I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết thể hiện lòng căm thù quân giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn; thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.
2. Năng lực: Đọc – hiểu, phân tích văn bản viết theo thể hịch.
3. Phẩm chất: Thể hiện lòng tự hào truyền thống đấu tranh của dân tộc; yêu nước.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: Viết đoạn văn nghị luận thể hiện lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn. Liên hệ bản thân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: phương án lên lớp, tài liệu HDH.
2. Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
* Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học, có tâm thế tốt khi tìm hiểu kiến thức của bài học
* Tổ chức thực hiện:
* Kiểm tra đầu giờ
* Khởi động vào bài
Ngày soạn: 2/12/2021 Ngày giảng: 4/12/2021 Unit 22 - Period 62-63 Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ (Trần Quốc Tuấn) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết thể hiện lòng căm thù quân giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn; thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. 2. Năng lực: Đọc – hiểu, phân tích văn bản viết theo thể hịch. 3. Phẩm chất: Thể hiện lòng tự hào truyền thống đấu tranh của dân tộc; yêu nước. * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: Viết đoạn văn nghị luận thể hiện lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn. Liên hệ bản thân. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: phương án lên lớp, tài liệu HDH. 2. Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu * Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học, có tâm thế tốt khi tìm hiểu kiến thức của bài học * Tổ chức thực hiện: * Kiểm tra đầu giờ * Khởi động vào bài - GV cho HS nghe bài hát ca ngợi công lao của Trần Quốc Tuấn lồng các hình ảnh - HSHĐ cá nhân (3’), trình bày, chia sẻ - HS quan sát hình ảnh - nghe nhạc -> giới thiệu hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn, và tác phẩm Hịch tướng sĩ? - GV dẫn vào bài mới: Nói về văn chương cổ Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu có một ý kiến rất sâu sắc: “Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trên nền trời văn chương yêu nước Đại Việt, nổi lên ba tác phẩm như cụm núi Ba Vì cao ngất; người ở xa trăm dặm; người sống sau trăm đời đều nhìn theo đó mà ngóng hướng: Nam Quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ và Bình Ngô đại cáo. Mỗi áng văn một vẻ, cả ba đều là mẫu mực tuyệt vời ở trong giai đoạn của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam”. Trong đó Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được coi là một áng văn chính luận xuất sắc. Vì Trần Quốc Tuấn là ai? và tại sao Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được coi là một áng văn chính luận xuất sắc. Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy - trò Nội dung 2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới * Mục tiêu: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết thể hiện lòng căm thù quân giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn; thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. H: Văn bản này cần đọc với giọng điệu như thế nào? HSHĐ cá nhân (1’), trình bày, chia sẻ - GV nhấn mạnh: Giọng hùng hồn, đanh thép; lúc mỉa mai chế giễu, lúc trữ tình tha thiết; Cố gắng chuyển đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung từng đoạn; chú ý tính chất cân xứng nhịp nhàng của những câu văn biền ngẫu - GV đọc 1 đoạn - 2 HS đọc nối tiếp -> hết văn bản, nhận xét cách đọc của bạn - GV nhận xét, sửa lỗi H: Nêu những nét chính về tác giả Trần Quốc Tuấn? - HS trình bày, chia sẻ + GV cho HS quan sát tranh: Tượng đài Trần Quốc Tuấn - GV mở rộng: Trần Quốc Tuấn, là con của An Sinh Vương Trần Liễu, tước Hưng Đạo Vương. Năm 1257, lần đầu tiên quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta, ông đã được cử cầm quân trấn