Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 11 - Hoàng Văn Tuấn (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 11 - Hoàng Văn Tuấn (Bản đẹp)

I/ Mục tiêu.

- Củng cố địng nghĩa , tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình thoi

- Rèn kĩ năng vẽ hình , phân tích bài toán , Chứng minh tứ giác là hình thoi

- Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong các bài toán Chứng minh , tính toán .

II/ Chuẩn bị.

 *GV : - Nghiên cứu soạn giảng

 * HS : - Học bài & làm bài tập

III/ Tiến trình lên lớp.

A.Ổn định tổ chức .

B. Kiểm tra bài cũ. - -?Nêu định nghĩa , tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình thoi

C.Bài mới.

 

doc 7 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 11 - Hoàng Văn Tuấn (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn :
Tiết 21
Luyện tập
I/ Mục tiêu.
Củng cố địng nghĩa , tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình thoi 
Rèn kĩ năng vẽ hình , phân tích bài toán , Chứng minh tứ giác là hình thoi 
Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong các bài toán Chứng minh , tính toán .
II/ Chuẩn bị. 
 *GV : - Nghiên cứu soạn giảng
 * HS : - Học bài & làm bài tập 
III/ Tiến trình lên lớp.
A.ổn định tổ chức . 
B. Kiểm tra bài cũ. - -?Nêu định nghĩa , tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình thoi 
C.Bài mới. 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
-? Vẽ hình , ghi giả thiết kết luận 
-? Để Chứng minh EFGH là hình thoi ta làm như thế nào ?
-? Để Chứng minh EF = GF = GH = EH 
ta làm như thế nào 
–GV gọi HS lên bảng chứng minh .
-? Hãy so sánh tính chất 2 đường chéo của HCN và hình thoi .
-? vẽ hình , ghi giả thiết , kết luận 
-? Nêu cách Chứng minh tứ giác EFGH là hình chữ nhật 
–GV gọi HS lên bảng Chứng minh 
–GV gọi HS nhận xét , bổ sung 
–GV nhận xét , chữa 
-?Nhắc lại tâm đối xứng của Hình bình hành 
-?Dựa vào tâm đối xứng của hình bình hành, hãy chứng minh giao điểm 2 đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi .
–GV : gọi HS lên bảng chứng minh 
-? Trục đối xứng của 1 hình là gì ?
-? Chứng minh 2 đường chéo của hình thoi là trục đối xứng của hình thoi như thế nào ?
–GV : gọi HS lên bảng chứng minh 
–GV : Vẽ hình 
-? Dựa vào ĐN, t/c hình thoi để chứng minh .
–GV : gọi HS lên bảng chứng minh .
*Bài tập 75/ 106/sgk
-Xét DAEH & DBEF có :
AH = BF = AD/2 = BC/2
éA = éB = 900 
AE = BE = AB /2 
ị DAEH = DBEF( c. g. c ) 
ị EF = EH ( 2 cạnh tương ứng của 2 tam giác = nhau )
 Chứng minh tương tự .
ị EF = GF = GH = EH 
ị EFGH là hình thoi (theo ĐN )
*Bài tập 76/ 106/sgk
-Vì EF là đường trung bình của DABC 
ị EF // AC 
-Vì HG là đường trung bình của DADC 
ị HG // AC 
ị EF // HG 
-Chứng minh tương tự EH // FG 
ị EFGH là Hình bình hành 
 EF // AC và BD ^ AC nên BD ^ EF 
 EH // BD và EF ^ BD nên EF ^ EH 
Hình bình hành EFGH có éE = 900 nên là hình chữ nhật 
*Bài tập 77/106/sgk
a/ Chứng minh rằng giao điểm 2 đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi .
 Chứng minh 
-Hình bình hành nhận giao điểm 2 đường chéo là tâm đối xứng 
 Mà hình thoi cũng là Hình bình hành nên giao điểm 2 đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi .
b/ Chứng minh rằng : 2 đường chéo của hình thoi là trục đối xứng của hình thoi .
 Chứng minh :
-BD là đường trung trực của AC ị A đối xứng với C qua BD 
-B và D cũng đối xứng với chính nó qua BD 
ị BD là trục đối xứng của hình thoi .
- tương tự ta có : AC cũng trục đối xứng của hình thoi .
*Bài tập 78/106/sgk
-các tứ giác : IEKF ; KGMH là hình thoi vì có 4 cạnh = nhau .
-Theo t/c hình thoi , KI là tia phân giác của góc EKF , KM là tia phân giác của góc GKH 
ị ta chứng minh được I ; K ; M thẳng hàng 
- Chứng minh tương tự ta có : I ; K ; M ; N ; O cùng nằm trên 1 đường thẳng.
D. Củng cố. –GV khái quát lại Hoạt động của thày và trò giải các dạng BT đã chữa 
E. Hướng dẫn về nhà. Làm BT 138 đ 140 /SBT .
