Giáo án Hóa học 8 - Trần Thị Loan - Tiết 26: Mol

Giáo án Hóa học 8 - Trần Thị Loan - Tiết 26: Mol

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được:

- Định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở (đktc).

2.Kĩ năng:

- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất .

3.Thái độ: Học sinh có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy. Xây dựng tinh thần học tập nghiêm túc.

4.Trọng tâm:

- Ý nghĩa của mol, khối lượng mol, thể tích mol

II.CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên : Hình vẽ 3.1 SGK/ 64

2. Học sinh: Đọc SGK / 63,64

III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài củ: GV nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.

3.Vào bài mới

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Trần Thị Loan - Tiết 26: Mol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn: 13/11/2011
Tuần: 13	 
Tiết: 26 Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC 
	 Bài 18:	 MOL
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết được:
- Định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở (đktc).
2.Kĩ năng:	
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất .
3.Thái độ: Học sinh có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy. Xây dựng tinh thần học tập nghiêm túc.
4.Trọng tâm:
- Ý nghĩa của mol, khối lượng mol, thể tích mol
II.CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên : Hình vẽ 3.1 SGK/ 64
2. Học sinh: Đọc SGK / 63,64
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài củ: GV nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.
3.Vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu mol là gì
-Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử của chất đó
-6.1023 được làm tròn từ số 6,02204.1023 và được gọi là số Avôgađro kí hiệu là N.
-Trong 1 mol nguyên tử Fe có chứa bao nhiêu nguyên tử Fe ?
-Trong 1 mol phân tử H2O chứa bao nhiêu phân tử H2O ?
†Vậy, theo em các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử (phân tử) sẽ như thế nào ?
-Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK/ 65
-Yêu cầu HS các nhóm trình bày, bổ sung.
 -Cuối cùng GV nhận xét, kết luận cho hs ghi nội dung chính bài học.
-Cho Hs đọc phần Em có biết
-HS đọc mục “ em có biết ?”
-Nghe và ghi nhớ : 
1 mol - 6.1023 nguyên tử, p/tử
-1 mol nguyên tử Fe chứa 6.1023 ( hay N) nguyên tử.
-1 mol phân tử H2O chứa 6.1023 ( hay N) phân tử.
-Các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử (phân tử) sẽ bằng nhau.
-Thảo luận nhóm để làm BT1
a.Cứ 1 mol Al có 6.1023 ng/ tử 
vậy 1,5 mol có x nguyên tử 
g
Vậy trong 1,5 mol nguyên tử Al có chứa 9.1023 nguyên tử Al.
b.3.1023 phân tử H2 
c.1,5.1023 phân tử NaCl.
d.0,3.1023 phân tử H2O.
-Đọc SGK g 6.1023là số rất lớn.
I. Mol là gì?
-Mol là lượng chất có chứa N (6.1023) nguyên tử hay phân tử của chất đó.
Hoạt động 2:Tìm hiểu khối lượng mol 
-Giới thiệu: Khối lượng mol (M) là khối lượng của 1 chất tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó.
-Giáo viên đưa ra khối lượng mol của các chất. gyêu cầu HS nhận xét về khối lượng mol và NTK hay PTK của chất ?
-Bài tập: Tính khối lượng mol của: H2SO4, SO2, CuO, C6H12O6.
-Gọi 2 HS lên làm bài tập và chấm vở 1 số HS khác.
-Nghe và ghi nhớ.
- HS tính nguyên tư-phân tử khối của Al, O2, CO2, H2O, N2.
-HS tính nguyên tử- phân tử khối các chất:
NTK/PTK Al O2 CO2 H2O N2
Đ.v.C 	 27 32 44 18 28 
-Khối lượng mol và NTK (PTK) có cùng số trị nhưng khác đơn vị.
-Thảo luận nhóm giải bài tập:
+Khối lượng mol H2SO4 : 98g
+Khối lượng mol SO2 : 64g
+Khối lượng mol CuO: 76g
+Khối lượng mol C6H12O6 : 108g
II. Khối lượng mol (M) 
-Khối lượng mol của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó.
-Khối lượng mol có số trị bằng NTK hoặc PTK.
Hoạt động 3:Tìm hiểu thể tích mol của chất khí 
-Yêu cầu HS nhắc lại khối lượng mol g Em hiểu thể tích mol chất khí là gì ?
-Yêu cầu HS quan sát hình 3.1 SGK/ 64
+Trong cùng điều kiện: t0, p thì khối lượng mol của chúng như thế nào ?
+Em có nhận xét gì về thể tích mol của chúng ?
†Vậy trong cùng điều kiện: t0, p thì 1 mol của bất kì chất khí nào cũng đều chiếm thể tích bằng nhau. Và ở điều kiện tiêu chuẩn (t0=0, p =1 atm) thì V của các chất khí đều bằng nhau và bằng 22,4 lít.
-Yêu cầu HS làm bài tập 3a SGK/ 65
-Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó.
-Trong cùng điều kiện: t0, p thì khối lượng mol của chúng khác nhau còn thể tích mol của chúng lại bằng nhau.
-Nghe và ghi nhớ:
Ở đktc, 1 mol chất khí có V khí = 22,4 lít.
III. Thể tích mol của chất khí (V) 
-Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó.
-Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.
IV. Củng cố:
Bài tập: Có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2 , hãy cho biết:
a.Số phân tử chất mỗi chất ?
b.Khối lượng mol của mỗi chất ?
c.Thể tích mol của các khí trên khi ở cùng điều kiện t0, p thì như thế nào ? Nếu ở cùng đktc, chúng có thể tích là bao nhiêu ?
V. DẶN DÒ
-Học bài. 
-Làm bài tập 1c,d ; 2; 3b; SGK/ 65
-Chuẩn bị bài 19 SGK/ 66, chú ý: 	
*Cách chuyển đổi giữa mol và khối lượng
	*Cách chuyển đổi giữa mol và thể tích chất khí ở đktc
VI.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 26.doc