Giáo án Hóa học 8 - Năm 2011 - Trường THCS Phạm Đình Quy

Giáo án Hóa học 8 - Năm 2011 - Trường THCS Phạm Đình Quy

1/ Kiến thức: Học sinh biết được:

- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

 - Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.

 - Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học?

 + Khi học tập môn hóa học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

 + Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.

2/ Kĩ năng:

- Học sinh bước đầu làm quen với cách làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng.

- Một số kĩ năng cơ bản để học tốt môn hóa học.

3/ Thái độ: Có hứng thú say mê với môn học.

B. Chuẩn bị:

* GV: + Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, dd HCl, đinh Fe.

 + Dụng cụ: Khay nhựa, giá gỗ, ống nghiệm, ống hút hoá chất.

* HS: Nội dung của bài học.

 

doc 159 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Năm 2011 - Trường THCS Phạm Đình Quy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/11 Tiết 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
Ngày dạy: 22/08/11 
A.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Học sinh biết được: 
- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
	- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
	- Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học?
	+ Khi học tập môn hóa học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
	+ Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
2/ Kĩ năng: 
- Học sinh bước đầu làm quen với cách làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng.
- Một số kĩ năng cơ bản để học tốt môn hóa học.
3/ Thái độ:	 Có hứng thú say mê với môn học.
B. Chuẩn bị:
* GV: + Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, dd HCl, đinh Fe.
 + Dụng cụ: Khay nhựa, giá gỗ, ống nghiệm, ống hút hoá chất.
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình giảng dạy :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3/ Bài mới: Giới thiệu môn học
- GV: Giới thiệu về bộ môn và cấu trúc chương trình bộ môn hóa 8 ở THCS.
- GV: Hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học? Các em sẽ biết được trong bài đầu tiên : Mở đầu môn hoá học 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Hóa học là gì?
1. Thí nghiệm
2. Quan sát
3. Nhận xét: 
 Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta?
1/ Trả lời câu hỏi:
2/ Nhận xét:
3/ Kết luận
 Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học?
1. Khi học tập môn Hóa học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau:
- Thu thập tìm kiếm kiến thức.
- Xử lý thông tin.
- Vận dụng
- Ghi nhớ.
2. Phương pháp học tập môn Hóa học như thế nào là tốt? (sgk)
- Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
* Hoạt động 1 : Hoá học là gì?
- GV: Để hiểu r hóa học là gì? Chúng ta cùng tiến hành một vài thí nghiệm đơn giản sau.
- GV: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm1 và thí nghiệm 2.
- GV: + Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
 + Yêu cầu HS quan sát và cho biết: Sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm.
- GV: Qua 2 TN, cho biết hóa học là gì?
- GV: Nhận xét, bổ sung (nếu cần), cho HS ghi 
* Hoạt động 2: Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta?
- GV: Hãy kể tên 1 vài đồ dùng, vật dụng sinh hoạt được sản xuất từ sắt, nhôm, đồng, chất dẻo?
- GV: Hãy kể tên một vài loại sản phẩm hóa học được dùng trong sản xuất nông nghiệp?
- GV: Hãy kể tên những sản phẩm hóa học phục vụ cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe của gia đình em?
- GV: Nêu 1 số ứng dụng của 1 số chất cụ thể.
- GV: Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
GV: Thông báo: Nếu sản xuất và sử dụng các sản phẩm hóa học không đúng qui trình sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.
