Giáo án học kì II môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Xuân Tân

Giáo án học kì II môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Xuân Tân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày và xác định được vị trí tiếp giáp của Việt Nam.

- So sánh được những thay đổi của nước ta trước và sau đổi mới.

- Liên hệ thực tế ngày nay và chỉ ra được những thành tựu của nước ta từ khi đổi mới.

- Trình bày được nội dung chương trình địa lí Việt Nam và đưa ra được những phương pháp học tập địa lý Việt Nam hiệu quả.

2. Kĩ năng

- Xác định được vị trí của Việt Nam trên bản đồ.

- Rèn kỹ năng đọc bảng số liệu về tỷ trọng các ngành kinh tế.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học

- Tôn trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 

docx 228 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì II môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Xuân Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần ........ - Ngày soạn: . 
PPCT: Tiết ................ 
BÀI 22 . VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và xác định được vị trí tiếp giáp của Việt Nam. 
- So sánh được những thay đổi của nước ta trước và sau đổi mới.
- Liên hệ thực tế ngày nay và chỉ ra được những thành tựu của nước ta từ khi đổi mới.
- Trình bày được nội dung chương trình địa lí Việt Nam và đưa ra được những phương pháp học tập địa lý Việt Nam hiệu quả.
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí của Việt Nam trên bản đồ.
- Rèn kỹ năng đọc bảng số liệu về tỷ trọng các ngành kinh tế.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học
- Tôn trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ.
+ Năng lực sử dụng bảng thống kê.
+ Năng lực nhận xét biểu đồ.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, hình vẽ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ khu vực Đông Nam Á.
- Tranh ảnh Việt Nam xưa và nay.
- Hình ảnh về tự nhiên, văn hóa – xã hội Việt Nam.
- Các phiếu câu hỏi trò chơi.
- Giấy A3 ép nhựa cứng làm bảng nhóm.
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat Địa lí VN
- SGK
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Việt Nam trên bản đồ thế giới
Trình bày được vị trí tiếp giáp của Việt Nam
Xác định được vị trí tiếp giáp của Việt Nam trên bản đồ
Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
- Trình bày được những khó khăn của nước ta trước đổi mới.
- Trình bày được những thành tựu của nước ta sau đổi mới.
 - Phân tích được hình ảnh Việt Nam trước và sau đổi mới.
Nhận xét được bảng số liệu.
So sánh được những thay đổi của nước ta trước và sau đổi mới.
Liên hệ được thực tế Việt Nam ngày nay.
Cách học địa lý Việt Nam hiệu quả
Nêu được nội dung chương trình Địa lí Việt Nam
Phân tích hình ảnh, hình vẽ
Tìm ra được những phương pháp học địa lí hiệu quả.
Áp dụng các phương pháp đã tìm được để học địa lí.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tình huống xuất phát (10 phút)
1. Mục tiêu
- HS có thể liên hệ được kiến thức của bài mới.
- Gây hứng thú cho HS trước bài mới.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nhóm, trò chơi
3. Phương tiện
- Bộ câu hỏi trò chơi “Đi tìm công chúa”
- Phiếu trả lời 
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. GV phổ biến trò chơi “Đi tìm công chúa”: Có 1 nàng công chúa bị mất tích, hoàng tử đang đi tìm công chúa, dựa vào những gợi ý cô cho, các nhóm hãy giúp hoàng tử tìm xem công chúa đang ở đâu. Nhóm nào tìm ra vị trí của công chúa đúng và ở những gợi ý ít nhất sẽ là nhóm cao điểm nhất. 
+ Có 4 gợi ý nơi công chúa đang ở. Khi GV đọc hoặc chiếu gợi ý, các nhóm sẽ viết vị trí của công chúa đang ở vào phiếu GV phát sẵn. 
+ Mỗi câu trả lời trong vòng 30s. Sau 30s, GV đọc hoặc chiếu gợi ý tiếp theo. 
+ Tới gợi ý nào, các nhóm cứ viết câu trả lời vào phiếu. 
+ Hết cả 4 gợi ý và sau khi thu lại phiếu của các nhóm, GV mới công bố đáp án. 
+ GV đọc gợi ý 1: Trong vòng 30s, HS thảo luận và ghi nhanh vị trí mà nhóm nghĩ là công chúa đang ở đó vào phiếu trả lời. Nếu không có câu trả lời thì để trống.
+ GV tiếp tục đọc gợi ý 2: Trong vòng 30s, HS thảo luận và ghi nhanh vị trí mà nhóm nghĩ là công chúa đang ở đó vào phiếu.
+ Tương tự như vậy cho đến gợi ý số 4, các nhóm sẽ kết luận xem công chúa đang ở đâu. Nếu không có câu trả lời thì để trống.
+ GV thu lại các phiếu của các nhóm, nhóm nào tìm ra vị trí của công chúa ở gợi ý đầu tiên sẽ được 40 điểm, gợi ý thứ 2 được 30 điểm, gợi ý thứ 3 được 20 điểm và gợi ý thứ 4 được 10 điểm. 
+ Lưu ý: GV sẽ dựa vào kết luận và đối chiếu xem nhóm đó tìm ra vị trí công chúa ở gợi ý số mấy để tính điểm cho các nhóm. Mục đích GV không loại trừ các nhóm trả lời sai ngay từ đầu là để các em vẫn tập trung vào những gợi ý, thu hút các em vào trò chơi và cho các em cơ hội trả lời. 
+ HS sẽ tiếp tục có những hoạt động để tính điểm, cuối giờ GV sẽ cộng điểm các nhóm lại, nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm chiến thắng.
Stt
Gợi ý:
1
Công chúa đang ở một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. 
2
Quốc gia này gắn liền với lục địa Á - Âu, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á.
3
Quốc gia này gia nhập ASEAN từ tháng 7/1995
4
Phía Bắc giáp TQ, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía đông giáp biển Đông.
Phiếu trả lời
Gợi ý 1
Nơi công chúa ở..
Gợi ý 2
Nơi công chúa ở..
Gợi ý 3
Nơi công chúa ở..
Gợi ý 4
Nơi công chúa ở..
Kết luận: Công chúa đang ở ..
- Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, điều khiển trò chơi và ổn định trật tự lớp.
- Bước 3: Kết thúc trò chơi. GV ổn định lớp. GV vinh danh nhóm chiến thắng và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, công chúa đang ở Việt Nam. Để tìm hiểu sâu hơn về Việt Nam – đất nước của chúng ta thì các em sẽ cùng đi vào bài học hôm nay. Những gợi ý cô đưa ra cũng chính là nội dung chính của phần 1 trong bài học này.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về Việt Nam trên bản đồ thế giới (8 phút)
1. Mục tiêu
- Xác định được vị trí của Việt Nam trên bản đồ Thế giới và bản đồ các nước ĐNÁ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trực quan, đặt câu hỏi 
3. Phương tiện
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á.
- Hình ảnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội của Việt Nam.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chiếu hoặc treo bản đồ các nước trên thế giới và bản đồ khu vực Đông Nam Á lên bảng. Yêu cầu các nhóm lên bảng xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ, đảm bảo trả lời được các câu hỏi sau:
+ Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào?
+ Việt Nam có chung biên giới trên đất liền và trên biển với những quốc gia nào?
- Bước 2: GV chuẩn xác và xác định nhanh vị trí của Việt Nam trên bản đồ.
- Bước 3: GV chiếu nhanh cho HS xem một số hình ảnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội của Việt Nam.
+ Về tự nhiên
+ Về văn hóa – xã hội
Nội dung phần 1 - Việt Nam trên bản đồ Thế giới
- Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Việt Nam gắn liền với lục địa Á - Âu, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á. 
- Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía đông giáp biển Đông.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
(13 phút)
1. Mục tiêu
- So sánh được những thay đổi của nước ta trước và sau đổi mới.
- Liên hệ thực tế ngày nay và liệt kê được những thành tựu của nước ta từ khi đổi mới.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nhóm, đặt câu hỏi.
3. Phương tiện
- Hình ảnh Việt Nam xưa và nay
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh trước và sau đổi mới, yêu cầu HS dựa vào những hình ảnh đó hãy nhận xét về hình ảnh Việt Nam xưa và nay.
+ Việt Nam xưa: 
Nạn đói 1945
Các chị em đang đãi gạo thổi cơm
Người dân đang cấy lúa
Những người ở Hà Nội gánh tre đi bán
Link tham khảo: https://hinhanhvietnam.com/anh-hiem-ve-cuoc-song-cua-nguoi-viet-nam-xua/
Việt Nam ngày nay: 
- Bước 2: HS trả lời.
- Bước 3: GV chiếu bảng số liệu sau: yêu cầu HS nhận xét. 
Bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành của 
Việt Nam qua các năm
(Đơn vị: %)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Năm 1990
Năm 2010
Năm 2014
Năm 1990
Năm 2010
Năm 2014
Năm 1990
Năm 2010
Năm 2014
38,7
21,0
19,7
22,7
36,7
36,9
38,6
42,3
43,4
- Bước 4: GV yêu cầu các nhóm thảo luận và và rút ra những thành tựu của Việt Nam sau công cuộc đổi mới trong 3 phút, viết vào bảng nhóm. Nhóm nào viết đúng và nhiều nhất được 40 điểm, nhóm đứng thứ 2 được 30 điểm, nhóm đứng thứ 3 được 20 điểm và nhóm đứng thứ 4 được 10 điểm. (GV cộng tiếp điểm cho các nhóm kể từ hoạt động xuất phát).
Nội dung phần 2 - Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
- Khó khăn: chiến tranh tàn phá, nề nếp sản xuất cũ kém hiệu quả. 
- Đường lối: xây dựng nền kinh tế - xã hội theo con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN. 
- Kinh tế xã hội có nhiều thành tựu nổi bật kể từ khi đổi mới năm 1986:
+ Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực.
+ Đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện.
- Mục tiêu: năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách học địa lý Việt Nam hiệu quả (7 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được nội dung chương trình địa lí Việt Nam.
- Đưa ra được những phương pháp học tập địa lý Việt Nam hiệu quả.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm, đặt câu hỏi
3. Phương tiện
- Hình ảnh, hình vẽ minh họa, giấy trắng A3 ép nhựa cứng làm bảng nhóm.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu HS lật phần mục lục trong SGK địa lí 8. Yêu cầu HS nhận xét phần 2: Địa lí Việt Nam học về những nội dung gì?
- Bước 2: GV gọi 1 hoặc 2 HS trả lời. GV nhận xét và tổng kết: Để học về đất nước Việt Nam, chúng ta sẽ được tìm hiểu về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong chương trình Địa lí 8, các em sẽ tìm hiểu về tự nhiên của Việt Nam, lên lớp 9 các em sẽ tìm hiểu về kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vậy có những cách nào để học địa lí Việt Nam hiệu quả? Các em sẽ chơi trò chơi sau:
GV cho HS chơi trò chơi đoán từ khóa dựa vào hình ảnh. GV chiếu hình ảnh, trong vòng 45s, các nhóm viết từ khóa vào bảng nhóm, hết giờ các nhóm giơ bảng lên. GV chiếu đáp án. Nhóm nào trùng với đáp án hoặc đáp án tương tự sẽ được 10 điểm. Nhóm nào sai sẽ không có điểm.
 LÀM BÀI TẬP
KHAI THÁC ATLAT
ĐỌC SÁCH (TÌM HIỂU THÔNG TIN/ SƯU TẦM TƯ LIỆU)
DU LỊCH (THỰC ĐỊA/KHẢO SÁT THỰC TẾ)
NGHIÊM TÚC HỌC TẬP (TẬP TRUNG NGHE GIẢNG)
- Bước 3: HS thực hiện trò chơi. GV quan sát, hướng dẫn các nhóm.
- Bước 4: Kết thúc trò chơi. GV nhận xét và giới thiệu: Các từ khóa các em vừa tìm được cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa học tốt địa lí Việt Nam.
