Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 32 - Lê Trần Kiên

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 32 - Lê Trần Kiên

I/ MỤC TIÊU:

- Học sinh nắm được các khái niệm hai đường thẳng song song trong không gian, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song trong không gian thông qua hình hộp chữ nhật.

- Thấy được sự khác nhau giữa các khái niệm trên trong hình học phẳng và trong hh không gian.

- Có tư duy trừu tượng hoá, óc quan sát.

II/ CHUẨN BỊ:

- Mô hình hình hộp chữ nhật.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

? Thế nào là hình hộp chữ nhật?

? Vẽ một hình hộp chữ nhật và chỉ ra các mặt, các cạnh, các đỉnh của nó?

3) Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 32 - Lê Trần Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Tiết: 59
Ngày soạn: 18/4/2009
Đ2. hình hộp chữ nhật (tiếp)
I/ Mục tiêu:
Học sinh nắm được các khái niệm hai đường thẳng song song trong không gian, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song trong không gian thông qua hình hộp chữ nhật.
Thấy được sự khác nhau giữa các khái niệm trên trong hình học phẳng và trong hh không gian.
Có tư duy trừu tượng hoá, óc quan sát.
II/ Chuẩn bị:
Mô hình hình hộp chữ nhật.
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là hình hộp chữ nhật?
? Vẽ một hình hộp chữ nhật và chỉ ra các mặt, các cạnh, các đỉnh của nó?
Bài mới:
*HĐ1: Tìm hiểu về hai đường thẳng song song trong không gian:
? Làm ?1 ?
? Từ kết quả của ?1, hãy cho biết thế nào là hai đường thẳng song song trong không gian?
? Kể tên các cặp đường thẳng song song trong hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ ?
? Hai đường thẳng trong không gian có thể có các vị trí tương đối như thế nào?
Giáo viên giới thiệu cho học sinh về các khái niệm hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song, chéo nhau.
? Hai đường thẳng song song trong không gian có tính chất bắc cầu tương tự như trong mặt phẳng không?
*HĐ2: Tìm hiểu về đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song:
? Khi nào thì ta nói đường thẳng d song song với mặt phẳng (P) ?
 Giáo viên giới thiệu cho học sinh khái niệm (nếu có thể, không dừng lại ở hình ảnh mô phỏng)
? Chỉ ra các cặp đường thẳng song song với mặt phẳng trong hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ ?
? Muốn chứng minh một đường thẳng song song với một mặt phẳng hay hai mặt phẳng song song, ta có thể dự vào định nghĩa không?
 Giáo viên giới thiệu và yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét.
*Củng cố: ?3, ?4
 Học sinh thảo luận, trả lời ?1
Học sinh trả lời khái niệm
Học sinh ghi bài
Học sinh trả lời
Học sinh hoạt động nhóm làm ?2
Học sinh ghi bài
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời!
Học sinh đọc bài
1) Hai đường thẳng song song trong không gian:
 B C
A D
 B’ C’
A’ D’
*Hai đường thẳng phân biệt a, b trong không gian có thể:
- Cắt nhau nếu chúng có duy nhất 1 điểm chung.
- Song song nếu chúng cùng nằm trên một mặt phẳng và không có điểm chung nào.
- Chéo nhau nếu chúng không cùng nằm trên bất kỳ 1 mặt phẳng nào.
*Tính chất:
 ị a // c
2) Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song:
- Đường thẳng d được gọi là song song với mặt phẳng (P) nếu nó không có điểm chung với (P)
- Hai mặt phẳng được gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung nào.
*Nhận xét: (SGK/t2/99)
Củng cố:
Củng cố theo tiến trình lên lớp.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm BT 5_9 (SGK/t2/100+101)
BT 6_12 (SBT/t2/106+107)
Đọc trước bài mới.
IV/ Rút kinh nghiệm:
..
..
..
Tiết: 60
Ngày soạn: 18/4/2009
Đ3. thể tích của hình hộp chữ nhật
I/ Mục tiêu:
Học sinh nắm được khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc trong không gian.
Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
Vận dụng vào bài tập.
II/ Chuẩn bị:
Mô hình hình hộp chữ nhật
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu các khái niệm: hai đường thẳng song song; đường thẳng song song với mặt phẳng; hai mặt phẳng song song?
Bài mới:
*HĐ1: Tìm hiểu khái niệm đườngthẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc:
 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình hộp chữ nhật và làm ?1
? Từ nội dung của ?1, hãy cho biết đường thẳng d được gọi là vuông góc với mặt phẳng (P) khi nào?
? Hai mặt phẳng (Q) và (P) được gọi là vuông góc với nhau khi nào?
? Có nhận xét gì về vị trí tương đối của đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (P) tại A và các đường thẳng thuộc (P) và đi qua A?
*Củng cố: ?2, ?3
*HĐ2: Tìm hiểu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật:
 Giáo viên giới thiệu bài toán thể tích tương tự như bài toán tính diện tích (đã học ở Chương II)
? Bằng vào những kiến thức đã học, hãy cho biết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật?
? Đọc ví dụ?
? Ví dụ cho biết gì? Yêu cầu như thế nào?
? Diện tích toàn phần của hình lập phương nghĩa là như thế nào?
? Từ đó tính thể tích của hình lập phương đó như thế nào?
*Luyện tập:
BT12 (SGK/t2/104)
“Định lý Pi-ta-go trong không gian:
d2 = a2 + b2 + c2 ”
Học sinh làm ?1
Học sinh trả lời khái niệm
Học sinh suy nghĩ trả lời
Bảng phụ
Hoạt động nhóm
Học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK và nghe giáo viên giải thích cơ sở của “phép chia” thể tích
Học sinh thực hiện các yêu cầu của giáo viên
Học sinh trả lời
Học sinh lên bảng trình bày
Học sinh khác nhận xét
Bảng phụ
Hoạt động nhóm
1) Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc:
- Đường thẳng d được gọi là vuông góc với mặt phẳng (P) nếu nó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau thuộc (P)
- Mặt phẳng (Q) được gọi là vuông góc với mặt phẳng (P) nếu nó chứa 1 đường thẳng vuông góc với (P)
*Nhận xét: (SGK/t2/101)
2) Thể tích của hình hộp chữ nhật:
a) Công thức tính:
+Hình hộp chữ nhật:
V = abc
+Hình lập phương (cạnh a)
V = a3
b) Ví dụ: (SGK/t2/103)
Giải:
 Diện tích mỗi mặt của hình lập phương là:
216 : 6 = 36
 Độ dài cạnh của hình lập phương:
a = = 6
 Thể tích của hình lập phương:
V = a3 = 63 = 216
Củng cố:
Củng cố từng phần theo tiến trình lên lớp.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm BT 10, 11, 13 (SGK/t2/103+104)
BT 13_17 (SBT/t2/107+108)
IV/ Rút kinh nghiệm:
..
..
..
	Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_32_le_tran_kien.doc