
- Thông báo thu các khoản tiền đầu năm học.
- Thông báo về tình hình học tập và rèn luyện của hs cá biệt trong tuần.
- Thông báo về kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long - Quảng Ninh.
4/ Bài 4: Chọn 1 trong các tình huống cụ thể vừa nêu trên để viết văn bản thông báo.
4/ Củng cố: 2'
Củng có cách làm văn bản thông báo .
5/HDVN: Ôn tập cách làm văn bản thông báo, tường trình.
G: 17/05 (8B); 18/05 (8C); 20/05 (8D)
Tiết 139: Ôn tập phần tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng phần TLV đã học trong năm, hs nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết k/h miêu tả, biểu cảm trong tự sự, miêu tả, biểu cảm tự sự trong văn nghị luận.
- Rèn hs kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, viết đoạn văn, phát triển đoạn văn theo kiểu loại chủ đề.
- Tích hợp: Phần ôn tập phần văn và phần tiếng việt.
B. Chuẩn bị: 
GV: Giáo án, bảng phụ.
HS: Ôn tập theo hệ thống câu hỏi (SGK)
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra: k/h trong giờ ôn tập.
3/ Bài mới: 37'
Hoạt động của thày trò
HĐ1
H: Em hiểu thế nào về tính thống nhất của 1 văn bản?
H: Tính thống nhất của 1 văn bản thể hiện rõ nhất ở đâu?
H: Chủ đề của văn bản là gì? (Phân biệt với câu chủ đề?)
H: Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện ntn và có tác dụng gì?
H: Thế nào là văn bản tự sự?
H: Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?
H: Làm thế nào để tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả?
H: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm tham gia vào văn bản tự sự như thế nào? Đóng vai trò gì?
H: Văn thuyết minh là gì? Đặc điểm của kiểu bài văn này?
H: Nêu các kiểu bài văn thuyết minh thường gặp?
H: Cho biết bố cục thường thấy của bài văn thuyết minh?
H: Những yếu tố quan trọng trong văn bản nghị luận là gì?
H: Luận điểm là gì?
H: Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm có vai trò ntn trong văn nghị luận?
H: Lớp 8, học những văn bản điều hành nào?
H: Đặc điểm của từng văn bản đó?
HĐ2
- GV yêu cầu hs vận dụng kiến thức lý thuyết làm BT SGK.
Nội dung chính
I. Nội dung ôn tập
1/ Tính thống nhất của văn bản.
- Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt.
- Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề, trong nhan đề văn bản, trong các đề mục
- Tính thống nhất về chủ đề khi biểu đạt chủ đề xác đinh, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, đoạn trong văn bản => tập trung làm sáng tỏ và nổi bật chủ đề của văn bản.
2/ Tóm tắt văn bản tự sự:
- Văn bản tự sự : Là văn bản kể chuyện, trong đó bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện, nhân vật, sự việc
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu phân tích
- Tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả:
+ Đọc kỹ tác phẩm, nắm nội dung chính.
+ Đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm làm cho câu chuyện, sự việc và nhân vật thêm cụ thể, sinh động.
3/ Văn bản thuyết minh:
- Kiểu văn bản thuyết minh: 
+Thuyết minh về người.
+ Thuyết minh về vật.
+ Thuyết minh về đồ vật.
+ Thuyết minh về phương pháp cách thức.
+ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Bố cục bài thuyết minh:
4/ Văn bản nghị luận:
- Luận điểm: Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm => Những yếu tố trên đóng vai trò hỗ trợ tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận.
5/ Văn bản điều hành.
- Văn bản tường trình.
- Văn bản thông báo.
II. Luyện tập:
- Bài tập (SGK)
4/ Củng cố: 2'
GV củng cố những kiến thức phần TLV.
5/ HDVN: Ôn tập các kiến thức phần TLV.
G: 20/05 (8B, C, D)
Tiết 140: Trả bài kiểm tra tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 k2.doc