I - Mục tiêu :
- Ôn tập các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây cung và khoảng cách từ tâm đến dây. Về vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn, của hai đường tròn.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào giải một số bài toán cụ thể.
II - Chuẩn bị:
- Nội dung kiến thức, giải trước các bài tập
- Ôn lại toàn bộ kiến thức từ đầu chương
III - Tiến trình dạy học:
1; Ổn định: (1 ph) Sĩ số : .
2: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
- Kết hợp trong giờ
3: Bài mới: ( 38 ph)
Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết: 33 ÔN TẬP CHƯƠNG II (Tiết 1) I - Mục tiêu : - Ôn tập các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây cung và khoảng cách từ tâm đến dây. Về vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn, của hai đường tròn. - Vận dụng được các kiến thức đã học vào giải một số bài toán cụ thể. II - Chuẩn bị: - Nội dung kiến thức, giải trước các bài tập - Ôn lại toàn bộ kiến thức từ đầu chương III - Tiến trình dạy học: 1; Ổn định: (1 ph) Sĩ số :. 2: Kiểm tra bài cũ: (5 ph) - Kết hợp trong giờ 3: Bài mới: ( 38 ph) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết. - Em hãy nêu lại định nghĩa đường tròn. - Trong một đường tròn đường kính và dây cung quan hệ với nhau như thế nào? - Thế nào là tiếp tuyến của đường tròn? - Để chứng minh tiếp tuyến của đường tròn thì ta cần chứng minh điều gì? - Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại 1 điểm thì ta có kết luận gì? Hoạt động 2: Luyện tập - Cho học sinh đọc đề bài (Hướng dẫn học sinh vẽ hình) Cho một em lên bảng ghi giả thiết kết luận - Gọi học sinh nhân xét đánh giá - Em hãy nêu lại các vị trí tiếp xúc của hai đường tròn? - Vậy theo ý a) ta có những đường tròn nào tiếp xúc? - Tứ giác AEHF là hình gì? vì sao? - Xét tam giác BAH ta có AH2 = ? - Xét tam giác BAH ta có AH2 = ? - Vậy ta suy ra được điều gì? - Trong bài toán ta đã vận dụng những phần kiến thức nào? - Đường tròn (0;R) là tập hợp những điểm cách đều 0 một khoảng cho trước R - Học sinh trả lời. - Tiếp tuyến của đường tròn là đường thẳng chỉ có một điểm chung với đường tròn - Học sinh trả lời Hai đường tròn cắt nhau. - Học sinh vẽ hình vào vở - Học sinh lên bảng ghi giả thiết kết luận. - Học sinh nhân xét - Khi (0) và (0') tiếp xúc ngoài thì 00' = R + r - Khi (0) và (0') tiếp xúc trong thì 00' = R - r - Học sinh trả lời. Tứ giác AEHF là hình chữ nhật vì có ba góc vuông - Trong tam giac vuông bình phương cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với hình chiếu tương ứng. I, Lý thuyết: 1; Đường kính và dây cung - Trong một đường tròn đường kính đi qua trung điểm một dây (không đi qua tâm) thì vuông góc với dây đó và ngược lại. - Trong một đường tròn hai dây bằng nhau thì cách đều tâm, dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn. 2; Tiếp tuyến - Tiếp tuyến vuông góc với bán kính của đường tròn tại tiếp điểm. - Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại 1 điểm + Đường nối từ điểm đó đến tâm là phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến. + điểm đó cách đều hai tiếp điểm II Bài tập: Bài 41, Sgk(128) GT Cho (0) Đường kính BC ^ AD HE ^ AB; HF ^ AC; đường tròn (I) và (K) ngoại tiếp D BEH và DHFC. KL a) Xác đinh vị trí tương đối của các đường tròn b) AEHF là hình gì? c) AE.AB = AF.AC Lời giải: a) Ta có 0I = 0B - IB nên (I) tiếp xúc với (0) 0K = 0C - KC nên (K) tiếp xúc với (0) KI = IH + KH nên (I) tiếp xúc với (K) b) Tứ giác AEHF có A = E = F = 900 Nên AEHF là hình chữ nhật c) Xét D BAH ( H = 900) AH2 = AB.AE Xét D CAH (H = 900) AH2 = AC.AF Þ AE.AB = AF.AC 4; Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lại các nội dung kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác. - Xem lại các bài tập đã chữa, giải các bài tập còn lại Sgk(128) chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp.
Tài liệu đính kèm: