Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9+10 - Năm học 2011-2012

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9+10 - Năm học 2011-2012

GV: Yêu cầu HS thực hiện ?2 trang 84 SGK

GV: Chuẩn bị sẵn hình vẽ 53, 54 trên bảng phụ, sau đó yêu cầu HS nhận xét. Qua đó nêu ra kết luận của bài học.

GV: Tìm trong thực tế hai hình đối xứng với nhau qua 1 trục. HS: Vẽ hình vào vở, 1 HS khác lên bảng thực hiện.

Định nghĩa: SGK.

Kết luận: tr 85 SGK.

HS tìm.các em khác bổ xung thêm.

Hoạt động 4:

HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG

GV: Cho HS làm ?3 tr 86 SGK.

GV: Liên hệ với lý thuyết

GV: Đưa tấm bìa hình thang cân ABCD,

hình này có trục đối xứng hay không? Biểu diễn trục đối xứng?

GV: Gấp đôi hình thang cân, đường gấp sẽ là trục đối xứng của hình thang cân.

Tiếp tục cho HS làm ?4

? Nhận xét về số trục đối xứng của mỗi hình. HS: Trả lời.

Định nghĩa: SGK.

HS: Trả lời

Định lý: tr 87 SGK.

HS: Một hình có thể không có, có 1; 2; 3.hoặc vô số trục đối xứng.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9+10 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17/9/2011
 Ngày giảng :21/9/2011
Tiết 9
Đ6. Đối xứng trục 
A-Mục tiêu:
	- Kiến thức: HS hiểu định nghĩa hai điểm , hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
	- Kĩ năng: HS nhận biết được cái đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đuờng thẳng, hình thang cân là 	hình có trục đối xứng.
	- Biết về điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho 	trước qua một đường thẳng.
	- HS nhận biềt được hình có đối xứng trong toán học và trong thực tế.
	- Thái độ: Cẩn then, chính xác trong hình vẽ
B- Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: - Thước thẳng, compa , bút dạ , bảng phụ, phấn màu.Hình 53, 54 phóng to.Bìa chữ A, 	 tam giác đều, hình tròn, hình thang cân.
	- HS :- Thước thẳng, compa.Tấm bìa hình thang cân.
C- Tiến trình dạy- học .
Hoạt động của GV 
Hoạt động của hs 
Hoạt động 1: 
Kiểm tra 
GV: Đường trung trực của một đoạn thẳng là gì?
Cho đường thẳng d và một điểm A (A không thuộc d). Hãy vẽ điểm A' sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AA'.
GV cho điểm.
Từ hình vẽ trên, GV giới thiệu khái niệm 2 điểm đối xứng qua một đường thẳng.
A
d
A'
HS: 1 HS lên bảng,
Hoạt động 2: 
Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng 
GV: Thế nào là 2 điểm đối xứng qua đ/thẳng d?
 GV: cho HS đọc định nghĩa.
Nêu ra các trường hợp đặc biệt khi điểm M thuộc đường thẳng d thì điểm M' có vị trí như thế nào đối với đ/ thẳng d.
HS: Trả lời.
Định nghĩa: SGK.
Chú ý: 
Nếu M thuộc đường thẳng d thì M' cũng thuộc d (M trùng M').
Hoạt động 3: 
Hai hình đối xứng qua một đường thẳng 
GV: Yêu cầu HS thực hiện ?2 trang 84 SGK
GV: Chuẩn bị sẵn hình vẽ 53, 54 trên bảng phụ, sau đó yêu cầu HS nhận xét. Qua đó nêu ra kết luận của bài học.
GV: Tìm trong thực tế hai hình đối xứng với nhau qua 1 trục.
d
A
B
A'
B '
HS: Vẽ hình vào vở, 1 HS khác lên bảng thực hiện.
Định nghĩa: SGK.
Kết luận: tr 85 SGK.
HS tìm....các em khác bổ xung thêm.
Hoạt động 4: 
Hình có trục đối xứng 
GV: Cho HS làm ?3 tr 86 SGK.
GV: Liên hệ với lý thuyết
