Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 7: Luyện tập - Trần Nguyễn Việt Quốc

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 7: Luyện tập - Trần Nguyễn Việt Quốc

I/Mục tiêu bài học:

+Kiến thức:- Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho HS.

+Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình rõ, chuẩn xác, ký hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình

+Thái độ:- Rèn kỹ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng, kỹ năng c/m.

II/Các phương tiện dạy học cần thiết:

+ SGK, phấn màu ,bảng phụ.

III/Giảng bài mới:

1/Ổn định: Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức (1’)

2/Kiểm tra bài cũ: (3’)

+ Nêu định nghĩa đường trung bình của tam giác và làm bài tập 23 trang 80 sgk

+ Nêu định nghĩa tính chất đường trung bình của hình thang. Vẽ hình minh họa.

3/Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 7: Luyện tập - Trần Nguyễn Việt Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Tiết:7
Ngày soạn: 13/9/2010 LUYỆN TẬP
Ngày giảng: 14/9/2010
I/Mục tiêu bài học:
+Kiến thức:- Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho HS.
+Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình rõ, chuẩn xác, ký hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình
+Thái độ:- Rèn kỹ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng, kỹ năng c/m.
II/Các phương tiện dạy học cần thiết:
+ SGK, phấn màu ,bảng phụ.
III/Giảng bài mới:
1/Ổn định: Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức (1’)
2/Kiểm tra bài cũ: (3’)
+ Nêu định nghĩa đường trung bình của tam giác và  làm bài tập 23 trang 80 sgk
+ Nêu định nghĩa tính chất đường trung bình của hình thang. Vẽ hình minh họa.
3/Bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
10’
10’
1’
Hoạt động 1: Luyện tập
Gv: Cho hs đọc Bài 25 trang 80
Gv: EF là gì của tam giác ADB
- Ta suy ra được điều gì?
Tương tự:
- FK là gì của
 ΔCBD
- ta suy ra
được điều gì?
Gv: Dựa vào tiên đề Ơclit ta suy ra được điều phải chứng minh.
- Cho hs hoàn thành bài chứng minh.
Gv: Cho hs đọc đề
Bài 26 trang 80sgk
và vẽ hình.
- Đề bài cho biết gì?
- Tìm x, y chính là tìm độ dài của cạnh nào?
- CD là độ dài đường trung bình của hình thang nào?
- Tương tự tìm y dựa vào hình thang nào?
Gv: Hãy rút ra GH = ?
Gv: Cho hs đọc đề Bài 27 trang 80
- Một hs vẽ hình và viết gt và kl.
- Cả lớp viết vào vở
Gv: - EK là gì
của tam giác ADC?
- ta suy ra được
điều gì?
- FK là gì của tam giác ABC
- ta suy ra được điều gì?
Gv: Dựa vào bất đẳng thức trong tam giác ta suy ra được điều chứng minh ở câu b.
- Cho hs tiến hành chứng minh.
- Dấu bằng xảy ra khi nào?
Gv: Cho hs đọc đề Bài 28 trang 80
- Cho hs vẽ hình và ghi gt và kl.
- EF là đường trung
bình của hình thang
nên ta suy ra được
điều gì?
Gv: EF là đường trung bình của hình thang nên độ dài EF bằng bao nhiêu?
- lúc này ta có tính được độ dài EI và KF không vì sao?
- Từ đây ta suy ra được độ dài của đoạn IK.
Gv: Cho hs thực hiện bài làm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn về nhà.
- Ôn lại định nghĩa và các định lý về đường trung bình của tam giác và hình thang.
- Ôn lại các bài toán dựng hình đã biết.
- Bài tập về nhà làm các bài tập 37, 38, 41, 42 trang 64, 65 sách bài tập.
Bài 25 trang 80
Tam giác ABD có :
E, F lần lượt là trung điểm của AD và BD
nên EF là đường trung bình⇒EF // AB
Mà AB // CD
⇒EF // CD (1)
Tam giác CBD có :
K, F lần lượt là trung điểm của BC và BD
nên KF là đường trung bình
⇒KF // CD (2)
Từ (1) và (2) ta thấy : Qua F có FE và FK cùng song song với CD nên theo tiên đề Ơclit E, F, K thẳng hàng.
Bài 26 trang 80
Hs: Hình thang ABFE có CD là đường trung bình nên :CD=AB+CD2=8+162=12
Vậy x =12
Hs: Hình thang CDHG có EF là đường trung bình nên :EF=CD+GH2⇒CD+GH=2EF
GH=2EF−CD=2⋅16−12=20
Vậy y = 20
Bài 27 trang 80
a/ Tam giác ADC có :
E, K lần lượt là trung điểm của AD và AC
nên EK là đường trung bình
⇒EK=CD2(1)
Tam giác ABC có :
K, F lần lượt là trung điểm của AC và BC
nên KF là đường trung bình
⇒KF=AB2(2)
b/ Ta có : EF≤EK+KF(3)
Từ (1), (2) và (3):
EF≤EK+KF=CD2+AB2=CD+AB2
Dấu “=” xảy ra khi tứ giác ABCD là hình thang.
Bài 28 trang 80
Hs: làm bài tập
a/ Do EF là đường trung bình của hình thang nên : EF // AB // CD
Tam giác ABC có :BF=FC(g.t)FK∥AB(doEF∥AB)}⇒AK=KC
Tam giác ABD có :
AE=ED(g.t)EI∥AB(doEF∥AB)}⇒BI=ID
b/ Do EF là đường trung bình của hình thang nên :EF=AB+CD2=6+102=8
Do EI là đường trung bình của ΔABDnên :EI=AB2=62=3
Do KF là đường trung bình của ΔABCnên :KF=AB2=62=3
Mà EI + IK + KF = EF
nên KF = EF – (EI + IK) = 8 – (3+3) = 2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_7_luyen_tap_tran_nguyen_viet_quo.doc