Giáo án Hoạt động ngoài giờ 7 - Cả năm

Giáo án Hoạt động ngoài giờ 7 - Cả năm

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Tiết 1 BẦU CÁN BỘ LỚP

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:

Giúp học sinh:

1. Về nhận thức:

- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và hoạt động của lớp.

- Hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cán bộ lớp.

2. Về thái độ:

- Có ý thức xây dựng tập thể lớp, tôn trọng ủng hộ cán bộ lớp.

- Biết lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình.

3.Về kỹ năng

- Rèn kỹ năng nhận nhiệm vụ và tham gia hoạt động chung của tập thể.

- Biết bầu cử đúng quy định.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

1.Nội dung

- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học,.

- Bầu cán bộ lớp mới.

- Văn nghệ hoặc trò chơi.

2. Hình thức hoạt động

- Báo cáo

- Thảo luận tổ.

- Phiếu hoặc biểu quyết.

- Văn nghệ: đơn ca hoặc tốp ca.

 

doc 59 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ 7 - Cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tiết 1 BẦU CÁN BỘ LỚP
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
Giúp học sinh:
1. Về nhận thức:
Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và hoạt động của lớp.
Hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cán bộ lớp.
2. Về thái độ:
Có ý thức xây dựng tập thể lớp, tôn trọng ủng hộ cán bộ lớp.
Biết lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình.
3.Về kỹ năng
Rèn kỹ năng nhận nhiệm vụ và tham gia hoạt động chung của tập thể.
Biết bầu cử đúng quy định.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Nội dung
Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học,.
Bầu cán bộ lớp mới.
Văn nghệ hoặc trò chơi.
2. Hình thức hoạt động
Báo cáo
Thảo luận tổ.
Phiếu hoặc biểu quyết.
Văn nghệ: đơn ca hoặc tốp ca.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
Bản báo cáo kết quả hoạt động của lớp trong năm học lớp 6 vừa qua.
Chuẩn bị phiếu bầu.
Câu hỏi thảo luận.
Các tiến mục văn nghệ.
2.Tổ chức
Phân công người điều khiển chương trình, thư ký.
Phân công người viết báo cáo kết quả.
Phân công người chuẩn bị phiếu bầu, ban kiểm phiếu.
Phân công trực vệ sinh, trang trí lớp, kẻ bảng.
Tổ trưởng điều khiển thảo luận, cử đại diện trình bày.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Khởi động (5 phút)
Hát tập thể:”Lớp chúng ta kết đoàn”
Tuyên bố lý do: Năm học qua, lớp chúng ta đã có một ban cán bộ lớp. Trong năm học mới này, chúng ta cùng chính thức bầu lại Ban cán bộ lớp để điều hành và tổ chức lớp thật tốt, giúp lớp ngày thêm tiến bộ. Đó là lý do buổi sinh hoạt hôm nay.
Giới thiệu thành phần tham dự: GVCN, cán bộ lớp và tập thể lớp
Thông qua chương trình, giới thiệu người dẫn chương trình, thư ký
2.Chương trình hoạt động (35 phút)
Hoạt động 1:Báo cáo
 Đại diện cán bộ lớp báo cáo kết quả của lớp trong thời gian qua.
Gợi ý bản báo cáo: Giới thiệu cán bộ lớp cũ, ưu khuyết điểm về các mặt hoạt động trong năm qua, đã hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa? Gương mẫu hay chưa gương mẫu?...
Nêu phương hướng hoạt động trong năm học mới (Chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động)
Ví dụ: Danh hiệu thi đua lớp, lên lớp thẳng, thi lại, ở lại..
Về học tập: giỏi, khá, trung bình, yếu
Về hạnh kiểm: tốt, khá, trung bình
Về các phong trào: nụ cười hồng, heo đất, văn nghệ, báo tường..
Hoạt động 2: Thảo luận
Các tổ thảo luận (đồng ý với bản báo cáo không? có điều gì góp ý thêm?.
Đại diện tổ lên trình bày nội dung thảo luận của tổ (có nhất trí với chỉ tiêu của lớp?).
Hoạt động 3: Văn nghệ (xen kẽ)
Hoạt động 4: Bầu cán bộ lớp
Đề cử danh sách cán bộ lớp (Lớp trưởng, LPHT, LPKL)
Gợi ý về tiêu chuẩn cán bộ lớp: Học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt, có tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, trách nhiệm, có năng lực hoạt động tập thể..
Thư ký ghi tên các bạn lên bảng.
Giới thiệu ban bầu cử.
Nêu thể lệ bầu.
Phát phiếu và tiến hành bầu.
(Có thể bầu tổ trưởng, tổ phó theo đơn vị tổ hoặc chobiểu quyết)
Công bố kết quả.
GVCN chúng mừng và giao nhiệm vụ.
Cám ơn sự tín nhiệm của các bạn trong lớp, hứa với tập thể lớp sẽ làm tròn trách nhiệm.
Đề nghị cả lớp động viên và ủng hộ.
3.Kết thúc hoạt động:
Chúc mừng cán bộ lớp mới.
Hát tập thể “Đi học”.
V. DẶN DÒ:
Tiết 2 của tháng 9 : Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 2 THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
Hiểu rõ nội quy nhà trường, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó .
Thực hiện một cách tự giác nội quy nhà trường quan đó thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Nội dung
Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường.
Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.
2. Hình thức hoạt động
Thảo luận câu hỏi và liên hệ thực tế.
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học.
Một số câu hỏi để thảo luận.
Câu 1:
Theo bạn nội quy của nhà trường có bao nhiêu điều?.
Câu 2:
Theo bạn có thể bỏ bớt điều nào trong nội quy?.
Câu 3:
Việc thực hiện nội quy có tác dụng gì?
Câu 4:
Trong năm học vừa qua lớp ta đã thực hiện nội quy nhà trường ở mức độ nào?
Câu 5:
Trong năm học này bạn phải thực hiện tốt những nhiệm vụ nào?
Câu 6: Theo bạn bạn phải thực hiện nào nghĩa vụ nào và bạn có những quyền lợi gì?
Mười điều.
Không bỏ điều nào được
Việc thực hiện đúng nội quy sẽ giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ dạy tốt học tốt.
Học sinh tự trả lời.
Nhiệm vụ hàng đầu là học thật tốt, hoàn thành xuất sắc nội dung học tập do chương trình đề ra.
Học sinh tự trả lời
Lớp chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
2.Tổ chức
Giáo viên phân công:
Cho học sinh nghiên cứu bản nội quy.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm học.
Giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi và đáp án.
Lớp thảo luận và thống nhất chương trình hành động.
Cử người điều khiển, thư ký.
Phân công 1 tổ trang trí khẩu hiệu kê bàn.
Phân công các tiết mục văn nghệ.
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Khởi động 
Hát tập thể: “Cô giáo em”
Tuyên bố lý do
Giới thiệu thành phần tham dự: GVCN, cán bộ lớp và tập thể lớp
2.Chương trình hoạt động
Thông qua chương trình, giới thiệu người dẫn chương trình, thư ký
Giới thiệu câu hỏi thảo luận – chép lên bảng.
Từng tổ góp ý kiến thảo luận.
Tổng kết thảo luận.
Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
3.Kết thúc hoạt động:
GVCN động viên học sinh thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học.
V. DẶN DÒ:
Chuẩn bị tiết 3: “Thi hát các bài hát truyền thống”.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
 Tiết 3
 THI HÁT CÁC BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
Biết thưởng thức, biết hát các bài hát truyền thống ca ngợi trường lớp, thầy cô, bạn bè.
Yêu văn nghệ, lạc quan, gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin quyết tâm học tập.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Nội dung
Các bài hát truyền thống, bài hát quen thuộc trong các hoạt động tập thể của trường, lớp, của đội; các bài hát trong sách âm nhạc.
Gợi ý:
Quốc ca 	 - Văn Cao
Đội ca	- Phong nhã 
Hành khúc đội thiếu niên tiền phong. 	- Phong nhã
Tiến lên đoàn viên.	- Phạm Tuyên
Lớp chúng ta kết đoàn.	 - Mộng Lân
Trái đất này là của chúng mình	- Chương Quang Lục
Bụi phấn	- Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc
Đi học.	- Bùi Đình Thảo- Minh Chính
Em yêu trường em.	- Hoàng Vân 
Khi tóc thầy bạc	- Trần Đức
2. Tổ chức
GVCN nêu nội dung yêu cầu của hoạt động thi hát, cử các tổ chọn bài hát, luyện tập để tham gia.
Hội ý với cán bộ lớp thống nhất yêu cầu hoạt động và phân công chuẩn bị.
Cử người dẫn chương trình.
Cử ban giám khảo, thống nhất thang điểm và cách cho điểm
(Thang điểm 10: hát đúng nhạc = 5 điểm, phong cách biểu diễn = 3 điểm, trang phục = 2 điểm)
Phân công trang trí.
Chuẩn bị quà thưởng (nếu có)
III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1.Khởi động 
Tuyên bố lý do.
Giới thiệu chương trình.
Giới thiệu hình thức thi và cách chấm điểm.
2.Chương trình hoạt động
Hoạt động 1:
Thi hát đồng đội giữa các tổ (tốp ca, đồng ca).
Người dẫn chương trình giới thiệu các tổ trình bày các tiết mục dự thi.
Ban giám khảo chấm điểm, ghi lên bảng.
Hoạt động 2: Thi đơn ca giữa các tổ 
Mỗi tổ thi 2 tiết mục đơn ca.
Sau mỗi tiết mục giám khảo chấm điểm.
Hoạt động 3: 
Người dẫn chương trình công bố kết quả cuộc thi.
Mời GVCN trao quà thưởng.
GVCN nhận xét kết quả hoạt động.
V. DẶN DÒ:
Chuẩn bị tiết 4: Tìm hiểu về truyền thống trường THCS Phan Bội Châu.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
 HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG 
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
1. Về nhận thức:
Khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô, gương học sinh tốt của trường.
2. Về thái độ:
Tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc học tâp, tu dưỡng đạo đức, kỷ luật trong năm học mới.
3.Về kỹ năng
Học sinh mạnh dạn hơn, biết tự đánh giá và nêu ý kiến của mình .
II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Nội dung
Năm thành lập của trường, các lần thay đổi tên trường.
Ý nghĩa của tên trường.
Những truyền thống tốt đẹp c ủa trường.
Những tấm gương học tập tốt của trường, của lớp mà em biết.
2. Hình thức hoạt động
Thảo luận nhóm, thuyết trình, liên hệ thực tế.
Các hoạt động văn nghệ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
Các bài hát về trường lớp, thầy cô giáo, bạn bè.
Trình bày và trang trí lớp.
Người điều khiển chương trình: tuỳ chọn.
Ban giám khảo: mỗi tổ cử 1 bạn (thang điểm tối đa 10 điểm cho câu trả lới đúng).
Thư ký: Luân phiên học sinh.
Văn nghệ: lớp phó phong trào điều khiển.
2.Chuẩn bị câu hỏi thảo luận
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Khởi động (5 phút)
Hát tập thể: “Là măng non thành phố Hồ Chí Minh”
Tuyên bố lý do: 
Giới thiệu thành phần tham dự: GVCN, cán bộ lớp và tập thể lớp
Thông qua chương trình, giới thiệu người dẫn chương trình, thư ký
2.Chương trình hoạt động (35 phút)
Hoạt động 1:Mời các thành phần lên tham dự 
Hoạt động 2: Đại diện tổ bốc thăm câu hỏi thảo luận từ 3 – 5 phút
Câu 1: Chủ đề năm học này là gì? Em hiểu gì về chủ đề đó?
Câu 2: Trước khi mang tên trường Phan Bội Châu trường có tên gì? Trường đã trải qua mấy đời hiệu trưởng?.
Câu 3: Năm thành lập trường? Hiệu trưởng hiện nay của trường là ai?.
Câu 4: Cảm nghĩ của em khi học trong ngôi trường mang tên cụ Phan Bội Châu?
Câu 5: Ở t ... ø 2-3 tiết mục văn nghệ, múa, kể chuyện
Cán bộ lớp tập hợp các tiết mục và lên chương trình biểu diễn
Cử học sinh dẫn chương trình, thư ký, ban giám khảo
Phân công trang trí lớp
IV-TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
1. Khởi động
Hát tập thể bài “ Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng”
Tuyên bố lý do. Để cùng cả nước kỷ niệm ngày 30 -4 , tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp hnay cả lớp chúng ta sẽ cùng hát vang kniệm ngày chiến thắng này.
2 . Chương trình hoạt động
Hoạt động 1: 
Bạn dẫn chương trình giớ thiệu nội dung chủ điểm hoạt động
Giới thiệu thành phần tham dự
Mời ban giám khảo và thư ký lên làm việc
Hoạt động 2: Biểu diễm văn nghệ
Ba dẫn chương trình mời lần lựơt các tiết mục đã được sắp xếp lên trình diễn
Xen kẽ có thể là những câu hỏi hoặc câu đố về các sự kiện lịch sử dẫn đến ngày 30-4 
Hoạt động 3: Kể chuyện lịch sử và đọc thơ ca ngợi thắng lợi của nhân dân ta 
Mỗi tổ đại diện 1 bạn
Có thể mời thêm các bạn khác cùng góp vui bổ xung cho tổ mình
Hoạt động 4: 
Chơi trò chơi
Kết thúc hoạt động
Ban giám khảo công bố kết quả từng tổ
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét về ý thức chuẩn bị của học sinh và tinh thần tham gia của học sinh
Rút kinh nghiệm cho lần tổ chức hoạt động tiếp theo
V- DẶN DÒ
Giáo viên chủ nhiệm thông báo chủ đề họat động lần sau
Hoạt động 4: “HỘI VUI HỌC TẬP”
VI-RÚT KINH NGHIỆM
Hoạt động 4 : HỘI VUI HỌC TẬP
I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
Giúp học sinh:
Về nhận thức:Ôn luyện những kiến thức đã học chuẩn bị cho kì thi cuối năm
Về thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú với các hoạt động của hội vui, học tập
Về kỹ năng: Rèn luyện khả năng hoạt động tập thể của cá nhân như : trình bày trước tập thể, xử lý các tình huống và điều khiển tập thể hoạt động.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Nội dung: kiến thức các môn học: phương pháp học tập và cách ôn tập cho kỳ thi cuối năm
Hình thức: thi trả lời nhanh, văn nghệ
III-CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
Về phương tiện hoạt động: 
Phiếu các câu hỏi của các môn khác nhau
Phần thưởng nếu có
Về tổ chức: giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp tổ chức hoạt động này. Trao đổi với các em nhằm thống nhất chọn những môn học mà lớp còn yếu để xây dựng hệ thống câu hỏi để phục vụ cho hội vui học tập
Định hướng cho hs nội dung ôn tập của những môn học này
Các tổ chuẩn bị đáp án để trả lời
Giám khảo, người dẫn chương trình
IV-TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
Khởi động: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, mời giám khảo lên bàn làm việc.” Để cũng cố lại 1 số kiến thức đã học trong thời gian qua. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức ấy, đó là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay”
Chương trình hoạt động
Hoạt động 1: Môn địa: Châu Mỹ có diện tích là bao nhiêu ?40.1 triệu km2.
Châu Nam cực có diện tích là bao nhiêu ? 14,1 triệu km2
Hoạt động 2: Công dân: 
Thế nào là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể ?
Khoa học bao gồm, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
Di sản văn hóa phi vật thể : là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học  văn hóa nghệ thuật chủ yếu là nghành nghề truyền thống 
Hãy kể tên những di sản văn hóa được Unessco công nhận là DS VHTG
+ Thánh Địa Mỹ Sơn	+ Vinh Hạ Long
+ Phối Cổ Hội An	+ Động Phong Nha
+ Cố Đô Huế	+ VH Công Chiên Tây Nguyên
+ Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Hoạt động 3: Văn Học
1) Văn bản sống chết mặc bay “ của Tác giả nào ? cho biết vài nét về ông: Đ Á: Phạm Duy Tốn ( 1883 -1924) Quê ở Hà Tây ( sinh quán ở Hà Nội)
2) Cho biết vài nét về Phan Bội Châu ? PBC ( 1867 – 1940 ) Quê ở Nghệ An, Là Nhà văn, nhà CM Việt Nam
Hoạt động 4: Toán:
1. Cho biểu thức tại x= -1
	A. 1	B. 2	C. 3	D. -2
2. Tìm các cặp đơn thức đồng dạng
½ xy2 , x2y, -3x2 y3, 5x3y2, -2 y2x
Đ Á: Đơn thức đồng dạng ½ xy2, -2 y2x
Kết thúc hoạt động 
Nhận xét tinh thần tham gia của lớp và thông báo kết quả đạt đựơc sau “ Hội Vui Học Tập” 
Nhắc nhở động viên ôn tập tốt hơn để có được kỳ thi cuối cùng đạt kết quả cao
V-DẶN DÒ
Chuẩn bị chủ điểm tháng 5 “ BÁC HỒ KÍNH YÊU” Hoạt động 1
VI-RÚT KINH NGHIỆM
 CHỦ ĐIỂM THÁNG 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
Hoạt động 1 : Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi
I. Yêu cầu giáo dục : 
Giúp học sinh :
Hiểu rõ hơn , biết nhiều hơn về cuộc sống và cuộc đời cách mạng của Bác .
Nghe theo , làm theo % điều Bác dạy
Biết tự giác hoàn thịên bản thân noi theo gương Bác.
II. nội dung và hình thức hoạt động 
Nội dung :
Học sinh đọc lại 5 điều Bác dạy.
Thư gởi nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh name 1947.
Hình thức 
Đọc thư bác 
Thi văn nghệ hát về Bác
Đố vui về Bác.
III. Chuẩn bị hoạt động 
Phương tiện hoạt động 
Cử đại diện đọc lại 5 điều Bác dạy và thư Bác gởi cho học sinh
Chuẩn bị bài hát về Bác
Các câu đố về Bác
2.Tổ chức 
Phân công điều khiển chương trình , BGK
Phân công ghi biên bản. 
Phân công người viết báo cáo.
Mỗi tổ phân công các thành viên trong lớp tìm bài hát về Bác .
Phân công trang trí lớp và trực lớp.
IV. Tiến hành hoạt động
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT THÚC
THỜI GIAN
1, Khởi động
- Hát tập thể bài hát “ Ai yêu nhi đồng ..”
- Nêu lí do : Để có được nền hoà bìmh , độc lập , tự do ngày hôm nay, người mà chúng ta nbớ đến đầu tiên là Bác Hồ kính yêu, nhớ công ơn lớn lao đó ta hát mừng và tìm hiểu về Bác
 2, Chương trình hoạt động
 a. hoạt động 1
 - Giới thiệu thành phần tham dự
 - MC đại diện lớp mời 1 bạn giọng to rõ lên đọc lại 5 điều Bác dạy và thư bác gởi cho học sinh nhân ngày quốc khánh 1947.
 b. Hoạt động 2
 - Thi văn nghệ hát về Bác ( thi theo tổ )
 - BGK đánh giá cho điểm
 c. Hoạt động 3
 - Các tổ sẽ thi đố vui về Bác
 - Mỗi tổ ra câu đố cho tổ khác trả lời . Tổ nào có câu hỏi hay , hoặc có những câu trả lời đúng sẽ thắng. 
3, Kết thúc hoạt động
 - BGK cộng điểm và thông báo kết qủa
 - phát thưởng 
 - Hát tập thể “ Lớp chúng mình .”
V. Dặn dò
Chuẩn bị cho hoạt động 2 “ Bác Hồ với thiếu nhi , thiếu nhi với Bác Hồ “
Hoạt động 2: Bác hồ với thiếu nhi
 thiếu nhi với Bác Hồ
I. Mục đích giáo dục : Giúp học sinh 
Hiể biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi , về những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi.
Tôn trọng , kính yêu và biết ơn Bác .
Rèn luyện moat số kĩ năng tham gia hoạt động như trình bày ý kiến , lắng nghe ý kiến của bạn
II. Nội dung và hình thức hoạt động
Những tình cảm đặc biệt mà bác dành cho thiếu nhi .
Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy
Hình thức trao đổi thảo luận
Vui văn nghệ
III. Chuẩn bị hoạt động
1. Phương tiện hoạt động
Những câu chuyện , những bài thơ , bài hát về Bác liên quan đến thiếu nhi và bác
Ảnh Bác Hồ.
2.Tổ chức
Phân công người dẫn chuơng trình 
Bầu BGK – thư kí
Các câu hỏi và trả lời
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
IV. Tiến hành hoạt động
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT THÚC
THỜI GIAN
Khởi động
hát tập thể bài : Ai yêu nhi đồng .
Nêu lí do : Bác hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước ta , Mặc dù Bác bận trăm công nghìn việc nhưng Bác luôn quan tâm đặt biệt đối với thiếu nhi . Do đó , chúng ta Luôn tôn trọng , kính yêu và biết ơn Bác.
Chương trình hoạt động
Hoạt động 1 
Giới thiệu thành phần tham dự
Nêu thể lệ cuộc thi 
Hoạt động 2
Các tổ thảo luận câu hỏi 
1, Hãy nêu những tình cảm và sự quan tâm của bác đối với thiếu nhi
2, Thiếu nhi phải làm gì để tỏ lòng tôn trọng , kính yêu 
Và biết ơn Bác
Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày
Hoạt động 3 : Thi văn nghệ
Mỗi tổ chuan bị moat bài hát liên quan đến bác và thiếu nhi , không được trùng lắp tổ nào vi phạm sẽ bị trừ điểm.
Kết thúc hoạt động 
BGK cộng điểm – công bố kết quả mỗi tổ .
Phát thưởng cho tổ hạng nhất 
Hát tập thể bài “ Hoa thơm dâng Bác “
V. Dặn dò
Chuẩn bị cho hoạt động 3 “ Hát về bác Hồ kính yêu
Sưu tầm các bài hát về Bác.
HOẠT ĐỘNG 3 : HÁT VỀ BÁC HỒ KÍNH YÊU.
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC
 1. Về nhận thức : Hiểu được công lao to lớn của Bác đối với dân tộc 
 2. Về thái độ : Tỏ long kính yêu và tự hào về Bác hồ vĩ đại.
 3. Về kĩ năng : Tích cực rèn luyện kĩ năng hoạt động tập thể
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Nội dung:
Ca ngợicông lao to lớn của Bác Hồ
Tình cảm , sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi
Hình thức
Biểu diễn văn nghệ
Thi hát liên khúc
 III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 
Phương tiện hoạt động
Các bài hát , bài thơ, câu chuyện về Bác
Một vài hình ảnh về cuộc đời Bácc
Các câu hỏi chuẩn bị cho hoạt động.
Tổ chức 
Người dẫn chương trình nêu yêu cầu nội dung hoạt động 
Cán bộ lớp giao cho từng tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
Dề cử MC , thư kí , BGK.
 IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
THỜI GIAN
1, KHỞI ĐỘNG
- Lớp ghi chủ điểm lên bảng và giới thiệu ý nghĩa của chủ điểm
- Hát tập thể bài “ Như có Bác Hồ..”
2, TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
 a. Hđộng 1
- MC giới thiệu chương trình , giới thiệu BGK , thư kí, thành phần tham dự
_ Nêu thể lệ tham dự cuộc thi
Hoạt động 2
MC giới thiệu từng tiết mục văn nghệ lean biểu diễn trước lớp
BGK cho điểm công khai sau mỗi tiết mục biểu diễn
 c. Hoạt động 3 Thi hát liên khúc 
 - MC mời moat nhóm hoặc moat tổ nào đó hát đầu tiên các tổ khác chú ý nghe , khi có hiệu lệnh dừng hát các tổ hoặc nhóm tiếp ttheo phải hát tiếp theo, nếu chậm bị trừ điểm
3, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
 - BGK tổng kết cho điểm của các đội
- Toàn lớp hát bài “ Ai yêu bác Hồ..”
- MC kết thúc chương trìnhâ 
V. DẶN DÒ 
- Thay mặt lớp , lớp trưởng nói lời chia tay chuẩn bị kết thúc năm học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngoai gio len lop 7.doc