Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 đến 9 - Đỗ Văn Hai

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 đến 9 - Đỗ Văn Hai

I. MỤC TIÊU :

? Kiến thức : + HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang, biết chứng minh 1 tứ giác là hình thang, hình thang vuông.

 + Biết vẽ hình thang, hình thang vuông, biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông.

 + Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra 1 tứ giác là hình thang.

? Kỹ năng : vận dụng kiến thức đã học vào giải BT thành thạo, vẽ hình chính xác và đẹp.

? Thái độ : cẩn thận, nghiêm túc và tích cực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ :

? GV : thước thẳng, êke, bảng phụ ghi BT và hình 13, 18.

? HS : thước thẳng, êke.

? Phương pháp : đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, diễn giảng, vấn đáp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

doc 51 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 đến 9 - Đỗ Văn Hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	: 1 - Tiết:1
NS 	:
ND 	: 
Lớp: 8CE
CHƯƠNG I : TỨ GIÁC
BÀI 1 : 	TỨ GIÁC 
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : + HS nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi. 
	+ Biết vẽ hình, gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
Kỹ năng : vận dụng kiến thức đã học vào giải BT thành thạo, vẽ hình chính xác và đẹp.
Thái độ : cẩn thận, nghiêm túc và tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
GV : thước thẳng, bảng phụ vẽ hình 1, 2, 3 SGK.
HS : thước thẳng, thước đo góc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
* HOẠT ĐỘNG 1 : (15 ph )
1. Định nghĩa :
- GV gọi vài HS nhắc lại định nghĩa tam giác ABC.
- HS nhắc lại định nghĩa 
- GV đưa hình 1, 2 ở bảng phụ lên cho HS quan sát và hỏi: Ở hình 1, 2 mỗi hình có mấy đoạn thẳng?
- HS quan sát hình và trả lời: mỗi hình có 4 đoạn thẳng.
- Các đoạn thẳng ở hình 1 và hình 2 có gì khác nhau?
- HS: Ở H.1 thì 2 đoạn thẳng bất kỳ không cùng nằm trên 1 đường thẳng, còn ở H.2 thì 2 đoạn thẳng BC và CD nằm trên một đường thẳng. 
Ta gọi hình 1 a, b, c là các tứ giác, còn hình 2 không phải là tứ giác.
- GV : ta nói hình 1.a, b, c là những tứ giác còn hình 2 không phải là tứ giác. 
- Vậy tứ giác ABCD là hình như thế nào?
- HS phát biểu định nghĩa như SGK.
* Định nghĩa: Tứ giác ABCD LÀ hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. 
- GV hướng dẫn HS cách gọi tên tứ giác. 
- HS chú ý lắng nghe.
- GV cho HS làm ?1 tứ giác ở hình 1, tứ giác nào luôn nằm trong 1 nửa mp có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác?
- HS quan sát lại H.11 và trả lời: đó là hình 1a.
?1 Hình 1a.
- GV giới thiệu tứ giác hình 1a gọi là tứ giác lồi.
- GV lắng nghe.
* Vậy:
- Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào?
- HS phát biểu định nghĩa như SGK.
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
?2 a) ... B và C; C và D; D và A
	..... B và D 
 b)	..... BD
 c)	..... BC và CD; CD và DA; DA và AB.
- GV yêu cầu HS đọc phần "chú ý" SGK. 
- HS đọc "chú ý " SGK.
- GV yêu cầu GV làm ?2
- HS làm ?2
- GV đưa bảng phụ đã vẽ hình 3 và lần lượt gọi HS trả lời.
	..... AD và BC
 d) ... 
	... 
 e) .... P	
- GV nhận xét chung.
 ....Q
* HOẠT ĐỘNG 2: (15 ph )
2. Tổng các góc của một tứ giác:
- GV cho HS làm ?3
- HS làm ?3
?3
a) Nhắc lại định lý về tổng ba góc của 1 tam giác.