IV/Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :
Tiết 22
Hình vuông 
I/ Mục tiêu.
HS hiểu định nghĩa Hình vuông , thấy được Hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật & hình thoi .
Biết vẽ 1 Hình vuông , biết Chứng minh 1 tứ giác là Hình vuông 
Biết vận dụng kiến thức về Hình vuông trong các bài toán Chứng minh , tính toán và trong các bài toán thực tế .
II/ Chuẩn bị. 
 *GV : - nghiên cứu soạn giảng , thước kẻ , compa , êke , phấn màu .Hình vẽ 100/sgk ; 105 , 106 / sgk , phóng to .
 * HS : - Ôn tập định nghĩa , tính chất , dấu hiệu nhận biết Hình bình hành , hình chữ nhật , hình thoi . thước kẻ , compa , êke , phấn màu .
III/ Tiến trình lên lớp.
A.ổn định tổ chức . 
B. Kiểm tra bài cũ. --? Các câu sau đúng hay sai ? 
Hình chữ nhật là Hình bình hành 
Hình chữ nhật là hình thoi 
Trong hình thoi 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và vuông góc với nhau .
Trong Hình chữ nhật 2 đường chéo = nhau và là các đường phân giác của góc của Hình chữ nhật .
Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi 
Hình bình hành có 2 đường chéo = nhau là Hình chữ nhật 
tứ giác có 2 cạnh kề = nhau là Hình thoi 
Hình chữ nhật có 2 cạnh kề = nhau là hình thoi 
C.Bài mới. 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
–GV cho HS quan sát hình vẽ 104 /sgk 
ị Ta nói ABCD là Hình vuông 
-?Hình vuông là gì 
ị Định nghĩa Hình vuông 
-HS đọc định nghĩa Hình vuông sgk / 107.
–GV : Ghi tóm tắt định nghĩa hình vuông
-?Phát biểu định nghĩa Hình vuông dựa vào định nghĩa Hình thoi , Hình chữ nhật .
-?Từ tính chất của Hình chữ nhật , Hình thoi hãy nêu tính chất của Hình vuông .
-?Thảo luận ?1
-? đường chéo của Hình vuông có tính chất gì 
-? Nêu đầy đủ các tính chất của Hình vuông 
-? Hình chữ nhật cần có thêm điều kiện nào để trở thành Hình vuông 
-? Hai đường chéo của Hình chữ nhật cần có thêm điều kiện nào dể trở thành Hình vuông 
-?Khi nào Hình thoi trở thành Hình vuông 
-? Đọc các dấu hiệu nhận biết Hình vuông sgk / 107.
–GV : Yêu cầu HS về nhà tự Chứng minh 5 dấu hiệu nhận biết trên 
-? Tứ giác vừa là Hình chữ nhật , vừa là Hình thoi , Vậy Tứ giác đó có là Hình vuông không ? Vì sao ?
ịNhận xét sgk / 107 .
-HS đọc nhận xét sgk / 107 .
-?Thảo luận ?2
–GV treo hình vẽ 105/ sgk phóng to lên bảng 
-HS đứng tại chỗ trả lời 
D. Củng cố. -*Bài tập 81/ 108/ sgk .
–GV :Treo hình vẽ 106/sgk lên bảng
-? Tứ giác AEDF là hình gì ? Vì sao ?
-HS quan sát hình vẽ trả lời 
-?Có 1 tờ giấy mỏng gấp làm tư . Làm thế nào chỉ cắt 1 nhát để được 1 hình vuông 
-?Hãy giải thích .
–GV : Gấp từ giấy làm tư , cho HS quan sát .
-HS ( ..) 
 -Sau khi gấp tờ giấy làm tư , đo OA = OB , gấp thêo đoạn thẳng AB rồi cắt giấy theo nếp AB .Tứ giác nhận được sẽ là Hình vuông 
-Giải thích : Tứ giác nhận được có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là Hình bình hành . Hình bình hành có 2 đường chéo = nhau nên là Hình chữ nhật . Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc nên là Hình vuông .
1/ định nghĩa ( sgk / 107 ).
-Tứ giác ABCD là Hình vuông
 Û éA=é B = éC = éD = 1V 
 AB = BC = CD = AD
-Hình chữ nhật ABCD là Hình vuông 
Û AB = BC = CD = DA 
-Hình thoi ANCD là Hình vuông 
Û éA = éB = éC = éD = 1V
2/ Tính chất :
* Hình vuông có đầy đủ các tính chất của Hình chữ nhật , Hình thoi .
*Tính chất về đường chéo : Hai đường chéo của Hình vuông = nhau , vuông góc với nhau , là đường phân giác của các góc của Hình vuông 
3/ Dấu hiệu nhận biết ( sgk /107).
*Nhận xét : ( sgk /107 )
4/ Luyện tập 
*Bài tập 81/ 108/ sgk .
-Tứ giác AEDF là Hình vuông vì : Tứ giác AEDF có éA = 450 + 450 = 900
 é E = é F = 900 (gt)
ị Tứ giác AEDF là Hình chữ nhật ( Tứ giác có 3 góc vuông ) .
Hình chữ nhật àEG có AD là phân giác của éA ị AEDF là vẽ Hình vuông ( Theo dấu hiệu nhận biết )
E. Hướng dẫn về nhà.Học bài và làm Bt 79b, 82, 83 / 109/sgk .
IV/Rút kinh nghiệm
..	 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_11_hoang_van_tuan_ban_dep.doc