Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3: Bài tập về biểu diễn lực

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3: Bài tập về biểu diễn lực

I. Phương pháp giải bài tập.

1. Biểu diễn lực trên hình vẽ.

Biểu diễn lực bằng một véc tơ, ta cần xác định đúng các yếu tố.

- Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc mũi tên.

- Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên.

- Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ lệ xích cho phù hợp.

2. Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ.

Để diễn tả bằng lời các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ cần xác định đúng:

- Gốc của mũi tên ở đâu? đó chình là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3: Bài tập về biểu diễn lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 8 .
Tiết 3
Bài tập về biểu diễn lực
Mục tiêu:
Kiến thức: Biết cách giải và giải được các bài tập về biểu diễn lực.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập vật lí.
Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, hợp tác trong hoạt động nhóm.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Các bài tập trong sách bài tập và sách tham khảo.
Học sinh: Chuẩn bị trước các bài tập trong SBT.
Tiến trình dạy học:
ổn định tổ chức lớp (1’):
Lớp 8 ..
Kiểm tra bài cũ (5’):
Câu hỏi: Nêu cách biểu diễn véc tơ lực?
Trả lời: Ghi nhơ (SGK tr16)
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu phương pháp giải bài tập
GV: Biểu diễn một lực bằng véctơ ta cần xác định đúng các yếu tố nào?
HS: Cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
GV: Cho các HS nhận xét câu trả lời của các bạn sau đó nhận xét chung và chuẩn hoá kiến thức.
GV: Để diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ta cần xác định những yếu tố nào?
HS: Cá nhân suy nghi, trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV: Cho các HS nhận xét chéo nhau rồi nhận xét chung và chuẩn hoá kiến thức.
Hoạt động 2 (25’): Giải các bài tập trong sách bài tập.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trả lời các câu hỏi và bài tập trong sách bài tập.
HS: Thảo luận nhóm bàn hoàn thành các câu hỏi và bài tập.
GV: Yêu cầu 2 nhóm đưa ra kết quả của bài 4.1 và 4.2 các nhóm còn lại nhận xét bổ xung.
HS: 2 nhóm trình bày bài 4.1 và 4.2, các nhóm còn lại NX và bổ xung.
GV: Yêu cầu 3 nhóm lên bảng trình bày bài 4.3, 4.4, 4.5 các nhóm còn lại hoàn thiện vào vở bài tập và nhận xét bài làm của các nhóm.
HS: 3 nhóm hoàn thiện 3 bài trên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV: Nhận xét chung, rồi chuẩn hoá kiến thức.
I. Phương pháp giải bài tập.
1. Biểu diễn lực trên hình vẽ.
Biểu diễn lực bằng một véc tơ, ta cần xác định đúng các yếu tố.
- Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc mũi tên.
- Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên.
- Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ lệ xích cho phù hợp.
2. Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ.
Để diễn tả bằng lời các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ cần xác định đúng:
- Gốc của mũi tên ở đâu? đó chình là điểm đặt của lực.
- Phương và chiều mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực.
II. Bài tập vận dụng:
4.1: D
4.2: Tuỳ HS.
4.3: - Khi thả vật rơi, do sức hút của trái đất, vận tốc của vật tăng.
- Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của vật giảm.
4.4:
a) Vật chịu t/d của 2 lực: Fk có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 250N; lực cản Fc có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 150N.
b) Vật chịu t/d của 2 lực: trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ 200N. Lực kéo Fk có phương nghiêng một góc 30o so với phương ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 300N
4.5:
F
Củng cố (2’): Nhắc lại 2 phương pháp giải bài tập và một số lưu ý khi giải bài tập.
Hướng dẫn học ở nhà (2’):
Hoàn thiện lại các bài tập vào vở bài tập
Làm trước các bài tập của bài 5 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docT4 Bai tap ve bieu dien luc.doc