- GV: Yêu cầu học sinh cho ví dụ:
 - Ảnh hưởng đến sức khỏe.
 - Gây ô nhiểm môi trường.
- GV: Nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 3: Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học?
- GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Muốn học tốt môn hóa học các em phải làm gì?
- GV: Gợi ý các nhóm thảo luận theo 2 phần:
+ Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hóa học?
+ Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt?
- GV: Vậy học thế nào thì được coi là học tốt môn hóa học?
HS:Làm theo yêu cầu của GV
+ Tiến hành TN1, 2
+ Nêu hiện tượng:
TN1:Tạo ra chất mới không tan trong nước
TN2: Tạo ra chất khí sủi bọt
- HS: Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất.
- HS: Soong, nồi, dao, cuốc, xẻng, ấm, bát, đĩa, giầy, dép, xô, chậu 
- HS: Phân đạm, phân lân, phân kali, thuốc trừ sâu 
- HS: + Sách, vở, bút, cặp sách 
 + Các loại thuốc chữa bệnh 
- HS: Lắng nghe.
- HS: Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
HS: Cho ví dụ.
+ Sản xuất và sử dụng sản phẩm hóa học làm ảnh hưởng đến sức khỏe
+ Sản xuất và sử dụng sản phẩm hóa học gây ô nhiễm môi trường.
- HS: Thảo luận nhóm và ghi lại ý kiến của nhóm mình.
+ Các hoạt động cần chú ý: Thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng, ghi nhớ.
+ Phương pháp học tốt môn hóa học: Phải biết làm thí nghiệm, biết quan sát hiện tượng, rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo, nhớ một cách chọn lọc, đọc thêm sách.
- HS: Học tốt môn hóa học là nắm vững kiến thức và 
4/ Củng cố: - Hóa học là gì? - Vai trò của Hóa học trong cuộc sống?
 - Các em cần làm gì để học tốt môn Hóa học?
5/ Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Học bài theo ghi nhớ, kết hợp SGK và vở ghi
b. Bài sắp học: Tiết 2: Chất
 - Chất có ở đâu? Hãy kể tên 3 vật thể được làm bằng: Nhôm, thủy tinh, chất dẻo.
 - Lấy ví dụ chứng tỏ rằng mỗi chất có những tính chất nhất định.
 - Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
D/ Kiểm tra:
Chương I: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ 
Ngày soạn: 18/8/11 Tiết 2: Bài 2: CHẤT
Ngày dạy: 24/8/11 
A. Mục tiêu:
1/ Kiến thức: HS biết được: Khái niệm chất và một số tính chất của chất. (Chất có trong các vật thể xung quanh ta)
2/ Kĩ năng : 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chấtrút ra được nhận xét về tính chất của chất (chủ yếu là tính chất vật lí của chất)
- Phân biệt được chất và vật thể.
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ: đường, muối ăn, tinh bột.
3/ Thái độ : Yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
* GV: + Hoá chất: Miếng sắt, nhôm, nước cất, muối ăn, cồn.
 + Dụng cụ : Cân, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đũa thuỷ tinh, kiềng đun.
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình giảng dạy :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
+ KTM: Hoá học là gì? Các em phải làm gì để có thể học tốt môn Hoá học?
+ Kiểm tra sách, vở học tập của HS.
3/ Bài mới: Giới thiệu chương I: chất - nguyên tử - phân tử, sau đó gọi học sinh đọc những câu hỏi đặt ra ở đầu chương.
- GV: Môn hoá học nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất. Trong bài này ta sẽ làm quen với Chất.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Chất có ở đâu?
Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
II. Tính chất của chất:
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định.
- Mỗi chất có những tính chất vật lý và tính chất hoá học nhất định.
- Cách xác định tính chất của chất:
+ Quan sát .
+ Dùng dụng cụ đo.
+ Làm thí nghiệm.
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất.
- Biết cách sử dụng chất.
- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất 
* Hoạt động 1: Chất có ở đâu?
- GV: Em hãy kể tên một số vật thể ở xung quanh ta?