a) Tổng 3 góc của 1 tam giác bằng 1800
a) Tổng 3 góc của 1 tam giác bằng 1800
b) Vẽ tứ giác ABCD tùy ý. Dựa vào định lí về tổng 3 góc của 1 tam giác, hãy tính tổng :
b) HS vẽ hình và tiến hành tính.
Xét DABD có :
 = 1800 	(1)
- Nếu HS lúng túng GV hướng dẫn HS vẽ đường chéo AC hoặc BD rồi tính.
- HS làm theo hướng dẫn của GV. 
Xét DBCD có :
 = 1800 	(2)
Cộng (1) và (2) được 
 = 3600
- GV : Từ kết quả chứng minh được, em hãy rút ra nhận xét. 
- HS phát biểu định lí như SGK.
* Định lí : Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
4. Củng cố : (10 ph )
- GV gọi HS nhắc lại định nghĩa và tính chất của tứ giác.
- HS phát biểu định nghĩa & tính chất.
- GV gọi HS làm BT1/66 SGK
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS làm 2 câu.
* Hình 5:	a) x = 500
- GV quan sát HS cả lớp làm và hướng dẫn sau đó nhận xét bài làm của HS trên bảng.
	b) x = 900
	c) x = 1150
	d) x = 750
* Hình 6 :
	a) x = = 1000
	b) 10 = 3600 Þ x = 360
5. Dặn dò : (5 ph )
- Học thuộc định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, định lí tổng 4 góc của một tứ giác.
- BT về nhà : 2, 3, 4/66, 67 SGK.
* BT nâng cao : Cho tứ giác ABCD. Các đường phân giác của các góc A và B cắt nhau tại M, các đường phân giác của các góc C và D cắt nhau tại N, AM cắt DN tại E, BM cắt CN tại F. Chứng minh rằng tứ giác EMFN là tứ giác có tổng 2 góc đối của tứ giác bằng 1800
Giải
	Tứ giác EMFN có :
	= 1800 - + 1800 -
	= 3600 - = 1800
Tuần 	: 1 - Tiết:2
NS 	:
ND 	: 
LỚP: 8CE
BÀI 2 : HÌNH THANG 
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : 	+ HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang, biết chứng minh 1 tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
	+ Biết vẽ hình thang, hình thang vuông, biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông.
	+ Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra 1 tứ giác là hình thang.
Kỹ năng : vận dụng kiến thức đã học vào giải BT thành thạo, vẽ hình chính xác và đẹp.
Thái độ : cẩn thận, nghiêm túc và tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
GV : thước thẳng, êke, bảng phụ ghi BT và hình 13, 18.
HS : thước thẳng, êke.
Phương pháp : đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, diễn giảng, vấn đáp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số và tác phong HS.
2. Kiểm tra bài cũ : (5 ph )
- Phát biểu định nghĩa tứ giác, nêu định lý tổng các góc của tứ giác?
- HS phát biểu định nghĩa và nêu định lí về góc của tứ giác.
- BT. Tìm số đo x của hình sau:
- HS làm BT.
a) Tứ giác ABCD có :
	x = 3600 - (1200 + 900 + 900) 
Þ	x = 600
b) Tứ giác ABCD có 
 	x = 3600 - (1100 + 900 + 900) 
Þ	x = 700
3. Bài mới :
* HOẠT ĐỘNG 1 : (20 ph )
1. Định nghĩa:
- GV vẽ sẵn hình 13 ở bảng phụ treo lên bảng.
HS quan sát hình vẽ đã treo trên bảng.
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
- Hãy nhận xét 2 cạnh đối AB và CD. 
- HS : AB/CD và AB, CD là 2 cạnh đối. 
- Ta nói tứ giác ABCD là hình thang. 
- HS nghe GV giới thiệu
- Vậy hình thang là hình như thế nào?
- HS phát biểu ĐN.
- GV giới thiệu các yếu tố của hình thang.
- HS nghe và ghi bài.
- GV yêu cầu HS làm ?1
- HS quan sát hình 15 và trả lời các câu hỏi.
?1 a) Tứ giác ABCD, EFGH là hình thang, tứ giác IMEN không phải là hình thang.
a) Tìm các tứ giác là hình thang 
b) Có nhận xét gì về 2 góc kề 1 cạnh bên của hình thang.
b) Hai góc kề 1 cạnh bên của hình thang bù nhau.
- GV cho HS làm tiếp làm ?2
- HS đọc ?2, quan sát hình và chứng minh dưới sự hướng dẫn của GV. 
?2 a) Xét DABC và DCDA có:
 (so le trong)
 (so le trong)
AC là cạnh chung.
Þ DABC = DCDA (g-c-g)
Þ AD = BC ; AB = CD 
b) Tương tự : 
- Từ bài toán trên em rút ra được nhận xét gì?
DABC = DCDA (g-c-g)
- HS đọc phần "nhận xét"
Þ AD = BC ; 
SGK
Þ AD // BC
* HOẠT ĐỘNG 2: (5 ph )
2. Hình thang vuông:
- GV treo hình 18 lên và hỏi: Hình thang ABCD có đặc điểm gì?
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- GV: ta nói h.thang ABCD là hình thang vuông.
- Vậy hình thang vuông là hình như thế nào?
- HS phát biểu định nghĩa 
* Định nghĩa:
Hình thang vuông là hình có một góc vuông.
4. Củng cố : (10 ph )
- Yêu cầu HS phát biểu lại tính chất của hình thang, hình thang vuông.
- HS phát biểu định nghĩa và tính chất 
- Cho HS làm BT 6/70 SGK. 
- HS dùng êke kiểm tra & trả lời ABCD, IKMN là hình thang.
- Cho HS làm tiếp BT 7/71 SGK.
- HS làm BT7.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm 3 câu.
- GV nhận xét bài làm của HS .
a)	x = 1800 - 1000 = 800
	y = 1800 - 400 	 = 400
b)	x = 500
	y = 700
c)	x = 900
	y = 1800 - 650 = 1150
5. Dặn dò : (5 ph )
- Học thuộc định nghĩa, tính chất của hình thang, hình thang vuông.
- BT về nhà : 8, 9, 10/71 SGK và BT 16, 17 SBT. 
- Hướng dẫn BT9 : muốn chứng minh ABCD là hình thang ta phải chứng minh tứ giác đó có 2 cạnh đối song song. Như vậy, ta phải chứng minh AB//CD hoặc BD/AD.
- Xem trước bài §3. Hình thang cân.
* BT nâng cao : Biết tổng 2 góc đáy của 1 hình thang bằng 900. Chứng minh rằng đoạn thẳng nối các trung điểm của 2 đáy bằng nửa hiệu 2 đáy của hình thang.
Giải
	Xét hình thang ABCD có 
M là trung điểm của AB, N là trung điểm CD
Do nên đường thẳng AD cắt BC tại K.
Khi đó CKD = 900
	Tam giác vuông KAB có KM là trung tuyến 
ứng với cạnh huyền nên KM = 1/2AB
	Tương tự, trong tam giác vuông KCD có KN=1/2CD
Do đó : MN = KN - KM = 1/2(CD - AB)
Tuần 	: 2 - Tiết:3
NS 	:
ND 	: 
Lớp: 8CE
BÀI 3 : HÌNH THANG CÂN
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : + HS nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
	+ Biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và tính chất của hình thagn cân tính toán & chứng minh.
	+ Biết chứng minh 1 tứ giác là hình thang cân.
Kỹ năng : rèn kỹ năng vẽ hình chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.
II. CHUẨN BỊ :
GV : thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ hình 23, 24.
HS : có học bài, làm BT, thước thẳng, thước đo góc.
Phương pháp : đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, diễn giảng, vấn đáp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra bài cũ : (7 ph )
- Hãy nêu định nghĩa hình thang, hình thang vuông.
- HS nêu định nghĩa
- Yêu cầu HS làm BT9/71 SGK. 
- BT9. Ta có : AB = BC.
Þ DABC cân tại B. Þ 
Ta lại có : (vì AC phân giác )
Þ 
Þ ABCD là hình thang.
3. Bài mới :
* HOẠT ĐỘNG 1 : (6 ph )
1. Định nghĩa:
- GV đưa hình 23 lên bảng và yêu cầu HS làm ?1
- HS : 
Hình thang ABCD có đặc điểm gì?
- Góc C và góc Đoạn thẳng là 2 góc gì của hình thang ABCD?
- HS : là 2 góc ở một đáy
?1 
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
- Ta nói ABCD là hình thang cân
- Vậy hình thang cân là hình như thế nào?
- HS phát biểu định nghĩa SGK.
- GV tóm tắt định nghĩa bằng ký hiệu hình học.
- GV yêu cầu HS làm ?2 (GV treo hình 24 trên bảng)
- GV quan sát hình vẽ sẵn ở bảng phụ và trả lời các câu hỏi của ?2
?2
a) Các hình thang cân: ABCD, IKMN, PQST
b) Số đo các góc còn lại: = 1000 ; = 1100
 = 700 ; = 900
c) Hai góc đối của hình thang cân bù nhau.
a) Tìm các hình thang cân
b) Tính các góc còn lại của hình thang đó.
c) Có nhận xét gì về 2 góc đối của hình thang cân?
* HOẠT ĐỘNG 2: (15 ph )
2. Tính chất :
- GV giới thiệu định lí 1.
- HS lắng nghe và ghi định lí 1.
* Định lý 1:
Trong hình thang cân, hai  ... ng. 
Ta có : Ox là đường trung trực của AB nên OA = OB (1)
Oy là đường trung trực của AC nên OA = OC 	 (2)
- GV hướng dẫn từng bước để HS hiểu.
- HS làm vào vở
Từ (1) và (2) Þ OB = OC (3)
Mặt khác : DAOB cân tại O
- Dựa vào tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.
- HS trả lời các câu hỏi
nên = = 
- Hai tam giác: AOB và AOC là tam giác gì? 
DAOB cân tại O nên
= = 
Do đó : AOB + AOC=2(+)
	= 2.900 = 1800
Þ B, O, C thẳng hàng (4)
Từ (3), (4) suy ra B đối xứng với C qua O.
BT 55/96 SGK 
BT55
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- HS đọc đề và hoạt động nhóm sau đó cử đại diện trình bày bài giải, các nhóm khác nhận xét.
- GV hướng dẫn cách làm (nếu HS còn lúng túng) rồi cho HS hoạt động nhóm.
Xét DBOM = DDON có :
= (so le trong)
OB = OD (ABCD là h.b.hành)
= (đối đỉnh)
Þ DBOM = DDON (g.c.g)
Þ OM = ON
- Cần chứng minh OM = ON
- Muốn vậy cần chứng minh DMOB = DNOD.
Do đó O là trung điểm của MN nên M đối xứng với N qua O.
4. Củng cố : (4 ph )
 Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa 2 điểm, 2 hình đối xứng với nhau qua một điểm. 
5. Dặn dò : (2 ph )
- Học thuộc thật kỹ các kiến thức về đối xứng tâm.. - BT về nhà : 100, 101 SBT.
Tuần 	: 8 - Tiết:16
NS 	:
ND 	: 
 LỚP: 8CE
BÀI 9 : HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : + HS hiểu được định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.
	+ Biết vẽ hình chữ nhật, biết cách chứng minh 1 tứ giác là hình chữ nhật. Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật vào tam giác.
Kỹ năng : vẽ hình thành thạo và chính xác, vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật vào giải toán.
Thái độ : cẩn thận, nghiêm túc và tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
GV : thước thẳng, êke, compa, bảng phụ. 
HS : thước thẳng, êke, compa, có xem trước bài mới.
Phương pháp : đặt vấn đề, vấn đáp, diễn giảng, quy nạp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph )
 Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa 2 điểm, 2 hình d với nhau qua 1 điểm, định nghĩa đối xứng của 1 hình.
3. Bài mới :
* HOẠT ĐỘNG 1 : ( 7 ph )
1. Định nghĩa:
- GV vẽ hình 84 SGK và giới thiệu về hình chữ nhật.
- HS quan sát hình vẽ, nghe GV giới thiệu.
- Trên hình có ==== 900 gọi ABCD là hình chữ nhật
ABCD là hình chữ nhật.
- Vậy hình chữ nhật là hình như thế nào?
- HS phát biểu định nghĩa SGK, vài HS nhắc lại.
* Định nghĩa:
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
- GV thể hiện định nghĩa bằng kí hiệu hình học?
?1 ABCD là hình bình hành vì AB//CD, AD//BC (hoặc vì 
- GV yêu cầu HS làm ?1
- HS đọc và tiến hành làm ?1
có các góc đối bằng nhau )
- GV có thể hướng dẫn nếu HS còn lúng túng.
- HS nêu cách c/minh, các HS khác nhận xét.
ABCD là hình thang cân vì AB//CD ; =
- Thông qua ?1 GV giới thiệu hình chữ nhật là trường hợp đặc biệt của hình bình hành và hình thang cân.
