Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 58 đến 61 - Năm học 2006-2007

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 58 đến 61 - Năm học 2006-2007

Gv g.thiệu về các nội dung chính của chương và nội dung của bài học.

HĐ 1. Giới thiệu về hình trụ.

GV dùng dụng cụ mô tả cách tạo ra hình trụ, vẽ hình biểu diễn và g.thiệu các yếu tố của hình trụ qua hình vẽ.

HS:1/ Đọc các nội dung SGK (2 lần).

2/ Trả lời ?1 SGK.

HĐ2. Giới thiệu các mặt cắt của hình trụ.

GV g.thiệu hai mặt cắt qua hình vẽ SGK.

HS trả lời ?2.

Đáp: Mặt nước trong cốc là hình tròn.

Mặt nước trong ống nghiệm không phải là hình tròn, vì ống không song song với trục

HĐ3. Xây dựng công thức tính diện tích xung quanh.

GV giới thiệu cách xây dựng công thức tính diện tích xung quanh.

HS thực hiện ?3 và rút ra tổng quát.

GV chốt lại và nêu công thức.

HĐ4. Tính thể tích của hình trụ.

HS dự đoán công thức tính thể tích hình trụ.

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 58 đến 61 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết số: 58- Tuần: 29; Ngày soạn: 01/4/07- Ngày dạy: 10/4/07
Chương IV: Hình trụ - hình nón - hình cầu
Đ1. Hình trụ – Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ.
I- Mục tiêu.
 	- Khắc sâu các khái niệm hình trụ: đáy, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt song song với trục hoặc với đáy.
	- Nắm chắc và biết vận dụng các công thức tính diện tích xung quanh, diện tich toàn phần, thể tích của hình trụ. 
	- Biết vận dụng vào tính toán một số bài toán trong thực tế. 
II- Chuẩn bị.
HS : Đọc trước bài ở nhà.
GV : Mồ hình về hình trụ	
III- Hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
	(không kiểm tra)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Gv g.thiệu về các nội dung chính của chương và nội dung của bài học.
HĐ 1. Giới thiệu về hình trụ.
GV dùng dụng cụ mô tả cách tạo ra hình trụ, vẽ hình biểu diễn và g.thiệu các yếu tố của hình trụ qua hình vẽ.
HS:1/ Đọc các nội dung SGK (2 lần).
2/ Trả lời ?1 SGK. 
HĐ2. Giới thiệu các mặt cắt của hình trụ.
GV g.thiệu hai mặt cắt qua hình vẽ SGK.
HS trả lời ?2.
Đáp: Mặt nước trong cốc là hình tròn.
Mặt nước trong ống nghiệm không phải là hình tròn, vì ống không song song với trục 
HĐ3. Xây dựng công thức tính diện tích xung quanh.
GV giới thiệu cách xây dựng công thức tính diện tích xung quanh.
HS thực hiện ?3 và rút ra tổng quát.
GV chốt lại và nêu công thức.
HĐ4. Tính thể tích của hình trụ.
HS dự đoán công thức tính thể tích hình trụ.
GV g.thiệu công thức.
HS đọc ví dụ SGK.
GV : Hãy nêu cách tính thể tích của vòng bi.
1. Hình trụ.
- DA và CB là hai đáy là hai hình tròn bằng nhau.
- Cạnh AB và EF và các đường sinh.
- Các đường sinh vuông góc với mp đáy.
- Độ dài đường sinh gọi là chiều cao.
- DC gọi là trục của hình trụ.
2. Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng.
-Khi cắt hình trụ bằng một mp song song với đáy thì mặt cắt là hình tròn bằng hình tròn đáy (h.vẽ SGK)
- Khi cắt hình trụ bằng một mp song song với trục thì mặt cắt là hình chữ nhật bằng hình tròn đáy.
3. Diện tích xung quanh của hình trụ.
- Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ:
 Sxp = 2rh 
- Công thức tính diện tích toàn phần của hình trụ:
 Stp = 2rh+2r2 
4. Thể tích hình trụ.
Công thức tính thể tích hình trụ :
 V = Sđáy.h = r2 .h 
(S là diện tích đáy, h là chiều cao)
Ví dụ : (xem SGK)
4. Củng cố và luyện tập.
	- Tìm các vật thể có dạng hình trụ.
- HS làm bài tập 1 để củng cố lại các khái niệm.
	- HS giải các bài tập 3, 4, 6, 7 SGK.
5. Hoạt động ở nhà.
	-Học bài và làm các bài tập 5, 8, 9 SGK.
6. Rút kinh nghiệm.
....
----------------------Hết-----------------------
Tiết số: 59- Tuần: 30; Ngày soạn: 09/4/07- Ngày dạy: 13/4/07
Luyện tập
I- Mục tiêu.
	-Củng cố lại các kiến thức về hình trụ : đường cao , các đáy, mặt bên, đường sinh, đường cao, các công thức tính diện tích và thể tích của hình trụ.
	-Biết vận dụng các công thức vào giải các bài tập và giải mội số bài toán trong thực tế.
	-Rèn luyện kỹ năng tính diện tích và thể tích.
II- Chuẩn bị.
-HS: Làm các bài tập cho về nhà ở tiết trước, máy tính bỏ túi.
-GV: Bảng phụ chưa bài tập 5, 9 SGK.	
III- Hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
	HS1: Viết công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ. áp dụng tính Sxq và Stp của hình trụ có bán kính đáy bằng 10cm và chiều cao bằng 12cm. (Đáp án: Sxq = 240cm2 ; Stp = 440cm2) 
	HS2: Viết công thức tính thể tích của hình trụ. áp dụng : tính thể tíh của hình trụ biết bán kính đường tròn đáy bằng 10cm và chiều cao là 15cm.
	(đáp số: V = 1500cm3)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ 1. Tính các yếu tố của hình trụ.
-Dựa theo kết quả làm ở nhà, 1 HS lên bảng điền vào bảng phụ.
CáC hs khác nhận xét và hoàn thiện bài tập.
GV chốt: Trong hình trụ, nếu biết bán kính đáy và đường cao thì ta tính được C.vi đáy, Sxq, Stp và V.
HS hoạt động theo nhóm nhỏ để điền vào bảng.
Chọn đại diện hai nhóm lên trình bày.
GV nhận xét và hoàn thiện bài tập.
GV gọi 2 HS lên bảng trình bày, mỗi hs 1 câu.
HS dưới lớp tự làm vào vở.
GV kiểm tra bài trên trên bảng và gọi 3 HS dưới lớp mang bài lên kiểm tra.
HĐ2. Rèn luyện kỹ năng..
-HS đọc đề, suy nghĩ và nêu cách tính bán kính.
GV: ta tính bán kính từ công thức nào ?
HS thực hiện tính bán kính và thể tích.
HĐ3. Vận dụng vào các bài toán trong thực tế.
 HS xác định hình dạng của hộp giấy.
Xác định các kích thước của hộp giấy.
Tính Sxq của hình hộp.
HS So sánh thể ích nước dâng lên với thể tích của tượng đá. (đá không thấm nước)
Xác định hình dạng của khối nước dâng lên.
Tính thể tích của tượng.
Gv chốt lại: Trong vật lý lớp 6, để đo thể tích của một vật có hình dạng bất kỳ không thấm nước, người ta thả vật đó vào bình chia độ hoặc bình tràng rồi đo thể tích phần dâng lên hoặc phần tràn ra ngoài.
1.Bài tập 5 SGK.
R đáy (cm)
Chiều cao
C.vi đáy
D.tích đáy
Sxq (cm2)
T.tích Cm3
1
10
5
4
8
4
2. Bài tập 9.
-D.tích một đáy: . 10 . 10 = 100cm2
-Sxp là: (2 . . 10).12 = 240 cm2
-Stp là : 100.2 + 240 = 440 cm2
3. Bài tập 10.
a) Sxp = 13.3 = 39 cm2.
b) Diện tích hình tròn đáy: .52 = 25
Thể tích : V = 25.8 = 200 628(mm3)
4. Bài tập 6.
Bán kính đường tròn đáy là: Ta có 
Sxq = 2R.h =2.R2 
=> R2 = Sxq/2= 314/2.3,14=50cm
=> R = (cm)
Thể tích của hình trụ: 
V = C.h = .R2.R = 3,14.50. 
 = 1110,16 (cm3)
5. Bài tập 7.
Hộp giấy đựng bóng đèn là 1 hình trụ có đáy là hình vuông với cạnh 4cm và chiều cao 1,2m.
Diện tích của họp giấy là :
Sxq = 4.4.120 = 1920 cm2 = 0,192 m2.
6. Bài tập 11.
Thể tích tượng đá bằng thể tích của nước dâng lên trong hình trụ, khối nước dâng lên là một hình trụ.
Vậy, thể tích của tượng đá là:
V = 12,8 . 0,85 = 10,88 (cm3)
4. Củng cố .
	Qua từng bài tập.
5. Hoạt động ở nhà.
	Làm các bài tập 8, 12, 13, 14
Gợi ý bài 13: Xác định hình dạng các mũi khoan. tính thể tích các lổ khoan. Tính thể tích của tấm kim loại và cuối cùng tính thể tích phần còn lại của tấm kim loại (lấy thể tích tấm kim loại trừ đi thể tích các mũi khoan)
6. Rút kinh nghiệm.
....
----------------------Hết-----------------------
Tiết số: 60, 61- Tuần: 30, 31; Ngày soạn: 14/4/07- Ngày dạy: 17/4/07
Đ2.Hình nón – Hình nón cụt – Diện tích xung quanh 
và thể tích của hình nón, hình nón cụt.
I- Mục tiêu.
 	-Nhớ lại và khắc sâu các khái niệm về hình nón : đáy hình nón, mặt xung quanh, đường sinh, chiều cao, mặt cắt song ong với đáy và hình thành hình nón cụt.
	-Nắm được các công thức tính Sxq, Stp và V của hình nón và hình nón cụt.
 	-Biết vận dụng các công thức vào tính toán và giải các bài tập.
II- Chuẩn bị.
Gv: Mô hình về hình nón, mô hình tạo ra hình nón.	
III- Hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
	(không kiểm tra)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
(trong tiết 1 chỉ dạy phần hình nón)
HĐ 1. Hình thành hình nón và chỉ ra các yếu tố của hình nón.
Gv giới thiệu chiếc nón -> hình nón -> các vật thể có dạng hình nón.
GV giới thiệu hình nón và mô phỏng cách tạo ra hình nón, các yếu tố của hình nón qua mô hình và hình vẽ.
HS dựa trên hình vẽ diễn tả lại các yếu tố của hình nón (đáy, đường sinh, đường cao) 
GV hình nón có bao nhiêu đường sinh?
HS tìm các vật thể có dạng hình nón.
HĐ2. Xây dựng công thức tính diện tích xung quanh.
GV khi cắt hình nón theo một đường sinh và trải diện tích xung quanh lên một mp ta thu được hình gì? Xác định độ dài cung và bán kính của hình quạt.
GV: Tính diện tích của hình quạt này.
HS so sánh dtích hình quạt và diện tích xung quanh của hình nón.
HS rút ra công thức tính diện tích hình nón.
Gv xây dựng công thức tính diện tích xung quanh như SGK.
HĐ3. Tính thể tích của hình nón.
1. Hình nón.
-Đáy hình nón là hình tròn tâm O.
-Mỗi vị trí AC, AD là các đường sinh.
-A là đỉnh của hình nón. AO là đường cao (AOmp đáy).
2. Diện tích xung quanh của hình nón.
Công thức tính diện tích xung quang của hình nón là : 
 Sxp = .r.l 
Trong đó : r bán kính hình tròn đáy.
 l là đường sinh.
3. Thể tích hình nón.
4. Củng cố và luyện tập.
5. Hoạt động ở nhà.
6. Rút kinh nghiệm.
....
----------------------Hết-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docdai so 9 chuong 4.doc