- GV: Thông báo: Các vật thể xung quanh ta được chia làm 2 loại chính: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo 
- GV: Yêu cầu HS hãy phân loại các vật thể trên?
- GV: Tổ chức để HS thảo luận nhóm bài luyện tập sau:
Tên gọi
Vật thể
Chất
Tự nhiên
Nhân tạo
-Không khí
- Ấm đun nước
- Hộp bút
- Thân cây mía
x
Nitơ, oxi..
- GV: Qua các ví dụ trên, các em hãy cho biết: Chất có ở đâu ?
* Củng cố: Bài tập 3/11 sgk
* Để phân biệt được chất này với chất khác các em phải dựa vào điều gì?
* Hoạt động 2: Tính chất của chất
- GV: Thông báo: Mỗi chất có những tính chất nhất định: Tính chất vật lý và tính chất hoá học.
- GV: + Tính chất vật lý gồm những tính chất gì?
 + Tính chất hoá học gồm những tính chất chất gì?
- GV: Làm thế nào để biết được tính chất của chất?
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Hướng dẫn HS ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng
(Tính chất của nhôm và muối ăn)
- GV: Cùng học sinh tổng hợp lại thành bảng.
- GV: Các em hãy cho biết: Cách để xác định được tính chất của chất?
* Củng cố: 4,5/11 sgk
- GV: Tại sao chúng ta cần phải biết tính chất của các chất? Để trả lời, các em làm thí nghiệm sau: Phân biệt nước và cồn
- GV: Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- GV: Nhận xét, bổ sung ( nếu cần)
- HS: Bàn ghế, cây, cỏ, không khí, sông, suối, sách, vở, bút...
- HS: Phân loại.
 Vật thể tự nhiên: Cây, cỏ, 
 kk, sông, suối.
 Vật thể nhân tạo: Bàn ghế, sách, vở, bút.
HS: Thảo luận và làm vào bảng nhóm 
- HS: Nộp bảng và nhận xét
- HS: Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- HS: Làm bài tập 3/11 sgk.
- HS: Để phân biệt được chất này với chất khác phải dựa vào tính chất của chất
- HS: Thảo luận theo nhóm.
+ Tính chất vật lý:...
+ Tính chất hoá học:...
- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Quan sát 
+ Cân, đo
- HS: Hoạt động cùng với giáo viên
- HS:Cách để xác định: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm.
HS1: Chữa BT 4/11 sgk.
HS2: Chữa BT 5/11 sgk.
- HS: Làm TN theo nhóm.
- HS: Trả lời:
+ Phân biệt được các chất 
+ Biết cách sử dụng chất
+ Biết ứng dụng chất thích hợp
4/ Củng cố: Từng phần
5/ Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi + sgk
 - Làm các bài tập: 1, 2, 6/11 sgk
b. Bài sắp học: Tiết 3: Chất (tt)
 - Hỗn hợp là gì? Cho ví dụ
 - Vì sao nước cất là chất tinh khiết?
 - Làm thế nào để tách được muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước và muối?
D/ Kiểm tra
.
Ngày soạn:23/08/11 Tiết 3: CHẤT (tt)
Ngày dạy: 29/08/11
A. Mục tiêu:
1/ Kiến thức: HS biết được:
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
 2/ Kĩ năng : 
- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát).
3/ Thái độ : Cẩn thận, tự tin, chính xác.
B. Chuẩn bị: 
* GV: + Hoá chất: Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên.
 + Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, đèn cồn, nhiệt kế, ống nghiệm, kiềng sắt, ống hút, tấm kính.
* HS: Nội dung của bài học.
C. Tiến trình giảng dạy : 
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
+ KTM: Làm thế nào để biết được tính chất của chất ? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? Làm BT2/ SGK
+ Kiểm tra vở bài tập, bài soạn của HS.
3/ Bài mới: Như các em đã biết mỗi chất có những tính chất nhất định. Vậy chất như thế nào thì mới có những tính chất nhất định?
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
III. Chất tinh khiết.
1/ Hỗn hợp
2/ Chất tinh khiết
- Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau
Ví dụ: nước tự nhiên
- Có tính chất thay đổi
- Chỉ gồm 1 chất
Ví dụ: nước cất
- Có tính chất nhất định
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
* Nguyên tắc: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý để có thể tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp.
* Ví dụ:
+ Tách muối ra khỏi hỗn hợp nước biển.