giữ biên thuỳ phía bắc (Hưng Hoá - Lào Cai ngày nay). Hai lần sau (năm 1285 và 1287), quân Mông Nguyên lại mang quân sang xâm lược nước ta, ông lại được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Trần Quốc Tuấn yêu người hiền, trọng kẻ sĩ, là người có phẩm chất cao đẹp, tài năng văn võ song toàn... Liên hệ ở Lao Cai cũng lập đền thờ ông: Đền Thượng. Hàng năm vào 15 tháng giêng nhân dân Lào Cai tổ chức lễ hội để ghi nhớ công ơn của ông. H: Bài hịch được viết trong hoàn cảnh nào? - HS trình bày, chia sẻ - GV: Theo biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam (Xuất bản 1987) thì bài hịch này được công bố T9/1284 tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long. Trong hàng ngũ có người có tư tưởng cầu hòa, để cuộc kháng chiến dành thắng lợi phảỉ đánh bạt được tư tưởng dao động, bàng quan H: Bài “Hịch tướng sĩ” được viết theo thể loại văn nào? Nêu những hiểu biết của em về thể văn đó? - HS: Viết theo thể hịch, theo lối văn biền ngẫu. - GV giới thiệu về thể hịch và lối văn biền ngẫu (từng cặp câu cân xứng sóng đôi với nhau): Hịch là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù. Kết cấu của bài Hịch có thể linh hoạt tuỳ theo mục đích và nghệ thuật lập luận của tác giả. Thường gồm 4 phần: + Mở đầu: Nêu vấn đề. + Nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách gây lòng tin tưởng. + Nhận định tình hình, phân tích trái phải để gây lòng căm thù giặc. + Nêu chủ trương cụ thể, kêu gọi đấu tranh. H*: So sánh đặc điểm của thể chiếu và hịch? - HS: + Giống: Cùng là một loại văn ban bố công khai, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, được viết bằng văn xuôi, văn vần, biền ngẫu. + Khác về mục đích và chức năng (+) Hịch dùng để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi khích lệ tư tưởng, tình cảm. (+) Chiếu: dùng để ban bố mệnh lệnh. “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285). - HSHĐ cá nhân (1’) -> báo cáo các chú thích chưa rõ. - HSHĐ cặp đôi (2’) thực hiện yêu cầu 2.a, TL-Tr39/50 - HS trình bày, chia sẻ - GVKL, chốt Gồm 4 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu -> “còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ. + Đoạn 2: Tiếp -> “cũng vui lòng”: Sự ngang ngược và tội ác của giặc; lòng căm thù giặc của tác giả. + Đoạn 3: Tiếp -> “phỏng có đựơc không”: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. + Đoạn 4: Còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu. H: Em có nhận xét gì về bố cục trên? - HS: Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, sáng tạo - HSHĐ cặp đôi (2’), trình bày, chia sẻ H: Trong phần 1, những nhân vật được nêu gương có địa vị như thế nào? Các nhân vật này có chung phẩm chất nào? Tại sao tác giả không lấy gương trung thần nghĩa sĩ người Việt mà lại nêu các gương ở Trung Quốc? + Có người là tướng: Kỉ tín, Do vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư. + Có người làm quan nhỏ: Thân Khoái... + Có người là gia thần: Dự Nhưỡng, Kính Đức. (Người giúp việc trong nhà quan trong thời phong kiến) => Họ sẵn sàng chết vì vua, vì chủ, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - Đó là kiểu tư duy của VH trung đại (thói quen truyền thống của các nhà nho Việt Nam) khi đã nêu phải lấy các gương điển hình, tiêu biểu được dẫn ra từ các tác phẩm kinh điển nổi tiếng - như vậy việc nêu gương mới có tính thuyết phục, là những bằng chứng không thể phủ nhận được. Đó là sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc - HSHĐ cặp đôi (2’), trình bày, chia sẻ H*: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng? - GV chốt kiến thức - GV chuyển ý: Sau khi nêu gương sử sách để khích lệ tướng sĩ vì chủ, vì nước. Tác giả quay trở lại thực tế trước mắt, tố cáo tội ác của giặc và bày tỏ nỗi lòng của mình... - HSHĐ cặp đôi (3’) thực hiện yêu cầu 2.b, TL-Tr39/51 - HS báo cáo, chia sẻ - GVKL, chốt - GV mở rộng: Trong thực tế lịch sử năm 1277, Sài Xuân đi sứ buộc ta phải lên tận biên giới đón rước. 1281, Sài Xuân lại sang sứ cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ ra ngăn bị hắn lấy roi đánh toạc máu đầu. Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp hắn nằm khểnh không dậy. - HSHĐ cặp đôi (2’), trình bày, chia sẻ H: Em có nhận xét gì về giọng điệu, lời văn và cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn này?Qua đó em hình dung như thế nào về tội ác của giặc? - GV chốt kiến thức H: Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh “uốn lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói” để chỉ sứ Nguyên. Cách dùng hình ảnh như vậy cho ta biết được điều gì về thái độ của tác gì? HS: Trần Quốc Tuấn vô cùng căm giận, khinh bỉ quân giặc. H: Tác giả tố cáo tội ác của giặc nhằm mục đích gì? Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc nhằm khơi gợi điều gì ở tướng sĩ? - HS chia sẻ - GVKL: Tác giả đã nhận thức rõ hiểm họa của tổ quốc và nguy cơ của sự bại vong, chỉ ra nỗi nhục của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. - HS đọc đoạn “Ta thường tới bữavui lòng”. H: Những từ ngữ nào trong đoạn văn trên nói về nỗi lòng của tác giả trước tội ác của giặc? - HS chia sẻ - HSHĐ nhóm (3’) báo cáo, chia sẻ H: Em có nhận xét gì về cấu tạo của đoạn văn, cách dùng từ, giọng điệu, nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn? Những biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nỗi lòng của tác giả? - GVKL, chốt kiến thức H: Qua việc tố cáo tội ác của giặc và Trần Quốc Tuấn tự nói lên nỗi lòng của mình có tác động ntn đối với các tướng sĩ? - HS: Động viên to lớn đối với tướng sĩ. - GVKL: Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương yêu nước bất khuất, có tác dụng khơi dậy, khích lệ, động viên đối với các tướng sĩ. -> Đoạn văn thể hiện lòng căm thù giặc cao độ không đội trời chung. Đối với Trần Quốc Tuấn, căm thù giặc phải diệt giặc, yêu nước phải chiến đấu, đó là mục đích của bài hịch - GV liên hệ Trần Quốc Toản: bóp nát quả cam trong hội nghị Diên Hồng (Hào khí Đông A). - Tích hợp Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM (Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác.) I. Đọc - Thảo luận chú thích * Tác giả: (TL-Tr37/48) * Tác phẩm: (TL-Tr37/48) - Tác phẩm ra đời vào khoảng năm 1284 trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 2. * Thể loại: Hịch (Nghị luận cổ), viết theo lối văn biền ngẫu. II. Bố cục: 4 đoạn III. Tìm hiểu văn bản 1. Nêu gương sáng trong lịch sử Tác giả dùng phép liệt kê, chứng cứ xác thực nêu ra gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc nhằm khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần. 2. Tội ác của kẻ thù và nỗi lòng của tác giả a. Tội ác của kẻ thù + Sứ giặc đi lại nghênh ngang. + uốn lưỡi cú diều /mà sỉ mắng triều đình. + đem thân dê chó / mà bắt nạt tể phụ. + đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, , vét của khohổ đói Với giọng điệu mỉa mai, châm biếm, cách nói ẩn dụ, hình ảnh so sánh, nhiều động từ chỉ hành động tác giả đã làm nổi bật thái độ ngang ngược, tham lam, tàn bạo của giặc và âm mưu xâm lược của chúng. b. Nỗi lòng của tác giả + đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. + căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thùTrăm thân phơi ngoài nội cỏnghìn xác gói trong da ngựacũng vui lòng. Tác giả sử dụng câu văn dài, nhiều dấu phẩy, nhiều động từ chỉ trạng thái và hành động mạnh mẽ, hình ảnh so sánh, giọng điệu thống thiết, tình cảmlàm nổi bật nỗi đau xót trước tình cảnh đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, mong rửa nhục và ý chí quyết tâm xả thân vì đất nước của Trần Quốc Tuấn. Củng cố: (2’) H: Qua tiết học các em nắm được những nội dung gì? - HS trình bày, chia sẻ - GV khái quát lại bài học. Hướng dẫn học bài: (1’) - Bài cũ: + Phân tích đoạn 1, 2 theo hướng dẫn. + Học thuộc đoạn trích: “Huống chivui lòng”. - Bài mới: Chuẩn bị bài: “Hịch tướng sĩ” (tiếp) + Trả lời các câu hỏi còn lại
Tài liệu đính kèm: