Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 17: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I - Năm học 2021-2022

Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 17: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I - Năm học 2021-2022

A. Mục đích, yêu cầu

 Đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu đã đề ra ở nửa đầu học kỳ I; phát hiện những hạn chế trong nhận thức, kỹ năng của học sinh để kịp thời điều chỉnh.

 B. Nội dung

 Kiểm tra việc đọc – hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản thuộc các thể loại đã học (trích đoạn/văn bản mới cùng đề tài, thể loại với văn bản đã học); tích hợp nội dung kiểm tra đọc – hiểu với Tiếng Việt, Tập làm văn.

 Cụ thể học sinh làm bài tập đọc hiểu với ngữ liệu là văn bản ngoài chương trình (xác định phương thức biểu đạt; kiến thức tiếng Việt ở nửa đầu học kì I; viết được đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí; viết được bài văn nghị luận chứng minh về một nhận định).

 

docx 11 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 17: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: /12//2021
Tiết 67, 68: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I 
A. Mục đích, yêu cầu
	Đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu đã đề ra ở nửa đầu học kỳ I; phát hiện những hạn chế trong nhận thức, kỹ năng của học sinh để kịp thời điều chỉnh.
	B. Nội dung
	Kiểm tra việc đọc – hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản thuộc các thể loại đã học (trích đoạn/văn bản mới cùng đề tài, thể loại với văn bản đã học); tích hợp nội dung kiểm tra đọc – hiểu với Tiếng Việt, Tập làm văn.
	Cụ thể học sinh làm bài tập đọc hiểu với ngữ liệu là văn bản ngoài chương trình (xác định phương thức biểu đạt; kiến thức tiếng Việt ở nửa đầu học kì I; viết được đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí; viết được bài văn nghị luận chứng minh về một nhận định).
	C. Thời gian kiểm tra: 90 phút
	D. Ma trận đề kiểm tra (Đính kèm)
	E. Đề kiểm tra (Đính kèm)
	G. Đáp án và hướng dẫn chấm (Đính kèm)
	Hoạt động lên lớp
	- Gv kiểm tra sĩ số lớp học.
	- Gv phát đề
	- Học sinh làm bài
	- Gv thu bài, nhận xét, đánh giá ý thức làm bài của hs
Ma trận, đề, đáp án : đã nộp và được sự phê duyệt của BGH nhà trương
PHÒNG GD&ĐT TP. LÀO CAI
TRƯỜNG THCS BẮC CƯỜNG
ĐỀ 1 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Năm học: 2021-2022
Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trí tuệ giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.
(Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường - Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Xét về kiểu câu chia theo mục đích nói, câu “Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh” thuộc kiểu câu gì, có chức năng như thế nào? 
Câu 3 (1,0 điểm): Theo em vì sao: “Khi có trí tuệ bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống?” 
Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn văn trên, em rút ra bài học gì? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của trí tuệ trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm): Nhận xét về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: “Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương chính là bức tranh sinh hoạt tươi vui trên bến đỗ khi đón đoàn thuyền trở về và nỗi nhớ quê da diết của tác giả”. Em hãy phân tích khổ 3, 4 của bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
..Hết
PHÒNG GD&ĐT TP. LÀO CAI
TRƯỜNG THCS BẮC CƯỜNG
ĐỀ 2 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Năm học: 2021-2022
Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trí tuệ là ngọn đuốc soi rõ đường đi cho bạn. Và thứ tạo nên ngọn lửa ấy chính là ở tài năng sáng tạo, tư duy tốt đẹp của bạn. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có thể sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn, để cống hiến cho đất nước. Trí tuệ như một con đường mà bạn đi được một đoạn, bạn sẽ hiểu biết thêm được nhiều điều tốt đẹp. Trí tuệ nếu đi kèm cùng sức mạnh của sự kiên trì, nỗ lực sẽ đem đến cho bạn sự thành công.. Bạn có được trí tuệ, kiên trì, bạn sẽ như con diều gặp gió, cất cánh bay cao, bay xa, đạt đến những điều mình ao ước. Trí tuệ và nỗ lực, nó còn giúp bạn xây dựng cho mình một con đường thành công. Con đường đó sẽ do bạn tự tìm kiếm, tự khám phá và bước đi cho đến đích cuối là thành công.
(Tài liệu tham khảo Ngữ văn 9- NXBGD)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Xét về kiểu câu chia theo mục đích nói, câu “Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có thể sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn, để cống hiến cho đất nước” thuộc kiểu câu gì, có chức năng như thế nào? 
Câu 3 (1,0 điểm): Theo em vì sao “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn?”
Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn văn trên, em rút ra bài học gì? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về biện pháp nâng cao trí tuệ.
Câu 2 (5,0 điểm): Nhận xét về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: “Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương chính là bức tranh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và nỗi nhớ quê da diết của tác giả”. Em hãy phân tích khổ 2, 4 của bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
..Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8
A. Yêu cầu chung
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, miễn là đảm bảo các nội dung chính của từng phần. GV chú ý trân trọng bài viết của học sinh, khuyến khích các bài viết sáng tạo.
- Căn cứ vào hướng dẫn chấm, GV có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài kiểm tra không làm tròn điểm.
B. Yêu cầu cụ thể
ĐỀ 1
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận.
0,5
2
Câu “Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh” thuộc kiểu trần thuật dùng để khẳng định giá trị của trí tuệ đối với mình và mọi người. 
0,5
3
Đây là câu hỏi mở, HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song đảm bảo được một số nội dung cơ bản sau:
- Trí tuệ giúp chúng ta có kiến thức, có hiểu biết để làm việc hiệu quả. 
- Trí tuệ giúp chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học, hợp lí, hạn chế tối đa nhất những sai lầm không đáng có. 
- Trí tuệ giúp chúng ta có đủ mạnh mẽ, nghị lực vượt qua mọi khó khăn để vươn tới thành công trong cuộc sống. 
1,0
4
Đây là câu hỏi mở, HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song đảm bảo được một số nội dung sau:
Qua đoạn văn, em nhận ra được tầm quan trọng và sức mạnh của trí tuệ trong học tập cũng như cuộc sống. Đó sẽ là chìa khóa giúp em đạt đến thành công. Vì thế em sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức và trải nghiệm để nâng cao vốn trí tuệ của bản thân. Đồng thời sử dụng vốn trí tuệ đó vào việc có ích để mang lại niềm vui cho mình và hạnh phúc cho người khác. 
* Lưu ý: Câu 3, 4 học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Giáo viên linh hoạt khi cho điểm. 
1,0
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đưa ra trong phần đọc hiểu. 
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của trí tuệ.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần trình bày các ý sau:
1,0
* Giải thích
- Trí tuệ là những năng lực hoặc những khả năng, trình độ tư duy của con người do học tập, tư duy, lĩnh hội tri thức mà có. 
0,25
* Bình luận
- KĐ: Trí tuệ có vai trò quan trọng trong cuộc sống.
- Vì sao trí tuệ có vai trò quan trọng?
+ Giúp ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc đời.
+ Giúp con người đạt đến thành công, đến bến bờ hạnh phúc.
+ Góp phần xây dựng sự phát triển của xã hội.
+ Không có trí tuệ, cuộc sống của chúng ra sẽ vô cùng khó khăn.
(Đưa dẫn chứng chứng minh)
0,25
* Bàn luận mở rộng:
- Phê phán những người lười biếng, không chịu học tập, tích lũy tri thức, làm theo lối mòn
- Cần tích luỹ tri thức hay, bổ ích
0,25
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò quan trọng của trí tuệ
- Không ngừng học tập, nâng cao trí tuệ bản thân
0,25
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0,25
2
Chứng minh ý kiến nhận định về khổ thơ 3,4 trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận (trích dẫn được ý kiến). Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện được quan niệm của người viết. Kết bài khẳng định được nội dung nghị luận.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: chứng minh sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương chính là bức tranh sinh hoạt tươi vui trên bến đỗ khi đón đoàn thuyền trở về và nỗi nhớ quê da diết của tác giả Tế Hanh trong khổ 3,4 của bài thơ “Quê hương”
0,25
c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Giáo viên chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:
1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn.
0,25
2. Chứng minh ý kiến nhận định về khổ thơ 3,4 trong bài thơ “Quê hương”.
a. Khái quát chung
- Hoàn cảnh: Viết năm 1939 khi tác giả đang học tập ở xa nhà, xa quê
- Chủ đề: Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nổi bật của thơ Tế Hanh
- Vị trí đoạn thơ: khổ 3,4
- Giới thiệu khái quát về làng quê của Tế Hanh
b. Phân tích, chứng minh
* LĐ1: Bức tranh sinh hoạt tươi vui trên bến đỗ khi đón đoàn thuyền trở về 
LC1: Không khí trên bến (trích thơ)
Ngày hôm sau.... .bạc trắng
- Bằng các từ láy “ồn ào”, “tấp nập” nhà thơ đã tái hiện rất sinh động nét sinh hoạt trong cuộc sống của người dân chài. Bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống toát ra từ không khí ồn ào tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá thân bạc trắng, cả những lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên biển lặng để họ được trở về an toàn với cá đầy ghe.
