Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lý Ngọc Hà

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lý Ngọc Hà

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Học sinh nắm được:

- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.

- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó cần có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

- Các phương pháp học tập bộ môn và phải biết làm thế nào để học tốt môn hóa học.

2. Kĩ năng

- Làm quen với các dụng cụ, hóa chất, một số thao tác thực hành cơ bản trong môn Hóa học.

3. Thái độ

- Học sinh có hứng thú say mê môn học, ham thích đọc sách.

- Học sinh nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát được và tự rút ra kết luận.

 

doc 210 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lý Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày dạy:	
Tiết 1 - Bài 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh nắm được:
- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.
- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó cần có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
- Các phương pháp học tập bộ môn và phải biết làm thế nào để học tốt môn hóa học.
2. Kĩ năng
- Làm quen với các dụng cụ, hóa chất, một số thao tác thực hành cơ bản trong môn Hóa học.
3. Thái độ
- Học sinh có hứng thú say mê môn học, ham thích đọc sách.
- Học sinh nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát được và tự rút ra kết luận.
* Trọng tâm: 
- HS nắm được hóa học là gì, vai trò của hóa học trong cuộc sống, cần làm gì để có thể học tốt môn hóa học.
- HS được làm quen với các dụng cụ, hóa chất, một số thao tác thực hành cơ bản trong môn Hóa học. 
II. Chuẩn bị
	Tranh: Ứng dụng của oxi, chất dẻo, nước.
Hóa chất
Dụng cụ
- Dung dịch CuSO4
- Dung dịch NaOH
- Dung dịch HCl
- Đinh sắt đã chà sạch
- Ống nghiệm có đánh số
- Giá ống nghiệm
- Kẹp ống nghiệm
- Thìa và ống hút hóa chất
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định lớp (5p)
 GV kiểm tra sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu hóa học là gì? (15p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giới thiệu sơ lược về bộ môn hóa học trong chương trình.
- Để hiểu “Hóa học là gì” chúng ta sẽ cùng tiến hành 1 số thí nghiệm sau:
+ Giới thiệu dụng cụ và hóa chất g Yêu cầu HS quan sát màu sắc, trạng thái của các chất.
+ Hướng dẫn học sinh hoạt động theo bàn.
+ Yêu cầu học sinh đọc nội dung thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 trong SGK/T.3
+ Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. 
* Dùng ống hút, nhỏ 1 vài giọt dd CuSO4 ở ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2 đựng dd NaOH.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng dd HCl.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dd CuSO4.
g Yêu cầu HS quan sát, rút ra nhận xét.
?Tìm đặc điểm giống nhau giữa các thí nghiệm trên.
?Tại sao lại có sự biến đổi chất này thành chất khác. gChúng ta phải nghiên cứu tính chất của các chất g Ứng dụng những tính chất đó vào cuộc sống.
Hoạt động theo bàn:
+ Quan sát và ghi:
*Ống nghiệm 1: dung dịch CuSO4: trong suốt, màu xanh.
*Ống nghiệm 2: dung dịch NaOH: trong suốt, không màu.
*Ống nghiệm 3: dung dịch HCl: trong suốt, không màu.
 *Đinh sắt: chất rắn, màu xám đen.
+ Làm theo hướng dẫn của giáo viên .
+ Quan sát, nhận xét.
+ Ghi nhận xét vào giấy.
	Nhận xét
*Nhỏ 1 vài giọt dd CuSO4 vào ống nghiệm 2 đựng dd NaOH gỞ ống nghiệm 2 có chất mới màu xanh, không tan tạo thành.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng dd HCl g ở ống nghiệm 3 có bọt khí xuất hiện.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dd CuSO4gPhần đinh sắt tiếp xúc với dd có màu đỏ.
- Đều có sự biến đổi chất .
- Đọc kết luận SGK/T.3
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
I. HÓA HỌC LÀ GÌ?
 Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của hóa học trong đời sống (10p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc các câu hỏi mục II.1 SGK/T.4
- Thảo luận theo bàn để trả lời câu hỏi.(4’)
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Giới thiệu tranh: ứng dụng của oxi, nước và chất dẻo.
?Theo em hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
- 2 HS đọc câu hỏi SGK.
- Thảo luận và ghi vào giấy.
+ Vật dụng dùng trong gia đình: ấm, dép, đĩa 
+ Sản phẩm hóa học dùng trong nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, 
+ Sản phẩm hóa học phục vụ cho học tập: sách, bút, cặp, 
+ Sản phẩm hóa học phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe: thuốc,
II. HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA?
 Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta: SGK/T.4
Hoạt động 3: Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học (10p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS tự đọc mục III SGK/T.5
- Thảo luận theo bàn (5’) để trả lời câu hỏi sau: “Muốn học tốt môn hóa học các em phải làm gì?”
- Gợi ý cho HS thảo luận theo 2 phần:
- Yêu cầu các bàn trình bày, bổ sung.
? Vậy theo em để học tốt môn hóa học ta cần phải làm gì.
- Cá nhân tự đọc SGK/5.
- Thảo luận theo bàn và ghi vào giấy theo câu hỏi.
?Các hoạt động cần chú ý khi học tập bộ môn.
?Tìm phương pháp tốt để học tập môn hóa học.
+ Đại diện theo bàn báo cáo thảo luận.
+ Đại diện các bàn khác cho nhận xét bổ sung.
- Cuối cùng HS ghi nội dung chính của bài học.
III. CÁC EM CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC? 
+ Thu thập tìm kiếm kiến thức.
+ Xử lý thông tin.
+ Vận dụng.
+ Ghi nhớ.
+ Biết làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
+ Có hứng thú say mê.
+ Phải nhớ 1 cách chọn lọc.
+ Phải đọc thêm sách.
3. Củng cố (3p)
	- Hóa học là gì? Cho ví dụ?
	- Em sẽ làm gì để học tốt môn Hóa học?
4. Dặn dò (2p)
- Đọc bài 2 SGK - mục I, II.
Chương 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ.
Ngày soạn: 	
Ngày dạy: 	
Tiết 2 - Bài 2: CHẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.
 (Chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lý của chất)
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
3. Thái độ
	- Học sinh có hứng thú say mê môn học.
	- Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.
II. chuẩn bị
1. Giáo viên
Hóa chất
Dụng cụ
- Sắt miếng hoặc Nhôm. 
- Nước cất. 
- Muối ăn.
- Lưu huỳnh
- Cân. 
- Đũa và cốc thuỷ tinh có vạch. 
- Nhiệt kế . 
- Đèn cồn, kiềng đun.
2. Học sinh: Đọc trước bài
III. Các hoạt động
1. Ổn định lớp (2p)
 GV kiểm tra chuẩn bị bi học của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ (4p)
CH 1: Hóa học là gì?
CH 2: Vai trò của hóa học trong đời sống.
3. Vào bài mới
	Ở bài học trước các em đã biết: Môn hóa học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi của chất. Trong bài học này các em sẽ làm quen với chất.
Hoạt động 1: Tìm hiều: các chất có ở đâu (13p)?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
?Hãy kể tên 1 số vật thể ở xung quanh chúng ta.
 - Các vật thể xung quanh ta được chia thành 2 loại chính: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.gHãy đọc SGK mục I/7, thảo luận theo theo bàn để hoàn thành bảng sau:
TT
Tên vật thể
Vật thể
Chất cấu tạo vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Cây mía
2
Sách
3
Theo bàn ghế
4
Sông suối
5
Bút bi
- Nhận xét bài làm của các theo bàn.
*Chú ý: 
 Không khí: vật thể tự nhiên gồm: Oxi, Nitơ, Cacbonic,
?Qua bảng trên theo em: “Chất có ở đâu?”
- Theo bàn ghế, sách, bút, quần áo, cây cỏ, sông suối, 
- Cá nhân tự đọc SGK.
- Học sinh thảo luận theo bàn (4’)
- Đại diện 2 theo bàn trình bày, các theo bàn còn lại nhận xét, bổ sung. 
TT
Tên vật thể
Vật thể
Chất cấu tạo vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Cây mía
X
Đường, nước, xenlulozo
2
Sách
X
Xenlulo
3
Theo bàn ghế
X
Xenlulo
4
Sông suối
X
Nước, 
5
Bút bi
X
Chất dẻo, sắt, 
- Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể nơi đó có chất hay chất có ở khắp mọi nơi.
I. CHẤT CÓ Ở ĐÂU? 
 Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của chất (12p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Thuyết trình: Mỗi chất có những tính chất nhất định:
+ Tính chất vật lý: g ví dụ: màu sắc, mùi vị, trạng thái, tính tan, nhiệt độ sôi,  
+ Tính chất hóa học: g ví dụ: tính cháy được, bị phân huỷ, 
- Ngày nay, khoa học đã biết Hàng triệu chất khác nhau, nhưng để phân biệt chất này với chất khác ta phải dựa vào tính chất của chất. Vậy, làm thế nào để biết được tính chất của chất? 
- Trên khay thí nghiệm của mỗi bàn gồm: nhôm, cốc đựng muối ăn. Với các dụng cụ có sẵn trong khay gcác theo bàn hãy thảo luận, tự tiến hành 1 số thí nghiệm cần thiết để biết được tính chất của các chất trên.
- Hướng dẫn:
+ Muốn biết muối ăn, nhôm có màu gì, ta phải làm như thế nào?
+ Muốn biết muối ăn và nhôm có tan trong nước không, theo em ta phải làm gì?
+ Ghi kết quả vào bảng sau:
Chất
Cách thức tiến hành
Tính chất của chất
Nhôm 
Muối 
- Vậy bằng cách nào người ta có thể xác định được tính chất của chất?
- Giải thích cho HS cách dùng dụng cụ đo.
- Thuyết trình: 
+ Để biết được tính chất vật lý: chúng ta có thể quan sát, dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm.
+ Để biết được tính chất hóa học của chất thì phải làm thí nghiệm.
- Nghe – ghi nhớ và ghi vào vở.
- Thảo luận theo bàn (5’) để tìm cách xác định tính chất của chất.
Chất
Cách thức tiến hành
Tính chất của chất
NHÔM
- Quan sát 
- Cho vào nước . 
- Cân
cho vào cốc nước có vạch để đo V.
- Chất rắn, màu trắng bạc
- Không tan trong nước
- m =?
- V =?
Khối lượng riêng:
=?
Muối
- Quan sát
- Cho vào nước
- Đốt
- Chất rắn, màu trắng 
- Tan trong nước
- Không cháy được 
- Người ta thường dùng các cách sau: 
+ Quan sát.
+ Dùng dụng cụ đo. 
+ Làm thí nghiệm.
II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định
a. Tính chất vật lý: 
+ Trạng thái, màu sắc, mùi vị.
+ Tính tan trong nước.
+ Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
+ Tính dẫn diện, dẫn nhiệt.
+ Khối lượng riêng 
b. Tính chất hóa học:khả năng biến đổi chất này thành chất khác.
VD: khả năng bị phân hủy, tính cháy được, 
Cách xác định tính chất của chất:
+ Quan sát 
+ Dùng dụng cụ đo.
+ Làm thí nghiệm.
Hoạt động 3: Việc tìm hiểu tính chất của chất có lợi ích gì (8p)?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
? Tại sao chúng phải tìm hiểu tính chất của chất và việc biết tính chất của chất có ích lợi gì.
gĐể trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng làm thí nghiệm sau:
Trong khay thí nghiệm có 2 lọ đựng chất lỏng trong suốt không màu là: nước và cồn (không có nhãn). Các em hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt 2 chất trên Gợi ý: Để phân biệt được cồn và nước ta phải dựa vào tính chất khác nhau của chúng. Đó là những tính chất nào?
- Hướng dẫn HS đốt cồn và nước: lấy 1 - 2 giọt nước và cồn cho vào lỗ nhỏ của đế sứ. gDùng que đóm châm lửa đốt.
†Theo em tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất?
- Biết tính chất của chất còn giúp ta biết sử dụng chất và biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống sản xuất.
- Kể 1 số câu chuyện nói lên tác hại của việc sử dụng chất không đúng do không hiểu biết tính chất của chất như khí độc CO2, axít H2SO4, 
- Kiểm tra dụng cụ và hóa chất trong khay thí nghiệm.
- Hoạt động theo theo bàn (3’)
Để phân biệt được cồn và nước ta phải dựa vào tính chất khác nhau của chúng là: cồn cháy được còn ... nh và định lượng. 
3. Thái độ: 
- Kiểm tra ý thức tự giác trong học tập của HS. 
II. Chuẩn bị
1. Ma trận đề kiểm tra:
2. Đề kiểm tra: gồm 32 câu trắc nghiệm.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. 
2. Phát đề kiểm tra: 
3. Thu bài: Nhận xét - đánh giá giờ kiểm tra.
4. HDVN: Ôn luyện các bài tập về dung dịch.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận biết
Tổng
(Số câu)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Oxi - Không khí
2 
1
2. Hiđro - Nước
3, 4, 5, 6, 7, 26, 27, 28, 29 
8, 18, 21, 25
23, 24, 30
16
3. Dung dịch
1, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 31
16 
17, 19, 20, 22, 32
15
Tổng
(Số câu)
18
6
8
32
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?
 A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi.
 B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.
 C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi.
 D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.
Câu 2: Cho các oxit: CO2, N2O, Fe2O3, MgO. Oxit có phần trăm khối lượng oxi nhỏ nhất là:
 A. N2O 	 B. Fe2O3	 C.CO2 D. MgO
Câu 3: Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy gây tiếng nổ vì:
A. Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi.
B. Phản ứng này tỏa nhiều nhiệt.
C. Thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ mà ta nghe được.
D. Hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây không được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.	
B. 2H2O 2H2 + O2.
C. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
D. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.	
Câu 5: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm chứa CuO nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, hiện tượng quan sát được là:
 A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành.
 B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành.
 C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước tạo thành.
 D. Có tạo thành chất rắn màu đen, có hơi nước tạo thành.
Câu 6: Chọn phát biểu chưa đúng.
 A. Hiđro là chất nhẹ nhất trong các chất.
 B. Ở nhiệt độ thích hợp, hiđro có thể kết hợp với đơn chất oxi và nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.
 C. Hiđro được dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không. 
 D. Hiđro là nguồn nguyên liệu trong sản xuất amoniac, axit, 
Câu 7: Tất cả các kim loại trong dãy nào dưới đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Fe, Zn, Li, Sn.	 B. Cu, Pb, Rb, Ag.	
C. K, Na, Ca, Ba.	 D. Al, Hg, Cs, Sr.
Câu 8: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?
A. CuO + H2 Cu + H2O.	 B. Mg + 2HCl MgCl2 + H2.
C. Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O.	 D. Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu.
Câu 9: Axit không tan trong nước là
A. H2SO4.	B. H3PO4.	C. HCl.	D. H2SiO3.
Câu 10: Bazơ nào sau đây không tan trong nước?
A. Cu(OH)2.	B. Ca(OH)2.	C. Ba(OH)2.	D. NaOH.
Câu 11: Muối không tan trong nước là
A. Na2S.	B. KCl.	C. K2CO3.	D. FeS.
Câu 12: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước như thế nào?
 A. Đều giảm	 B. Đều tăng 
 C. Không thay đổi D. Phần lớn là tăng
Câu 13: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là số gam chất đó tan trong
 A. 100g dung dịch. 
 B. nước tạo ra 100g dung dịch.
 C. 100g dung môi. 
 D. 100g nước để tạo dung dịch bão hòa.
Câu 14: Nồng độ mol của dung dịch là
 A. số gam chất tan trong 1 lit dung dịch
 B. số mol chât tan trong một lit dung dịch
 C. số mol chât tan trong một lít dung môi
 D. số gam chất tan trong một lít dung môi
Câu 15: Chọn câu phát biểu đúng: Người ta quy ước khi trộn 100 ml rượu etylic với 50 ml nước thì: 
 A. Rượu là chất tan còn nước là dung môi
 B. Rượu là dung môi còn nước là chất tan
 C. Coi chất nào là chất tan cũng đúng
 D. Chất tan phải là chất rắn và dung môi phải là chất lỏng
Câu 16: Với một lượng chất tan xác định, khi tăng thể tích dung môi thì:
 A. C% tăng, CM tăng.                                   B. C% giảm, CM giảm.
 C. C% tăng, CM giảm.                                 D. C% giảm, CM tăng.
Câu 17: Ở 20oC hoà tan 40 gam KNO3 vào trong 95 gam nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là
A. 40,1 gam.	B. 44, 2 gam.	C. 42,1 gam.	D. 43,5 gam.
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau: Na M Cu N Cu
M và N lần lượt là chất nào sau đây?
A. NaOH và Cu.	 B. H2 và CuO.	
C. Na2O và CuO.	 D. NaOH, CuO.
Câu 19: Hòa tan 117g NaCl vào nước để được 1,25 lit dung dịch. Dung dịch thu được có nồng độ mol là:
A. 1,8M	 B. 1,7M	 C. 1,6M	 D. 1,5M	
Câu 20: Muốn pha 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M thì khối lượng CuSO4 cần lấy là
A. 10,8 gam.	B. 12,8 gam.	C. 5,04 gam.	D. 10 gam.
Câu 21: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chứa khối lượng hiđro là nhiều nhất:
A. 18 gam H2O B. 53,5 gam NH4Cl
 C. 63 gam HNO3 D. 40 gam NaOH
Câu 22: Hòa tan 50 gam NaCl vào 450 gam nước thì thu được dung dịch có nồng độ 
 A. 15%	 B. 20%	 C. 10%	 D. 5%
Câu 23: Đốt hỗn hợp gồm 10 ml khí H2 và 10 ml khí O2. Khí nào còn dư sau phản ứng?
 A. H2 dư. B. O2 dư.
 C. Hai khí vừa hết. 	 D. Không xác định được.
Câu 24: Cho các kim loại K, Ca, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl. Nếu cho cùng số mol mỗi kim loại trên tác dụng với axit HCl thì kim loại nào cho nhiều hiđro hơn?
A. Al.	B. Ca.	C. K.	D. Al và K.
Câu 25: Để có hỗn hợp nổ cần lấy H2 và O2 theo tỉ lệ thể tích H2 và O2 là bao nhiêu?
A. 2: 3.	B. 1: 2.	C. 1: 1.	D. 2: 1.
Câu 26: Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất gọi là:
A. Phản ứng oxi hóa – khử.	B. Phản ứng hóa hợp.
C. Phản ứng thế.	D. Phản ứng phân hủy.
Câu 27: Chọn câu đúng
A. Phương trình hóa học: 2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3 thuộc loại phản ứng phân hủy.
B. Phương trình hóa học: 2H2O ® 2H2↑ + O2↑ thuộc loại phản ứng hóa hợp.
C. Phương trình hóa học: CuSO4 + Fe ® FeSO4 + Cu thuộc loại phản ứng thế.
D. Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2↑ thuộc loại phản ứng phân hủy.
Câu 28: Cho các phản ứng sau:
(1) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓;	 (2) Na2O + H2O → 2NaOH
(3) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑;	 (4) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(5) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑;	 (6) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu↓
(7) CaO + CO2 → CaCO3;	 (8) HCl + NaOH → NaCl + H2O
Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 29: Khí hiđro cháy trong không khí với ngọn lửa màu
A. xanh nhạt.	B. vàng nhạt.	C. tím.	D. đỏ.
Câu 30: Cho 12 gam CuO tác dụng hoàn toàn với khí H2 đun nóng. Khối lượng đồng thu được là
A. 9,6 gam.	B. 6,4 gam.	C. 7,68 gam.	D. 8,96 gam.
Câu 31: Muối của kim loại nào sau đây đều tan trong nước?
A. Sắt.	B. Đồng.	C. Nhôm.	D. Na.
Câu 32: Cho 7,8 gam K vào 192,4 gam nước, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam dung dịch. Giá trị của m là
A. 198.	B. 200.	C. 200,2.	D. 203,6.
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
B
C
B
C
A
C
C
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
D
A
D
D
D
B
B
B
Câu
17
18
19
20
21
22
23
24
Đáp án
C
B
C
B
B
C
B
A
Câu
25
26
27
28
29
30
31
32
Đáp án
D
C
C
B
A
A
D
B
Ngày soạn:	
Ngày dạy:	
Tiết 74, bài 45. THỰC HÀNH 7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được:
Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm sau:
- Pha chế dung dịch (đường, natri clorua) có nồng độ xác định.
- Pha loãng hai dung dịch trên để thu được dung dịch có nồng độ xác định.
2. Kĩ năng
- Tính toán được lượng hoá chất cần dùng.
- Cân, đo được lượng dung môi, dung dịch, chất tan để pha chế được một khối lượng hoặc thể tích dung dịch cần thiết.
- Viết tường trình thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
	GV: Dung dịch đường 15%; dung dịch NaCl 0,2M; đường khan; nước cất; cốc 150ml; đủa thủy tinh; ống nghiệm.
	HS: tìm hiểu bài học trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định lớp
	GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp
2. Vào bài mới
	Như các em đã học xong về tính toán và pha chế một dung dịch . Tiết học này các em sẽ được thực hành để tính toán và pha chế được một dung dịch theo nồng cần muốn pha chế.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung thực hành
- GV ghi nội dung thực hành lên bảng và hướng dẩn HS cách thực hành.
- GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
- Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán, cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, có thể hướng dẫn từng theo bàn làm thực hành.
- Lưu ý cho HS tính an toàn trong khi làm thực hành.
- GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
- Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán, cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV.
- GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
- Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán, cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, có thể hướng dẫn từng theo bàn làm thực hành.
- Lưu ý cho HS tính an toàn trong khi làm thực hành.
- GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế. 
- GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
- GV quan sát, có thể hướng dẫn từng theo bàn làm thực hành.
- Lưu ý cho HS tính an toàn trong khi làm thực hành.
- GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế. 
1. Thực hành 1: Tính toán và pha chế dung dịch: 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%
* Tính toán mct = 15 x50/100 = 7,5 (gam)
2
+ mH O cần dùng là: 50 – 7,5 = 42,5 (gam).
* Cách pha chế: Cân 7,5 gam đường khan cho vào cốc có dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5 gam nước, ta được dung dịch đường 15%.
2.Thực hành 2: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M.
*Tính toán nNaCl= 0,2 x100/1000 = 0,02 (mol)
+ mNaCl có khối lượng là: 58,5 x 0,02 = 1,17 gam.
*Cách pha chế: Cân 1,17 gam NaCl khan cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 100ml, được 100 ml dung dịch NaCl 0,2M.
3.Thực hành 3: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15% ở trên.
*Tính toán mct = 5 x50/100 = 2,5 (gam)
+ Khối lượng dung dịch đường 15% chứa 2,5 gam đường là: mdd= 100 x 2,5/15 = 16,7 gam
+ Khối lượng nước cần dùng là: 50 – 16,7 = 33,3 (gam).
*Cách pha chế: Cân 16,7 gam dung dịch đường 15% cho vào cốc chia độ có dung tích 100ml. Rót từ từ 33,3 gam nước cất vào cốc và khuấy đều, được 50 gam dung dịch đường 5%.
4. Thực hành 4: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M từ dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M ở trên.
*Tính toán nNaCl = 0,1 x50/1000 = 0,005 mol
+ Thể tích của dung dịch NaCl 0,2M trong đó có chứa 0,005 mol NaCl là: vdd = 1000 x 0,005/0,2 = 25 (ml)
*Cách pha chế: Đong 25 ml dung dịch NaCl 0,2M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 50ml, được 50ml dung dịch NaCl 0,1M.
3. Dặn dò (2p)
	HS viết bản thu hoạch sau khi làm thí nghiệm thực hành xong.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.doc