GV: Đưa tấm bìa hình thang cân ABCD,
hình này có trục đối xứng hay không? Biểu diễn trục đối xứng?
GV: Gấp đôi hình thang cân, đường gấp sẽ là trục đối xứng của hình thang cân.
Tiếp tục cho HS làm ?4
? Nhận xét về số trục đối xứng của mỗi hình.
HS: Trả lời.
Định nghĩa: SGK.
HS: Trả lời
Định lý: tr 87 SGK.
HS: Một hình có thể không có, có 1; 2; 3....hoặc vô số trục đối xứng.
Hoạt động 5: 
Củng cố 
GV: Gọi HS trả lời. Bài 2: ( bài 41 tr 88 SGK).
GV yêu cầu HS tìm trục đối xứng của các hình trên mỗi tấm bìa đã chuẩn bị trước.
ΩWG˜D
HS: Trả lời miệng. Một HS lên bảng thực hiện trên bìa:
Ω W G 
D. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm được định nghĩa, định lý, tính chất trong bài. 
	- Bài tập về nhà: từ 35 đến 39 tr 87, 88 SGK.
	- Hướng dẫn bài 38/SGK: 
	Gấp đôi tờ giấy sao cho 2 cạnh bên của tam gíc cân hay hình thang cân trùng vào nhau. Mở tờ 	giấy ra, nếp gấp chính là hình ảnh của trục đối xứng.
-----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:17/9/2011 
 Ngày giảng:22/9/2011
Tiết 10
Luyện tập 
A-Mục tiêu: 
	-Kiến thức: Củng cố kiến thức về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng ( một trục), về hình có trục đối xứng .
	- Kĩ năng:Rèn kĩ năng về hình đối xứng của một hình( dạng hình đơn giản) qua một trục đối xứng.
	Kĩ năng nhận biết hai hình đối xứng nhau qua một trục, hình có trục đối xứng trong thực tế	cuộc sống.
	-Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
B- Chuẩn bị của GV và HS :
	- GV: - Compa, thước thẳng
	- HS : Compa, thước thẳng
C- Tiến trình dạy học. 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của hs 
HĐ 1: 
 Kiểm tra bài cũ
Thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng?
Hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng? Chữa bài 37/87
Hai HS lên bảng...
HĐ 2: 
 Luyện tập
Làm Bài 39/88.
AD như thế nào với CD? Vì sao?
Tính AD+BD ?
AE như thế nào với CE? Vì sao?
Tính AE+EB?
So sánh BC với BE+CE? Dựa vào đâu?
Suy ra điều gì?
A
B
D
C
E d
Bài 39/88:
Học sinh vẽ hình, ghi GT, KL.
 GT	 C đối xứng với A qua d; Ẻd
 KL	 AD+DB < AE+EB
Chứng minh
d là đường trung trực của AC (gt) ị AD=CD (tính chất đường trung trực của 1 đoạn thẳng).
Có AD+DB=CD+DB=BC 
Ẻd và d là đường trung trực của AC (gt) 
ị AE=CE
Có AE+EB=CE+EB ‚
Xét rBCE: CB<CE+EB ƒ
Từ ‚ƒịAD+BD<AE+EB
 Làm Bài 41/88.
- Tại sao câu d) sai?
Bài 40/88: Các biển ở hình 61a,b,d/88 có trục đối xứng.
Bài 41/88:
HS: Đọc đề bài.
 Học sinh hoạt động nhóm. Đại diện nhóm lên trả lời ị Nhận xét.
a, b, c:	đúng d: sai
Vì một đoạn thẳng có 2 trục đối xứng (là chính nó và đường trung trực của nó)
Học sinh quan sát SGK H61/88và trả lời câu hỏi.
HĐ 3: 
Củng cố 
Làm Bài 42/89.
GV: hướng dẫn HS gấp giấy để cắt chữ D
1 D D
Bài 42/89:
HS dùng kéo, gấp giấy và cắt chữ D theo chỉ dẫn của GV.
Các chữ cái có trục đối xứng:
A,M,T,U,V,Y,B,C,D,Đ,E,K,H,I,O,X
b) Có thể gấp tờ giấy làm tư để cắt chữ H vì chữ H có 2 trục đối xứng vuông góc.
D. Hướng dẫn về nhà 
	- Ôn tập lý thuyết bài trục đối xứng.
	- Làm các bài tập từ 60 đến 71 tr 66, 67 SBT.
	- Đọc mục "Có thể em chưa biết".

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh 8 t910.doc