- HS lắng nghe.
* HOẠT ĐỘNG 2: ( 7 ph )
2. Tính chất :
- Như giới thiệu ở trên thì hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân.
- HS lắng nghe và ghi vào vở.
Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân.
- Trừ các tính chất của hình bình hành, hãy nêu tính chất của hình chữ nhật.
- HS:+ Các cạnh đối bằng nhau
	+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Từ các tính chất của hình thang cân, hãy nêu tính chất của hình chữ nhật.
- HS : Hai đường chéo bằng nhau.
- GV giới thiệu tính chất hình chữ nhật.
- HS phát biểu vài lần rồi ghi vào vở. 
* Tính chất:
Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
* HOẠT ĐỘNG 3: ( 8 ph )
3. Dấu hiệu nhận biết:
- Tuy hình chữ nhật được định nghĩa là tứ giác có 4 góc vuông nhưng để nhận biết 1 tứ giác là hình chữ nhật, chỉ cần chứng minh tứ giác đó có 1 trong các dấu hiệu sau đây: 
- HS nghe GV giảng bài, ghi dấu hiệu nhận biết vào vở.
- Vài HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết.
a) Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
b) Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
c) Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
-> GV giới thiệu dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
d) Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
- Có thể khẳng định rằng tứ giác có 2 đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật không?
- HS : không, lấy ví dụ minh họa.
- GV yêu cầu HS xem chứng minh SGK.
- HS xem chứng minh SGK
- GV cho HS đọc ?2 và yêu cầu nêu cách kiểm tra tứ giác MNPQ có phải là hình chữ nhật không.
- HS nêu cách kiểm tra, các HS nhận xét lẫn nhau.
?2
- GV nhận xét chung để có câu trả lời đúng.
Với tứ giác MNPQ, nếu ta dùng compa kiểm tra thấy MN = QP, MQ = NP, MP = NQ thì kết luận MNPQ là hình bình hành.
* HOẠT ĐỘNG 4: (14 ph )
4. Áp dụng vào tam giác
- GV cho HS đọc ?3 SGK
- HS đọc ?3
?3
- Tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV lưu ý: HS nên dựa vào dữ kiện có sẵn để kết luận. 
- HS lắng nghe và tiến hành làm, 1 HS trả lời, HS cả lớp nhận xét.
a) 
Tứ giác ABDC là hình bình hành vì các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Hình bình hành ABDC có =900 nên là hình chữ nhật.
- Hãy so sánh độ dài AM và BC.
b) Ta có ABDC là hình chữ nhật nên : AD = BC
- Hình chữ nhật ABDC có 2 đường chéo như thế nào?
- HS : AD = BC 
Mà AM = AD
nên AM = BC
- GV hướng dẫn tiếp.
- HS lắng nghe và ghi vào vở. 
A) Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
- GV tiếp tục cho HS làm ?4
?4
- Tứ giác ABDC là hình gì? Vì sao?
- HS suy nghĩ trả lời.
a) ABDC là hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau nên là hình chữ nhật.
- Tam giác ABC là tam giác gì?
- HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.
b) ABCD là hình chữ nhật nên BAC = 900. Vậy ABC là tam giác vuông.
- GV nhận xét chung, bổ sung nếu cần. 
c) Nếu 1 tam giác có đường trung tuyến ứng với 1 cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
- Từ ?4 , GV cho HS phát biểu định lí nhận biết tam giác vuông nhờ đường trung tuyến. 
- HS phát biểu vài lần định lí rồi ghi vào vở.
* Định lý :
a) Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa.
- GV quan sát HS ghi bài.
b) Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh và bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
4. Củng cố : (4 ph )
- Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
- Phát biểu định lí áp dụng vào tam giác.
5. Dặn dò : (2 ph )
- Học thuộc các kiến thức đã học về hình chữ nhật.
- BT về nhà : 58, 59, 60, 61/99 SGK.
Tuần 	: 9 - Tiết:17
NS 	:
ND 	: 
Lớp: 8CE
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS nắm vững chắc những tính chất và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
Kỹ năng : rèn cho HS kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng nhận biết hình chữ nhật và tư duy logic.
Thái độ : cẩn thận, nghiêm túc và tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
GV : thước thẳng, êke, bảng phụ ghi tính chất và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
HS : thước thẳng, êke, có học bài, làm BT.
Phương pháp : vấn đáp, diễn giảng, quy nạp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra bài cũ : (7 ph )
- Hãy phát biểu định nghĩa và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
- HS phát biểu định nghĩa và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
Sửa BT61/99 SGK. Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Tứ giác AHCE là hình gì? Vì sao?
BT:
AHCE là hình bình hành vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Hình bình hành AHCE là hình chữ nhật vì hai đường chéo bằng nhau (hoặc vì AHC = 900)
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : (30 ph )
BT62/99 SGK (treo bảng phụ)
BT62
- Các câu sau đúng hay sai?
a) Nếu tam giác ABC vuông tại C thì điểm C thuộc đường tròn có đường kính là AB.
- HS đọc đề bài
a) Đúng
b) Nếu điểm C thuộc đường tròn có đường kính là AB (C khác A và B) thì tam giác ABC vuông tại C.
b) Đúng
- GV cho HS hoạt động nhóm
- HS hoạt động nhóm và trả lời.
BT 63/100 SGK
Tìm x trên hình sau:
BT63
- HS đọc yêu cầu đề bài và 
vẽ hình vào vở.
- GV cho HS hoạt động nhóm trong khoảng 5 phút.
- HS hoạt động nhóm, cử đại diện lên bảng trình bày, các nhóm nhận xét lẫn nhau 
Kẻ BH ^ CD. Do đó HC = 5. Xét DBHC có :
BH2 = BC2-HC2 = 132-52 = 144 
- Nếu HS lúng túng GV có thể hướng dẫn: Kẻ BH ^ CD
Þ BH = 12
Þ x = AD = BH = 12
BT 64/100 SGK
BT64
Cho hình bình hành ABCD. Các tia phân giác của góc A, B, C, D cắt nhau như hình. Chứng minh rằng EFGH là hình chữ nhật.
- HS đọc yêu cầu đề bài và vẽ hình vào vở.
- Xét DDEC, hãy tính + rồi suy ra 
- HS : làm theo hướng dẫn của GV. 
* Xét DDEC có :
+ = = 900
Þ = 900
* Xét DBFC có :
+ = = 900
Þ = 900
* Xét DAGB có :
+ = = 900 
- GV vừa hỏi vừa ghi
- HS chú ý theo dõi.
- Tương tự như vậy hãy tính số đo ,
- Tứ giác EFGH có 3 góc vuông là hình gì?
- HS : EFGH là hình chữ nhật. 
Þ = 900
Vậy EFGH là hình chữ nhật.
BT65/100 SGK 
BT 65
Tứ giác ABCD có 2 đường chéo vuông góc với nhau. Gọi E, F, GV, H theo thứ tự là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
- HS đọc yêu cầu đề bài và suy nghĩ.
- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình. 
- Hãy chứng minh EFGH là hình bình hành. 
- Ta có EF ^ BD và EH // BD ta suy ra được gì?
4. Củng cố : (5 ph )
- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
5. Dặn dò : (2 ph )
- Học thuộc các kiến thức về hình chữ nhật.
- Xem lại các BT đã giải.
- BT về nhà : 66/100 SGK.
- Xem trước bài §10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
Duyệt của Ban giám hiệu
Duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_1_den_9_do_van_hai.doc