- Bến đỗ không chỉ trở thành nơi neo đậu, trở về của mỗi con thuyền, mà còn là nơi giao lưu trao đổi hàng hoá
LC2: Hình ảnh người dân chài (trích thơ):
Dân chài ... vị xa xăm
- NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, bút pháp tả thực, kết hợp lãng mạn.
- Nhà thơ đã khắc hoạ vẻ đẹp khoẻ khoắn, rắn chắc, vạm vỡ, từng trải của những người con vùng biển với những nét rất đặc trưng: Nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển khơi.
LC3: Hình ảnh con thuyền (trích thơ):
Chiếc thuyền ... trong thớ vỏ
- NT nhân hoá: Con thuyền mỏi mệt trở về bến nghỉ, thư giãn và nghe chất muối thấm dần vào cơ thể.
- NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tác giả không chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn “thấy” sự mệt mỏi say sưa của nó. Không những vậy, nhà thơ còn cảm nhận được con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. .
* LĐ2: Nỗi nhớ quê da diết của tác giả (trích thơ)
Nay xa cách..mùi nồng mặn quá!
LC1: Nhớ hình ảnh quen thuộc, gần gũi của quê nhà
- Nghệ thuật liệt kê “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi” thể hiện nỗi nhớ quê hương vừa da diết, khôn nguôi, vừa chân thành, vừa giản dị, tự nhiên được thốt ra từ trái tim yêu quê hương nồng thắm, gắn bó thiết tha với quê hương của tác giả.
LC2: Nhớ hương vị quê nhà
- Câu cảm thán: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ hương vị quê nhà. Đó là mùi của biển khơi, cá tôm, hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.
c. Đánh giá, mở rộng
- Đánh giá: Thành công về nghệ thuật
+ Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên.
+ Các hình ảnh nhân hóa độc đáo, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ ngữ giàu hình ảnh, hình ảnh thơ chân thật giản dị
+ Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết.
- Mở rộng: Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam
0,5
1,5
1,0
0,5
3. Kết thúc vấn đề
- Khẳng định ý kiến là đúng.
- Liên hệ bản thân.
0,25
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ (đi từ vấn đề lí luận hoặc so sánh với tác phẩm khác)
0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10 điểm
ĐỀ 2
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận
0,5
2
Câu “Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có thể sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn, để cống hiến cho đất nước” thuộc kiểu trần thuật dùng để khẳng định giá trị của trí tuệ giúp con người vượt qua mọi khó khăn và cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
0,5
3
Đây là câu hỏi mở, HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song đảm bảo được một số nội dung sau:
- Trí tuệ mở ra cánh cửa của kiến thức, giúp ta có hiểu biết để làm việc hiệu quả. 
- Trí tuệ giúp chúng ta nhìn nhận mọi người, mọi việc đúng đắn để biết cảm thông, yêu thương, sẻ chia. 
- Trí tuệ giúp chúng ta có đủ mạnh mẽ, nghị lực vượt qua mọi khó khăn để vươn tới thành công trong cuộc sống. 
Từ đó, trí tuệ làm tâm hồn ta đẹp hơn, phong phú hơn.
1,0
4
Đây là câu hỏi mở, HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song đảm bảo được một số nội dung sau:
Qua đoạn văn, em nhận ra được tầm quan trọng và sức mạnh của trí tuệ trong học tập cũng như cuộc sống. Đó sẽ là chìa khóa giúp em đạt đến thành công. Vì thế em sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức và trải nghiệm để nâng cao vốn trí tuệ của bản thân. Đồng thời sử dụng vốn trí tuệ đó vào việc có ích để có được thành công trong cuộc sống.
* Lưu ý: Câu 3, 4 học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Giáo viên linh hoạt khi cho điểm. 
1,0
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đưa ra trong phần đọc hiểu: 
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: biện pháp nâng cao trí tuệ.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần trình bày các ý sau:
1,0
* Giải thích
- Trí tuệ là những năng lực hoặc những khả năng, trình độ tư duy của con người do học tập, tư duy, lĩnh hội tri thức mà có
- Nâng cao trí tuệ bản thân là phát triển năng lực, tư duy để đạt đến trình độ cao hơn những hiểu biết của bản thân.
0,25
* Bình luận
- Giải pháp để nâng cao trí tuệ của bản thân
+ Chăm chỉ học tập từ sách vở và cuộc sống để bồi đắp tri thức của mình
+ Tích cực thực hành, gắn lí thuyết với thực tiễn
+ Tích cực tư duy, trải nghiệm những thử thách mới mẻ
+ Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi và giải trí hợp lí
(Đưa dẫn chứng chứng minh)
0,25
* Bàn luận mở rộng:
- Phê phán những người lười biếng, không chịu học tập, tích lũy tri thức, làm theo lối mòn
- Trí tuệ phải do quá trình học tập, tích lũy mới có được. Khi có trí tuệ, cần khiêm tốn, tiếp tục có ý thức phát triển trí tuệ.
0,25
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò quan trọng của trí tuệ.
- Phát triển trí tuệ bằng cách chăm chỉ học tập từ sách vở, thực tiễn cuộc sống, tích cực tư duy phát triển khả năng sáng tạo
0,25
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0,25
2
Chứng minh ý kiến nhận định về khổ thơ 2,4 trong bài thơ “Quê hương”.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận (trích dẫn được ý kiến). Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện được quan niệm của người viết. Kết bài khẳng định được nội dung nghị luận.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: chứng minh sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương chính là bức tranh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và nỗi nhớ quê da diết của tác giả Tế Hanh qua khổ thơ 2,4.
0,25
c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Giáo viên chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:
1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn.
0,25
2. Chứng minh ý kiến nhận định về khổ thơ 2,4 trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
a. Khái quát chung
- Hoàn cảnh: Viết năm 1939 khi tác giả đang học tập ở xa nhà, xa quê
- Chủ đề: Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nổi bật của thơ Tế Hanh
- Vị trí đoạn thơ: khổ thơ 2,4
- Giới thiệu khái quát về làng quê của Tế Hanh
b. Phân tích, chứng minh
* LĐ1: Bức tranh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
LC1: Khung cảnh thiên nhiên bao la khoáng đạt trên biển khơi (trích thơ)
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
- NT: một loạt từ ngữ gợi tả (tính từ), câu thơ gợi tả bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh tươi đẹp. 
- Đó là bức tranh tươi sáng, khoẻ khoắn đầy màu sắc với biển xanh, cát trắng, nắng hồng. Đối với người đi biển, nó là một báo hiệu cho một ngày yên bình và chuyến ra khơi đánh bắt cá thắng lợi
LC2: Vẻ đẹp của con người (trích thơ)
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
- Từ ngữ giàu tính gợi tả “dân trai tráng” gợi lên những liên tưởng chân thực về hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ khỏe khoắn, rắn rỏi, đầy sức sống. Hình ảnh thơ chân thực, vô cùng đẹp, giàu chất lãng mạn....
LC3: Vẻ đẹp của con thuyền (trích thơ)
Chiếc thuyền nhẹ, hăng như con tuấn mã
Phăng .., mạnh mẽ vượt trường giang.
- Sử dụng các ĐT, TT chọn lọc: phăng, vượt, mạnh mẽ, hăng diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăm hở, đè sóng lướt tới băng băng dũng mãnh trên mặt biển, toát lên sức sống tràn trề đầy nhiệt huyết
- Hình ảnh so sánh độc đáo con thuyền - “tuấn mã”: làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ, to lớn, nhanh nhẹn, sung sức của con thuyền 
- Con thuyền trở nên kì vĩ, lớn lao, ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng. 
- Thông qua việc khắc hoạ con thuyền, tác giả ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh, tư thế làm chủ của những người chinh phục biển khơi 
LC4: Vẻ đẹp của cánh buồm (trích thơ)
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp
- NT: so sánh “Cánh buồm”- ”mảnh hồn làng”: so sánh giữa cái vô hình với cái hữu hình cho thấy cánh buồm là đại diện cho linh hồn của làng chài ven biển, là biểu tượng cho tâm hồn của những người con miền biển.
- Nghệ thuật nhân hóa: Cảnh cánh buồm “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” gợi tả cảnh cánh buồm căng phồng khi thuận gió, đẩy con thuyền ra khơi xa; thể hiện sức sống và khát vọng, ý chí của những người dân chài vùng biển.
- Khi ra khơi, người dân chài mang linh hồn, máu thịt của quê hương
* LĐ2: Nỗi nhớ quê da diết của tác giả (trích thơ)
Nay xa cách..mùi nồng mặn quá!
LC1: Nhớ hình ảnh quen thuộc, gần gũi của quê nhà
- Nghệ thuật liệt kê “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi” thể hiện nỗi nhớ quê hương vừa da diết, khôn nguôi, vừa chân thành, vừa giản dị, tự nhiên được thốt ra từ trái tim yêu quê hương nồng thắm, gắn bó thiết tha với quê hương của tác giả.
LC2: Nhớ hương vị quê nhà
Câu cảm thán: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ hương vị quê nhà. Đó là mùi của biển khơi, cá tôm, hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.
c. Đánh giá, mở rộng
- Đánh giá: Thành công về nghệ thuật
+ Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo.
+ Liên tưởng, tưởng tượng, lời thơ giản dị, mộc mạc, đầy cảm xúc.
+ Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên.
- Mở rộng: Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam
0,5
1,75
1,0
0 5
3. Kết thúc vấn đề
- Khẳng định ý kiến là đúng.
- Liên hệ bản thân.
0,25
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ (đi từ vấn đề lí luận hoặc so sánh với tác phẩm khác)
0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10 điểm
Lưu ý chung:
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc câu 1 của phần Làm văn viết thành bài, câu 2 phần Làm văn chỉ viết một đoạn văn.
- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
----------Hết---------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_bai_17_kiem_tra_tong_hop.docx