Giáo án học kì I môn Mỹ thuật Lớp 8 - Năm học 2021-2022

Giáo án học kì I môn Mỹ thuật Lớp 8 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, công dụng và phương pháp trang trí quạt giấy.

2. Về năng lực: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân.

3. Về phẩm chất: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn kiểu dáng, biết cách chọn họa tiết, màu sắc phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của quạt. Sắp xếp bố cục hài hòa. Học sinh yêu thích môn học, yêu vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống, phát huy khả năng sáng tạo và tư duy trừu tượng.

 

doc 69 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì I môn Mỹ thuật Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	Ngày soạn: 15/9/2021
Tiết: 1	Ngày dạy: 20/9/2021
Bài 1: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ QUẠT GIẤY
Môn học: Mỹ thuật; lớp: 8.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, công dụng và phương pháp trang trí quạt giấy.
2. Về năng lực: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân.
3. Về phẩm chất: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn kiểu dáng, biết cách chọn họa tiết, màu sắc phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của quạt. Sắp xếp bố cục hài hòa. Học sinh yêu thích môn học, yêu vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống, phát huy khả năng sáng tạo và tư duy trừu tượng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Đồ dùng mĩ thuật 8, 1 vài quạt giấy và 1 số loại quạt khác có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau.
- Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành trang trí quạt giấy. Chọn bài vẽ của học sinh năm trước ( nếu có). Bài vẽ của các học sinh năm trước.
2. Học sinh: Sưu tầm hình ảnh các loại quạt. Giấy, bút chì, compa, màu vẽ, tẩy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV-HS
 Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
2. Nội dung: GV giới thiệu bài mới.
3. Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu.
3. Tổ chức thực hiện
Vào bài mới.
Quạt giấy là đồ vật thường dùng của mỗi gia đình, quạt có tác dụng quạt mát và dùng để trang trí cho đẹp. Để tạo ra một chiếc quạt giấy đẹp mỗi học sinh chúng ta hãy cùng cô tìm hiểu và trang trí một chiếc quạt giấy.
HOẠT ĐỘNG 2:  Hình thành kiến thức mới. (10 phút)
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
1. Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu cách sắp xếp vật mẫu, đặc điểm của quạt giấy
2. Nội dung: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp , gợi mở , cá nhân, trực quan, DH khám phá, thảo luận nhóm 
3. Sản phẩm: HS nêu khái niệm và đặc điểm của quạt giấy
4. Tổ chức thực hiện
- Quan sát một số quạt có hình dáng và trang trí khác nhau, nhận xét:
? Tác dụng của quạt giấy?
- Quạt mát, biểu diễn nghệ thuật, trang trí.
? Có những loại chất liệu dùng để làm quạt nào?
- Nhiều chất liệu khác nhau.
? Quạt giấy có dạng hình gì? Được làm như thế nào?
- Nhiều hình dạng, làm bằng nan tre, bồi giấy 2 mặt
? Cách làm quạt giấy? 
? Quạt giấy được trang trí như thế nào? 
- Trang trí bằng hoạ tiết hoa văn cách điệu, tranh phong cảnh, cảnh sinh hoạt của con người.
? Màu sắc? 
- Màu sắc phong phú, phù hợp với hoạ tiết
*Dự kiến tình huống phát sinh: em có thể dùng giấy màu cắt dán chiếc quạt giấy, hoặc em có thể tìm mua những nguyên liệu để làm quạt giấy rất tốt, cô sẽ hướng dẫn các em làm nếu các em thích.
HS thực hiện các yêu cầu của GV
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
- Em hãy tóm lại những đặc điểm cơ bản của quạt giấy?
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
- GV nhắc nhở HS khi vẽ cần quan sát kỹ để vẽ hình cho chính xác.
I. Quan sát, nhận xét
- Quạt có nhiều loại: Quạt giấy, quạt nan, quạt mo...
- Quạt giấy có dạng nửa hình tròn, 
làm bàng nan tre bồi giấy hai mặt
- Quạt giấy dùng trong cuộc sống hàng ngày để quạt; dùng trong biểu diễn nghệ thuật; dùng để trang trí...
Hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí quạt giấy
1. Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách tạo dáng và trang trí quạt giấy
2. Nội dung: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp , gợi mở , cá nhân, trực quan, DH khám phá, thảo luận nhóm
3. Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước
4. Tổ chức thực hiện
- GV hướng dẫn cách tạo dáng
- Quạt giấy có hình gì?
- Hình bán nguyệt
- Có thể trang trí quạt giấy theo những thể thức nào?
- Sau khi xác định hình dáng ta phải làm gì?
* Hướng dẫn HS tạo dáng quạt.
- GV cho HS xem một số mẫu quạt và gợi ý để HS lựa chọn hình dáng quạt theo ý thích.
- HS xem một số mẫu quạt và và lựa chọn hình dáng quạt theo ý thích.
- GV vẽ minh họa. Nhắc nhở HS chú ý đến tỷ lệ để quạt có hình dáng thanh mảnh, nhẹ nhàng.
- HS quan sát GV vẽ minh họa.
* Hướng dẫn HS trang trí quạt.
+ Hướng dẫn HS vẽ mảng.
- GV cho HS quan sát mẫu quạt, yêu cầu HS nêu nhận xét cụ thể về cách sắp xếp các hình mảng trên quạt.
- HS quan sát mẫu quạt và nêu nhận xét cụ thể về cách sắp xếp các hình mảng trên quạt.
- GV vẽ minh họa, nhắc nhở HS khi vẽ mảng cần phải có mảng to, nhỏ, mảng chính, phụ. Có thể sử dụng đường diềm để trang trí cho quạt.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
+ Hướng dẫn HS vẽ họa tiết.
- GV cho HS quan sát và nêu nhận xét về họa tiết trên các mẫu quạt.
- GV gợi mở để HS lựa chọn cách sắp xếp và họa tiết trang trí cho quạt của mình. 
- GV vẽ minh họa. 
+ Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS nhận xét về màu sắc ở một số mẫu quạt. Nhắc nhở HS nên lựa chọn gam màu nhẹ nhàng hay rực rỡ phải tùy thuộc vào mục đích sử dụng của quạt. 
- HS quan sát nhận xét về họa tiết và màu sắc ở một số mẫu quạt.
HS thực hiện các yêu cầu của GV.
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.
II. Tạo dáng và trang trí
1. Tạo dáng
+ Dùng com pa quay hai nửa đường tròn đồng tâm có bán kính khác nhau
+ Dùng thước kẽ hai đường xéo lên 0,5cm
+ Vẽ các nan quạt
2. Trang trí
- Hình thức: đối xứng, không đối xứng, đường diềm.
Chọn họa tiết
Vẽ màu phù hợp.
GV giới thiệu cách trang trí quạt giấy: có nhiều cách: trang trí đối xứng hoặc không đối xứng bằng các học tiết hoa lá hình mảng, bằng tranh.
HOẠT ĐỘNG 3:  Luyện tập (20 phút)
1. Mục tiêu: giúp học sinh thực hành vẽ.
2. Nội dung: thực hành vẽ theo mẫu theo hướng dẫn GV.
3. Sản phẩm: HS trình bày sản phẩm.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS xem bài vẽ của 1 số HS năm trước, sau đó cất đi.
Gợi ý thêm cho HS cách tìm hoạ tiết, tìm màu theo ý thích
GV khuyến khích học sinh vẽ hình, vẽ màu tại lớp
Học sinh làm bài
Gv đi bao quát lớp giúp đỡ hs yếu không làm được bài, hướng dẫn hs làm bài tốt như các bạn khá giỏi
-Trang trí bằng hoạ tiết hoa lá, đường diềm, hoặc bằng 1 bức tranh phong cảnh, cảnh sinh hoạt.
HS thực hiện các yêu cầu của GV
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Trả lời của hs.
4. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên treo 1 số bài vẽ cho học sinh nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- GV khuyến khích học sinh có bài làm tốt, xếp loại giờ học.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, sáng tạo (nếu có) (5 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.
* Phương thức hoạt động: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:    
Tác dụng của quạt giấy? 
- Quạt mát, biểu diễn nghệ thuật, trang trí.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
III. Bài tập
Tạo dáng và trang trí quạt giấy theo ý thích.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút)
1. Tổng kết 
2. Hướng dẫn tự học ở nhà 
- Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành nội dung ghi bài. 
- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài 2 sơ lược về mỹ thuật thời Lê.
Tuần: 2	Ngày soạn: 15/9/2021
Tiết: 2	Ngày dạy: 27/9/2021
Bài 2: Thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI LÊ
Môn học: Mỹ thuật; lớp: 7.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh khái quát về mỹ thuật thời Lê - thời kỳ hưng thịnh của mỹ thuật Việt Nam. 
2. Về năng lực: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân.
3. Về phẩm chất: Học sinh biết được các tác phẩm MT thời Lê. Học sinh hiểu biết yêu quí giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của quê hương. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Một số hình ảnh về công trình kiến trúc, tượng, phù điêu trang trí thời Lê. Sưu tầm ảnh chùa Bút pháp.
2. Học sinh: Đọc trước bài mới, sưu tầm tư liệu về mỹ thuật thời Lê.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV-HS
 Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
2. Nội dung: GV giới thiệu bài mới.
3. Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu.
4. Tổ chức thực hiện
Vào bài mới
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã để lại không ít những thành tựu về các công trình nghệ thuật có giá trị. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về bối cảnh lịch sử và vài nét khái quát về mỹ thuật thời Lê thông qua các loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc trang trí, đồ gốm.
HOẠT ĐỘNG 2:  Hình thành kiến thức mới. (25 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử
HS tự học.
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử
HS tự học.
Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về mỹ thuật thời Lê.
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được sơ lược về mỹ thuật thời Lê.
2. Nội dung: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan, DH khám phá, thảo luận nhóm
3. Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước
4. Tổ chức thực hiện:
- GV chia nhóm học tập và giao nhiệm vụ.
Nhóm 1: Nêu đặc điểm cơ bản và những công trình kiến trúc thời Lê?
Nhóm 2: Nghệ thuật điêu khắc thời Lê có gì nổi bật?
Nhóm 3: Nêu những thành tựu về chạm khắc trang trí thời Lê?
Nhóm 4: Em biết gì về nghệ thuật gốm thời Lê?
- GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận và tóm lại nội dung bài học. 
HS thực hiện các yêu cầu của GV
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.
II. Sơ lược về mỹ thuật thời Lê
1. Nghệ thuật kiến trúc
 a. Kiến trúc cung đình.
- Nhà Lê cho tu sửa lại kinh thành Thăng Long và xây dựng nhiều công trình to lớn như: Điện Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ ngoài ra nhà Lê còn cho xây dựng khu cung điện Lam Kinh tại (Thanh Hóa) quê hương nhà Lê . 
 b. Kiến trúc tôn giáo.
+ Nho giáo: Nhà Lê đề cao Nho giáo nên cho xây dựng miếu thờ Khổng Tử và trường dạy Nho học.
+ Phật giáo: Đến thời Lê Trung Hưng nhiều ngôi chùa được sửa chữa và xây dựng mới như: chùa Keo, chùa Thiên Mụ, chùa Mía, chùa Thầy
2. Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí. 
 a. Nghệ thuật điêu khắc.
- Tượng trịn hình người, thú vật được tạc nhiều và gần với nghệ thuật dân gian. Tượng rồng tạc nhiều ở các thành, bậc điện, các bia đá.
- Tượng Phật bằng gỗ được tạc rất tinh tế đạt đến chuẩn mực như: Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, La hán, Quan Âm thiên phủ
 b. Chạm khắc trang trí.
- Thời Lê có nhiều chạm k ... n.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút)
1. Tổng kết 
2. Hướng dẫn tự học ở nhà 
- Hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong. 
- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài 15 tạo dáng và trang trí mặt nạ tiết 1. Chuẩn bị giấy A4, chì, gôm, màu.
Tuần: 15	Ngày soạn: 15/12/2021
Tiết: 15	Ngày dạy: 28/12/2021
Bài 15: Vẽ trang trí
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ
 (Tiết 1)
Môn học: Mỹ thuật; lớp: 8.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp tạo dáng, trang trí mặt nạ cơ bản.
2. Về năng lực: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân.
3. Về phẩm chất: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình dáng, sắp xếp hình mảng chặt chẽ, thể hiện đường nét, màu sắc hài hòa phù hợp tính cách của nhân vật. Học sinh yêu thích môn học, phát huy tính sáng tạo, cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của trang trí trong đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU	
1. Giáo viên
- Một vài mặt nạ phẳng, cong, hoặc lồi lõm.
- Minh hoạ các bước tạo dáng và trang trí mặt nạ.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
2. Học sinh
- Một số mặt nạ, giấy, chí, tẩy, màu vẽ, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
2. Nội dung: GV giới thiệu bài mới
3. Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu
4. Tổ chức thực hiện
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2:  Hình thành kiến thức mới. (10 phút)
Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
1. Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm và chọn nội dung đề tài
2. Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.
3. Sản phẩm: HS nêu vài nét đặc điểm và chọn nội dung đề tài
4. Tổ chức thực hiện
Gv giới thiệu một số mặt nạ cho hs quan sát nhận xét.
- Mặt nạ thường được dùng để làm gì? Vào những dịp nào?
- Mặt nạ có những hình dáng như thế nào?
- Có những loại mặt nạ như thế nào?
- Hình mảng của mặt nạ như thế nào? 
- Mặt nạ thường được làm bằng những chất liệu gì?
- Màu sắc trang trí mặt nạ như thế nào?
HS thực hiện các yêu cầu của GV
HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
I. Quan sát, nhận xét
- Mặt nạ thường được dùng để trang trí, biểu diễn trên sân khấu, trong lễ hội hay cho thiếu nhi vui chơi vào dịp tết trung thu, 
- Mặt nạ có nhiều hình dáng khác nhau: hình tròn, hình trái xoan, hình vuông,  vừa với mặt người.
- Có nhiều loại mặt nạ: mặt nạ người, mặt nạ thú, được trang trí đẹp. Có loại mặt nạ trông dữ tợn hay hiền lành, hay vui vẻ, hay hài hước, 
- Mặt nạ được cách điệu cao về hình mảng và màu sắc nhưng vẫn giữ được dáng vẻ của hình thực và đặc điểm của nhân vật.
- Mặt nạ thường được làm bằng bìa cứng, nhựa hoặc đan bằng nan sau đó bồi giấy lên khuôn hình
- Mặt nạ được trang trí với màu sắc phù hợp với tính cách, được điểm nhân vật.
Hướng dẫn hs cách tạo dáng và trang trí mặt nạ
1. Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách tạo dáng và trang trí.
2. Nội dung: quan sát, vấn đáp gợi mở và luyện tập.
3. Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước
4. Tổ chức thực hiện
? Theo em để tạo dáng mặt nạ chúng ta phải làm như thế nào. – HS trả lời.
- GV hướng dẫn cách tạo dáng và minh hoạ trên bảng.
- Minh hoạ cách vẽ màu sắc.
HS thực hiện các yêu cầu của GV
HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
II.Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ
1. Tạo dáng mặt nạ
- Chọn loại mặt nạ: phù hợp với khuôn mặt (hình mặt người hoặc mặt con thú,)
- Tìm hình dáng chung: hình tròn, ô van, hình vuông, hình chữ nhật hay đa giác, 
- Tạo dáng cho giống nhân vật định biểu hiện: người hay thú.
- Kẻ trục để vẽ hình cho cân đối. 
2. Trang trí
- Tìm mảng hình trang trí; phù hợp với dáng mặt nạ, tính cách nhân vật định miêu tả (hiền lành, hay độc ác, dữ tợn)
- Vẽ màu: phù hợp với nhân vật, tính cách nhân vật.
 + Vẽ màu nhẹ nhàng với nhân vật hiền, thiện,
 + Vẽ màu sắc tương phản, mạnh mẽ với các nhân vật ác, dữ tợn,
HOẠT ĐỘNG 3:  Luyện tập (20 phút)
1. Mục tiêu: giúp học sinh thực hành vẽ trang trí và tạo dáng
2. Nội dung: thực hành vẽ theo mẫu theo hướng dẫn GV.
3. Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm
4. Tổ chức thực hiện
- GV gợi ý cho HS tìm những ý tưởng bài vẽ của mình: nhân vật nào, hình dáng, đặc điểm, cách sử dụng màu như thế nào?
- HS tự hoàn thiện bài vẽ của mình.
HS thực hiện các yêu cầu của GV
HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Trả lời của hs.
4. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học. 
Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp. 
- Trên bìa sách thường có những nội dung gì?
- Nhắc lại các bước trang trí một mặt nạ?
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, sáng tạo (nếu có) (5 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.
* Phương thức hoạt động: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:    
Nhắc lại cách tìm và chọn nội dung đề tài và cách trang trí một mặt nạ. 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
III. Bài tập
Tạo dáng và trang trí một mặt nạ theo ý thích.
Vẽ trên khổ giấy A4
Hình dáng, màu sắc theo ý thích
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút)
1. Tổng kết 
2. Hướng dẫn tự học ở nhà 
- Hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong. 
- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài 15 tạo dáng và trang trí mặt nạ tiết 2. Chuẩn bị giấy A4, chì, gôm, màu.
Tuần: 16	Ngày soạn: 15/12/2021
Tiết: 16	Ngày dạy: 4/01/2022
Bài 15: Vẽ trang trí
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ
 (Tiết 2)
Môn học: Mỹ thuật; lớp: 8.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp tạo dáng, trang trí mặt nạ cơ bản.
2. Về năng lực: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân.
3. Về phẩm chất: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình dáng, sắp xếp hình mảng chặt chẽ, thể hiện đường nét, màu sắc hài hòa phù hợp tính cách của nhân vật. Học sinh yêu thích môn học, phát huy tính sáng tạo, cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của trang trí trong đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU	
1. Giáo viên
- Một vài mặt nạ phẳng, cong, hoặc lồi lõm.
- Minh hoạ các bước tạo dáng và trang trí mặt nạ.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
2. Học sinh
- Một số mặt nạ, giấy, chí, tẩy, màu vẽ, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
2. Nội dung: GV giới thiệu bài mới
3. Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu
4. Tổ chức thực hiện
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2:  Hình thành kiến thức mới. (10 phút)
Hướng dẫn hs cách tạo dáng và trang trí mặt nạ
1. Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách tạo dáng và trang trí.
2. Nội dung: quan sát, vấn đáp gợi mở và luyện tập.
3. Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước
4. Tổ chức thực hiện
? Theo em để tạo dáng mặt nạ chúng ta phải làm như thế nào. – HS trả lời.
- GV hướng dẫn cách tạo dáng và minh hoạ trên bảng.
- Minh hoạ cách vẽ màu sắc.
HS thực hiện các yêu cầu của GV
HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
II.Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ
1. Tạo dáng mặt nạ
- Chọn loại mặt nạ: phù hợp với khuôn mặt (hình mặt người hoặc mặt con thú,)
- Tìm hình dáng chung: hình tròn, ô van, hình vuông, hình chữ nhật hay đa giác, 
- Tạo dáng cho giống nhân vật định biểu hiện: người hay thú.
- Kẻ trục để vẽ hình cho cân đối. 
2. Trang trí
- Tìm mảng hình trang trí; phù hợp với dáng mặt nạ, tính cách nhân vật định miêu tả (hiền lành, hay độc ác, dữ tợn)
- Vẽ màu: phù hợp với nhân vật, tính cách nhân vật.
 + Vẽ màu nhẹ nhàng với nhân vật hiền, thiện,
 + Vẽ màu sắc tương phản, mạnh mẽ với các nhân vật ác, dữ tợn,
HOẠT ĐỘNG 3:  Luyện tập (20 phút)
1. Mục tiêu: giúp học sinh thực hành vẽ trang trí và tạo dáng
2. Nội dung: thực hành vẽ theo mẫu theo hướng dẫn GV.
3. Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm
4. Tổ chức thực hiện
- GV gợi ý cho HS tìm những ý tưởng bài vẽ của mình: nhân vật nào, hình dáng, đặc điểm, cách sử dụng màu như thế nào?
- HS tự hoàn thiện bài vẽ của mình.
HS thực hiện các yêu cầu của GV
HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Trả lời của hs.
4. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học. 
Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp. 
- Trên bìa sách thường có những nội dung gì?
- Nhắc lại các bước trang trí một mặt nạ?
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, sáng tạo (nếu có) (5 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.
* Phương thức hoạt động: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:    
Nhắc lại cách tìm và chọn nội dung đề tài và cách trang trí một mặt nạ. 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
III. Bài tập
Tạo dáng và trang trí một mặt nạ theo ý thích.
Vẽ trên khổ giấy A4
Hình dáng, màu sắc theo ý thích
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút)
1. Tổng kết 
2. Hướng dẫn tự học ở nhà 
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra cuối kì 1.
Tuần: 18	Ngày soạn: 15/12/2021
Tiết: 18	Ngày dạy: 18/01/2022
TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
Môn học: Mỹ thuật; lớp: 8.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Trưng bày những bài vẽ đẹp để GV và HS thấy kết quả dạy và học, đồng thời nhà trường đánh giá được công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn.
2. Về năng lực: Yêu cầu tổ chức, trưng bày nghiêm túc và hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá, rút bài học cho năm tới.
3. Về phẩm chất: Nghiêm túc khi tham gia nhận xét, đánh giá.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC
* Lựa chọn những sản phẩm trong học kì để trưng bày.
* Trưng bày các sản phẩm như:
 + Vẽ trang trí
 + Vẽ theo mẫu
 + Vẽ tranh đề tài.
- HS chọn tranh của mình trước, sau đó cùng các bạn trong lớp nhận xét. GV chọn các bài vẽ tiêu biểu để trình bày.
- GV tổ chức cho HS xem, đánh giá, chọn ra các bài vẽ xuất sắc để tuyên dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_ki_i_mon_my_thuat_lop_8_nam_hoc_2021_2022.doc