+ Tách đường ra khỏi hỗn hợp đường và cát.
* Hoạt động 1: Hỗn hợp - chất tinh khiết
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát các chai nước khoáng, nước cất, nước tự nhiên.
- GV:  ... lại các công thức tính toán và các dạng bài tập đã giải.
D/ KIỂM TRA:
Ngày soạn:19/4/2010
Ngày dạy: 26/4/2010 Tiết 69: ÔN TẬP HỌC KÌ II (tt)
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Ôn tập và nắm cách giải một số dạng bài tập .
2/ Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng giải bài tập hoá học .
3/ Thái độ: Giáo dục lòng ham thích giải bài tập.
B/ CHUẨN BỊ:
1/ GV: một số dạng bài tập 
2/ HS: ôn lại các công thức tính toán và xem laị các bài tập đã giải.
C/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra: Yêu cầu HS viết tất cả các công thức tính toán đã học và kiểm tra vở bài tập.
3/ Bài mới: Để giúp các em nắm vững các công thức tính toán đồng thời vận dụng để giải một số bài tập , hôm nay các em sẽ ôn tập một số dạng bài tập.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I/ Các công thức cần nhớ:
 m=n.M
1/ n= M=
2/ V=n.22,4àn=
3/ CM= n=CM.V
 V=
4/ C%=
mct=,mdd=
5/ D= mdd=D.V
 V=
Hoạt động 1: Ôn tập một số công thức tính toán.
- Yêu cầu HS nhắc lại một số công thức tính toán:
+ Công thức tính khối lượng.
+ Công thức tính thể tích chất khí ở đktc.
+ Công thức tính nồng độ mol.
+ Công thức tính nồng độ phần trăm.
+ Công thức tính khối lượng riêng.
- nhắc lại các công thức đã học
- suy ra các đại lượng liên quan trong công thức.
II/ Bài tập:
3/ Số mol các chất tham gia nFe=
nHCl=
PTHH:Fe + 2HClàFeCl2+H2
 0,3mol 0,4mol
lập tỉ số:> Fe dư
 mFedư=(0,3-0,2).56=5,6g
b- nFeCl2=nH2=nFetg=0,2mol
 mFeCl2=n.M=0,2.127=25,4g
c. VH2=n.22,4=0,2.22,4=4,48l
d/ H2+ CuO à Cu +H2O
 0,2mol 0,2mol
 mCuO=n.M=0,2.80=16g
4/a- mct1=
mct2=
mct=mct1+mct2=5+112,5=117,5g
mdd=mdd1+mdd2=50+450=500g
C=
b- Vdd=
5/ 
Hoạt động 2: Giải bài tập
- HD HS giải BT3:
a- Tính số mol 2 chất tham gia
 Lập tỉ lệ số mol để xác định chất dư.
b- Tính số mol và khối lượng FeCl2 tạo thành sau phản ứng?
c- Tính số mol, thể tích hiđro thu được.
d- Viết PTHH hiđro khử đồng (II) oxit, dựa vào số mol hiđro tính số mol CuO sau đó tính khối lượng CuO cần dùng.
- Gọi 1 HS giải BT3 theo hướng dẫn.
- HD HS giải BT4:
a- + Xác định lượng chất tan trong từng dd sau đó xác định lượng chất tan sau khi trộn.
 + Xác định khối lượng dd.
 + Tính C%
b- Áp dụng công thức Vdd=để tính thể tích dd.
- Yêu cầu HS giải BT theo HD.
- giải BT theo HD của GV
- Nhận xét 
- Thảo luận để thống nhất kết quả.
4/ Củng cố: BT1: Cho 13gZn tác dụng với 0,3 mol HCl. Khối lượng ZnCl2 tạo thành là:
a- 20,4g 	b-10,2g	 c-30,6g 	d-40g
 BT2: Khi làm bay hơi 50g dung dịch muối thu được 0,5g muối khan. Hỏi lúc đầu dung dịch có nồng độ bao nhiêu phần trăm?
a- 1,1% 	b-1% 	c-1,5% 	d- 3% 
5/ Hướng dẫn tự học:
a- Bài vừa học: Hoàn thành các bài tập vào vở.
b- Bài sắp học: Tiết 70: 	Kiểm tra học kì II 
Ôn lại toàn bộ kiến thức chương 4,5,6 và các dạng bài tập đã giải
D/ KIỂM TRA:
Ngày soạn:17/4/2010
Ngày dạy: 20/4/2010 Tiết 70:	KIỂM TRA HỌC KÌ II
A/ MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức: Đánh giá việc nắm kiến thức của HS ở 3 chương 4, 5, 6.
2/ Kĩ năng: 	 Đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập.
3/ Thái độ: 	 Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận, trung thực khi làm bài kiểm tra.
B/ CHUẨN BỊ: 
1/ GV: Đề kiểm tra
2/ HS: Giấy, bút
C/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra:
3/ Bài mới: 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Nội dung kiểm tra
Trình độ kiểm tra
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Tính chất , ứng dụng của hiđro
1(0,5)
1(0,5)
Phản ứng oxi hoá – khử 
1(0,5)
1(0,5)
Tính chất hóa học của nước
1(0,5)
1(0,5)
Axit- bazơ- muối
1(1,0)
1(1,0)
2(2,0)
Dung dịch, nồng độ dung dịch