Nội dung phần 3 - Cách học địa lý Việt Nam hiệu quả
- Đọc, hiểu và làm tốt các bài tập trong SGK.
- Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam.
- Sưu tầm các tư liệu, khảo sát thực tế...
C. Hoạt động luyện tập (6 phút)
1. Mục tiêu
- Kể tên và phân tích được một số bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm
3. Phương tiện
Bảng nhóm
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu 4 nhóm liệt kê các bài thơ, bài hát hoặc bài ca dao ca ngợi đất nước Việt Nam trong 2 phút. 
+ Các nhóm ghi vào bảng nhóm. Hết giờ GV yêu cầu các nhóm dừng bút, đại diện từng nhóm đứng lên trình bày kết quả. 
+ Nhóm ... kiến thức nhằm đề xuất giải pháp cho việc bảo tồn và phát triển bền vững miền tự nhiên 
- Trân trọng những giá trị độc đáo của miền
- Phát triển khả năng phán đoán, phản biện
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu vấn đề , trực quan
- Kĩ thuật dạy học: Động não
3. Phương tiện: Video
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV cho HS xem video sau bài hát: Đi để trở về. Quay toàn cảnh vùng Bắc Trung bộ.
Đường link: https://www.youtube.com/watch?v=w_e_VgMbZP4
Bước 2: HS xem video và trả lời những câu hỏi sau
Em có suy nghĩ gì khi xem video trên?
Đứng trước biển đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, theo em các tỉnh thành Miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ nước ta nói riêng và cả nước nói chung cần có những hành động tích cực nào?
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (3 phút)
1. Mục tiêu
- Viết báo cáo ngắn về hiện trạng tự nhiên của miền
- Đánh giá lại thế mạnh và hạn chế nổi bật của miền
- Phát triển năng lực viết luận và phân tích của HS
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Tự học, Nghiên cứu, tổng hợp
3. Phương tiện: SGK, Tài liệu, link tham khảo
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Viết một bài báo cáo ngắn không quá 200 chữ
+ Cấu trúc 3 phần rõ ràng
+ Có hình ảnh minh họa, kích thước 4x6, kh6ng quá 4 hình cho toàn bài
+ Viết ngắn gọn, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, bám sát nội dung trọng tâm, không sai chính tả
+ Nộp vào tuần sau
- Bước 2: Hỏi đáp
V. RÚT KINH NGHIỆM
PHỤ LỤC
HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU
Sơn Đoòng
Hoàng Liên Sơn
Biển Sầm Sơn
Mộc Châu
Ruộng bậc thang Sapa
VQG Bạch Mã
Phá Tam Giang
Lòng hồ sông Đà
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
Bài 43. MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng. 
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí vùng.
- Phân tích và giải thích được các đặc điểm tự nhiên nổi bật của vùng.
- Đề xuất giải pháp khai thác tài nguyên hiệu quả
2. Kĩ năng
- Kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ.
- Phân tích các yếu tố tự nhiên, các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên thông qua lược đồ, tranh ảnh.
3. Thái độ
- Đánh giá cao những tài nguyên của vùng, đặc biệt có ý nghĩa trong phát triển kinh tế đất nước.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về miền Nam trung bộ và Nam bộ.
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh.
- Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: giữa địa hình với các thành tố tự nhiên khác. 
- Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Máy tính, máy chiếu.
- Giáo án. Phiếu học tập. 
- Tư liệu bài dạy.
2. Chuẩn bị của HS
- Đồ dùng học tập.
- Tìm hiểu về miền Nam trung bộ và Nam bộ
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Mô tả được vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng. 
Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí vùng.
Phân tích và giải thích được các đặc điểm tự nhiên nổi bật của vùng
Đọc lược đồ, Atlat nhằm đánh giá các mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên
Đề xuất giải pháp khai thác tài nguyên hiệu quả
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo tinh thần hứng khởi khi bắt đầu bài mới
- Liên hệ kiến thức bài khí hậu để HS có sự so sánh 2 miền
- Vận dụng hiểu biết thực tiễn của HS
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đàm thoại, động não
3. Phương tiện
- Hình ảnh hoa mai và hoa đào
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV đặt câu hỏi định hướng cho HS: 
+ Lắng nghe đoạn ca khúc và hãy cho biết sự khác biệt về thiên nhiên 2 miền Nam – Bắc
+ Tết quê em có Đào hay Mai?
+ Tại sao ở Miền Nam không thấy bóng dáng Hoa Đào?
- Bước 2: GV hát 1 đoạn trong bài “Gửi nắng cho em”
- Bước 3: HS trả lời, GV chốt ý và dẫn dắt vào bài
Hoa đào
Hoa mai
GV vào bài: cảnh sắc thiên nhiên ở mỗi vùng miền nước ta khác nhau. Nếu như miền Bắc ta cảm nhận được cái se lạnh khi đông về thì ở miền Nam lại đón 1 cái tết chan hòa ánh nắng. Sự khác biệt của 2 miền không chỉ ở khí hậu mà nó còn thể hiện ở các đặc điểm khác về tự nhiên. Sự khác biệt đó thể hiện như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài học ngày hôm nay...
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng (5 phút)
1. Mục tiêu
- Xác định và mô tả được vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng. 
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí vùng.
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm và sử dụng các phương tiện trực quan
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Trực quan
3. Phương tiện
	- Mảnh ghép
	- Bút màu
4. Tiến trình hoạt động
Nhiệm vụ 1: Xác định vị trí của vùng
Bước 1: GV cho HS chơi trò chơi “ Bạn tài giỏi – Tôi cũng thế”
GV đưa ra thể lệ trò chơi
Chia lớp thành 4 đội.
Mỗi đội nhận được 3 mảnh ghép.
Nhiệm vụ của các đội trong vòng 1 phút phải sắp xếp lại đúng trật tự các mảnh ghép.
Sau đó các đội dùng màu tô các miền tương ứng.
Bước 2: GV cho HS hoạt động theo cặp, yêu cầu HS quan sát Atlat hoàn thành nhanh phiếu học tập sau
Bước 3: GV nêu vấn đề “Với vị trí địa lí như vậy đã ảnh hưởng tới khí hậu của miền như thế nào?” 
Bước 4: HS hoạt động để hoàn thành các câu hỏi của GV
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên 
và tài nguyên thiên nhiên của miền (25 phút)
1. Mục tiêu: Phân tích và giải thích được các đặc điểm tự nhiên nổi bật của vùng.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Trạm, chuyên gia, động não
3. Phương tiện
 - Phiếu học tập
 - Tư liệu các trạm
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Nhóm chuyên gia
GV chia lớp thành 6 nhóm với 2 dãy trạm. Mỗi nhóm sẽ dừng chân ở 1 trạm và hoàn thành nội dung ở phiếu học tập
SƠ ĐỒ CÁC TRẠM
- Tại mỗi trạm, các nhóm sẽ dựa vào thông tin để hoàn thành nhiệm vụ.
- Thời gian làm việc tại mỗi trạm là 10 phút
- Nhóm 1: Tại sao nói “ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là 1 miền nhiệt đới gió mùa, nóng quanh năm, có 1 mùa khô sâu sắc”
TRẠM 1
Câu 1: Hoàn thành các nội dung sau
Câu 2: Nhận xét đường biểu diễn nhiệt độ ở Tp. Hồ Chí Minh khác với Hà Nội như thế nào?
Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm tại Hà Nội
( 5m, 105048'Đ, 21001'B)
Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm tại TP. Hồ Chí Minh
( 11m, 106040'Đ, 10047'B)
Câu 3: Hoàn thành các nội dung sau
Câu 4: Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở 2 miền phía Bắc?
- Phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta?
- Dãy Bạch Mã nằm ở đâu? Có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của gió mùa Đông Bắc tới miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
Câu 4: Mùa khô kéo dài gây ra những hậu quả gì? Đặt tên cho những bức ảnh sau để thấy được hậu quả mà mùa khô kéo dài ở miền Nam trung Bộ và Nam Bộ gây ra?