1(0,5)
1(0,5)
1(0,5)
1(1,0)
1(1,0)
2(1,0)
3(3,0)
Độ tan của một chất trong nước
1(1,0)
1(0,5)
2(1,5)
Pha chế dung dịch
1(0,5)
1(1,0)
1(0,5)
1(1,0)
Tổng
1(0,5)
2(1,0)
1(1,0) 1(1,0)
3(1,5)
2(2,0)
2(1,0)
2(2,0)
14(10,0)
ĐỀ 1
Họ và tên Lớp :
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009- 2010	 Môn: Hóa học 8 - Thời gian: 45 phút
 Giáo viên ra đề: Phạm Thị Nhị
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 
Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu từ câu 1 đến câu 6 (3đ)
Câu 1: Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết 
a. Số gam chất tan trong 100g nước. c. Số gam chất tan trong 100g dung môi.
b. Số gam chất tan trong 100g dung dịch.	 d. Số gam chất tan trong 1lit dung dịch.
Câu 2: Thể tích khí hiđro thu được (đktc) khi cho 32,5g kim loại kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 1,5mol axit clohiđric là
a. 11,2lit	b. 22,4lit	c. 33,6lit	d. 5,6lit
Câu 3: Ở 20oC, 300g nước hòa tan tối đa 264g natri nitrat NaNO3. Vậy độ tan của NaNO3 ở 20oC là	
a. 44g 	b. 88g 	c. 50g 	d. 100g
Câu 4: Nồng độ mol của 1500ml dung dịch NaOH có chứa 120g NaOH là
a. 0,5M	 b. 1M 	c. 2M 	d. 3M
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 46g kim loại natri vào 224ml nước cất ta thấy có chất khí bay ra và tạo ra một dung dịch có tính kiềm. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng là
	a. 20,54% 	b. 35,71% 	c. 29,63%	 d. 29,85%
Câu 6: Khối lượng nước cần dùng để pha chế 150g dung dịch KOH 2,5% từ dung dịch KOH 10% là
a. 50g 	b. 75g 	c.112,5g 	d. 100g 
Câu 7: Hãy tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau(1đ)
a- Phản ứng oxi hóa- khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời (1)..và (2)..
b- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của (3)và ..(4)
PHẦN II: TỰ LUẬN (6điểm)
Câu 1: Độ tan của một chất trong nước là gì? Kí hiệu S= 39,8g cho chúng ta biết điều gì? (1đ)
Câu 2: Trong số những chất sau, chất nào là oxit, axit, bazơ, muối; hãy gọi tên chúng: H2S, Mg(H2PO4)2, Fe2O3, Al(OH)3? (2đ)
Câu 3: Hoà tan 10,6g Na2CO3 vào một lượng nước vừa đủ để tạo thành 200ml dung dịch Na2CO3. Biết dung dịch này có khối lượng riêng là 1,05g/ml.
a- Tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch thu được.(2đ)
b- Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 100ml dung dịch trên để được dung dịch Na2CO3 0,125M? (1đ)
( Cho Na=23, C=12, O=16, H=1, Zn=65 )
---***Hết***---
Họ và tên Lớp:.
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009- 2010	 Môn: Hóa học 8 - Thời gian: 45 phút
ĐỀ 2
 Giáo viên ra đề: Phạm Thị Nhị
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 
Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu từ câu 1 đến câu 6 (3đ)
Câu 4: Nồng độ mol của 1500ml dung dịch NaOH có chứa 120g NaOH là
a. 0,5M	 b. 1M 	c. 2M 	d. 3M
Câu 1: Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết 
a. Số gam chất tan trong 100g nước. c. Số gam chất tan trong 100g dung môi.
b. Số gam chất tan trong 100g dung dịch.	 d. Số gam chất tan trong 1lit dung dịch.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 46g kim loại natri vào 224ml nước cất ta thấy có chất khí bay ra và tạo ra một dung dịch có tính kiềm. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng là
	a. 20,54% 	b. 35,71% 	c. 29,63%	 d. 29,85%
Câu 3: Ở 20oC, 300g nước hòa tan tối đa 264g natri nitrat NaNO3. Vậy độ tan của NaNO3 ở 20oC là	
a. 44g 	b. 88g 	c. 50g 	d. 100g
Câu 6: Khối lượng nước cần dùng để pha chế 150g dung dịch KOH 2,5% từ dung dịch KOH 10% là
a. 50g 	b. 75g 	c.112,5g 	d. 100g 
Câu 2: Thể tích khí hiđro thu được (đktc) khi cho 32,5g kim loại kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 1,5mol axit clohiđric là
a. 11,2lit	b. 22,4lit	c. 33,6lit	d. 5,6lit
Câu 7: Hãy tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau(1đ)
a- Phản ứng oxi hóa- khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời (1)..và (2)..
b- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của (3)và ..(4)
PHẦN II: TỰ LUẬN (6điểm)
Câu 1: Độ tan của một chất trong nước là gì? Kí hiệu S= 36g cho chúng ta biết điều gì? (1đ)
Câu 2: Trong số những chất sau, chất nào là oxit, axit, bazơ, muối; hãy gọi tên chúng: H2S, Mg(H2PO4)2, Fe2O3, Al(OH)3? (2đ)
Câu 3: Hoà tan 10,6g Na2CO3 vào một lượng nước vừa đủ để tạo thành 200ml dung dịch Na2CO3. Biết dung dịch này có khối lượng riêng là 1,05g/ml.
a- Tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch thu được.(2đ)
b- Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 100ml dung dịch trên để được dung dịch Na2CO3 0,125M? (1đ)
( Cho Na=23, C=12, O=16, H=1, Zn=65 )
---***Hết***---
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1
Phần I: Trắc nghiệm(4 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
a
b
c
d
c
Biểu điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 7: 	(1) sự oxi hóa 	(2) sự khử
(3) dung môi 	(4) chất tan
 Mỗi vị trí điền đúng 0,25 điểm x 4= 1 điểm
Phần II: Tự luận (6điểm)
Câu 1: 	 - Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó có thể hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. 0,5 điểm
 	- Kí hiệu S= 39,8g cho biết ở 100oC, 100g nước hòa tan tối đa 39,8g NaCl để tạo ra dung dịch NaCl bão hòa. 0,5 điểm
Câu 2: 	H2S 	: axit sunfuhiđric , 	hợp chất axit.
Mg(H2PO4)2 : Magiê đihiđrophotphat,	hợp chất muối.
 	Fe2O3 	: Sắt(III) oxit, 	hợp chất oxit.
 	Al(OH)3	: nhôm hiđroxit,	hợp chất bazơ.
Gọi tên đúng mỗi chất 	0,25 điểm x 4 = 1 điểm
Phân loại đúng mỗi chất 	0,25 điểm x 4 = 1 điểm
Câu 3:
 a- +Khối lượng dung dịch Na2CO3 là: m=V.D=200.1,05=210(g) 0,5 điểm
 + Nồng độ phần trăm của dung dịch Na2CO3 là 
 C%=.100%=.100%=5,05% 0,5 điểm
 + Số mol của 10,6g Na2CO3 là n== 0,1 (mol) 0,5 điểm
 + Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 là C===0,5(M) 0,5 điểm
 Hay Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 là: C=C%.=5,05.=0,5(M) 
b- Số mol Na2CO3 có trong 100ml dung dịch 0,5M là
 n=CM.V=0,5.0,1=0,05(mol) 0,5 điểm
 - Thể tích dung dịch Na2CO3 0,125M có chứa 0,05 mol Na2CO3 là:
 V===0,4lit=400ml 0,25 điểm
 - Thể tích nước cần thêm vào là: V=400-100=300ml 	 0,25 điểm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2
Phần I: Trắc nghiệm(4 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
c
b
d
b
c
a
Biểu điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 7: 	(1) sự oxi hóa 	(2) sự khử
(3) dung môi 	(4) chất tan
 Mỗi vị trí điền đúng 0,25 điểm x 4= 1 điểm
Phần II: Tự luận (6điểm)
Câu 1: 	 - Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó có thể hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. 0,5 điểm
 	- Kí hiệu S= 36g cho biết ở 20oC, 100g nước hòa tan tối đa 36g NaCl để tạo ra dung dịch NaCl bão hòa. 0,5 điểm
Câu 2: 	H2S 	: axit sunfuhiđric , 	hợp chất axit.
Mg(H2PO4)2 : Magiê đihiđrophotphat,	hợp chất muối.
 	Fe2O3 	: Sắt(III) oxit, 	hợp chất oxit.
 	Al(OH)3	: nhôm hiđroxit,	hợp chất bazơ.
Gọi tên đúng mỗi chất 	0,25 điểm x 4 = 1 điểm
Phân loại đúng mỗi chất 	0,25 điểm x 4 = 1 điểm
Câu 3:
 a- +Khối lượng dung dịch Na2CO3 là: m=V.D=200.1,05=210(g) 0,5 điểm
 + Nồng độ phần trăm của dung dịch Na2CO3 là 
 C%=.100%=.100%=5,05% 0,5 điểm
 + Số mol của 10,6g Na2CO3 là n== 0,1 (mol) 0,5 điểm
 + Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 là C===0,5(M) 0,5 điểm
 Hay Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 là: C=C%.=5,05.=0,5(M) 
b- Số mol Na2CO3 có trong 100ml dung dịch 0,5M là
 n=CM.V=0,5.0,1=0,05(mol) 0,5 điểm
 - Thể tích dung dịch Na2CO3 0,125M có chứa 0,05 mol Na2CO3 là:
 V===0,4lit=400ml 0,25 điểm
 - Thể tích nước cần thêm vào là: V=400-100=300ml 	 0,25 điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoa 8 11 12.doc