- Nhóm 2: Phân tích đặc điểm địa hình của miền? Giải thích?
TRẠM 2
Câu 1: HS quan sát lược đồ, điền nhanh các dạng địa hình tương ứng vào dấu
Sau đó đếm tổng của từng dạng địa hình. Dựa vào hình cho biết dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất, dạng địa hình nào chiếm diện tích nhỏ nhất?
Câu 2: So sánh đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long bằng cách tích dấu hoặc dấu vào các ô dưới đây sao cho hợp lí.
- Nhóm 3: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của miền.
TRẠM 3
Câu 1: Gắn các thẻ học dưới đây vào sơ đồ tư duy để thấy được các tài nguyên của miền
THẺ HỌC
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Câu 2: Để phát triển bền vững, khi khai thác các nguồn tài nguyên của miền chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3: Tìm hiểu những khó khăn do thiên tai gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn này? (Mỗi thành viên trong nhóm viết 1 khó khăn và 1 giải pháp)
Bước 2: Nhóm mảnh ghép
- GV tách 6 nhóm chuyên sâu thành 6 nhóm mảnh ghép. Mỗi nhóm mảnh ghép phải có đủ đại diện các thành viên ở nhóm chuyên sâu. Lưu ý: Ghép trên cùng dãy, không ghép khác dãy để tránh đi lại xáo trộn nhiều.
- Nhóm mảnh ghép ngồi lại với nhau và hoàn thành nhiệm vụ mới của giáo viên: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Bước 3: HS tiến hành trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra các câu hỏi để hỗ trợ cho HS
Bước 4: GV cử đại diện các nhóm lên treo kết quả của nhóm lên bảng. Từng nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung. 
GỢI Ý SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
C. Hoạt động luyện tập 
1. Mục tiêu
Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa nắm vững
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu vấn đề 
- Kĩ thuật dạy học: động não
3. Phương tiện: Video
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV cho HS xem video sau
Đường link: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/nong-nghiep-viet-nam-truoc-nguy-co-bi-ngap-truoc-tac-dong-muc-nuoc-bien-dang -100cm-5922.html
Bước 2: HS xem video và trả lời những câu hỏi sau
Em có suy nghĩ gì khi xem video trên?
Đứng trước biển đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, theo em các tỉnh thành phía Nam nước ta nói riêng và cả nước nói chung cần có những hành động tích cực nào?
Giáo viên mở rộng: Hiện nay gần 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập nếu mực nước biển dâng 100cm, theo tính toán tác động biến đổi khí hậu do bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học 
1. Mục tiêu
 - Học sinh vận dụng để giải quyết một số bài tập
 - Phát triển năng lực sáng tạo và ngôn ngữ của HS
 - HS tự hào về Tổ quốc 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Động não, tự học
3. Phương tiện: Maket ý tưởng
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
GV Chia lớp làm 4 nhóm
+ Nhóm 1,4: Giả định, nếu 1 ngày toàn bộ lãnh thổ phía Nam chìm sâu dưới biển. Hãy là người đi kiến tạo vùng đất mới. Nhóm lên ý tưởng bản giấy về cuộc hành trình này nhé!
Tiêu chí đánh giá: Sự sáng tạo trong thể hiện sản phẩm; Nội dung – tính logic; Hình vẽ/icon thể hiện liên quan chặt chẽ đến nội dung
+ Nhóm 2,3: Chương trình “ Cùng tôi về đất Phương Nam”. Chúng mình cùng làm clip về những địa danh, con người vùng đất xinh đẹp này nhé! 
Tiêu chí đánh giá: Thời gian không quá 3 phút; Nội dung thể hiện vẻ đẹp của miền tự nhiên; Phần thuyết minh rõ ràng, bám sát hình ảnh, lời thuyết minh lôi cuốn hấp dẫn; Có phần giới thiệu, kết với tác giả rõ ràng.
Bước 2: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV.
V. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_ki_ii_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2017_2018_truong.docx