Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 7: Luyện tập - Huỳnh Kim Huê

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 7: Luyện tập - Huỳnh Kim Huê

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

 Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho học sinh.

b. Kỹ năng:

 Rèn cho HS kỹ năng vẽ hình rõ, chuẩn xác, kí hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình vẽ.

 Ren kỹ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng và kỹ năng chứng minh.

c. Thái độ:

 Giáo dục cho HS tư duy phân tích tổng hợp, chứng minh bài toán.

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

 Bài soạn, SGK, thước thẳng , compa, phấn màu, bảng phụ ghi bài tập 28/SGK/T80.

 b. Học sinh:

 Vở ghi, SGK,thước thẳng, compa, bảng nhóm.

 Giải hết các bài tập đã dặn ở tiết trước.

3. PHƯƠNG PHÁP:

 Luyện tập thực hành.

 Phát hiện và giải quyết vấn đề.

 Thảo luận , hợp tác nhóm nhỏ.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1: Ổn định tổ chức:

Điểm danh: ( Học sinh vắng)

* Lớp 8A1:

 * Lớp 8A5:

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 7: Luyện tập - Huỳnh Kim Huê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4
Tiết : 7	
ND :/./2010. 
 (Đường trung bình của Tam giác , Hình thang)
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho học sinh.
b. Kỹ năng:
Rèn cho HS kỹ năng vẽ hình rõ, chuẩn xác, kí hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình vẽ.
Ren kỹ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng và kỹ năng chứng minh.
c. Thái độ:
Giáo dục cho HS tư duy phân tích tổng hợp, chứng minh bài toán.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: 
Bài soạn, SGK, thước thẳng , compa, phấn màu, bảng phụ ghi bài tập 28/SGK/T80.
 b. Học sinh: 
Vở ghi, SGK,thước thẳng, compa, bảng nhóm.
Giải hết các bài tập đã dặn ở tiết trước.
3. PHƯƠNG PHÁP:
Luyện tập thực hành.
Phát hiện và giải quyết vấn đề.
Thảo luận , hợp tác nhóm nhỏ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1: Ổn định tổ chức:
Điểm danh: ( Học sinh vắng)
* Lớp 8A1:	
 * Lớp 8A5:	 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
4.2 Sửa bài tập cũ:
* Gv gọi hai HS lên bảng đồng thời.
HS1: Sửa bài 25/SGK/T80
HS2: Sửa bài 26/SGK/T80
* GV kiểm tra tập ba học sinh.
GV: Để chứng minh ba điểm thẳng hàng ta 
dựa vào điều nào ?
HS: Ta dựa vào tiên đề Ơ- clit
GV gọi một HS nhắc lại tiên đề.
Lưu ý : Hai đường thẳng song song 
có một điểm chung thì chúng trùng nhau
Bài 26/SGK/T80: 
 Tính x, y trên hình 45, trong đó 
AB // CD // EF // GH
*GV mở rộng:
Nếu ta chuyển đổi vị trí 16cm và x cho nhau, nghĩa là khi đó CD = 16cm, 
EF = x(cm) thì giá trị của x,y như thế nào?
HS trả lời:16 = Þ x =24(cm)
 24 = Þ y = 32cm
HS nhận xét bài làm của bạn. 
GV sửa chữa sai sót bài làm của HS và 
cho điểm
4.3 Luyện tập
1. Bài 27/SGK/T80
Gọi một HS đọc to đề bài trong SGK
Một HS khác lên bảng vẽ hình ghi GT, KL.
 Tứ giác ABCD
GT E, F, K Thứ tự trung 
 điểm củaAD, BC, AC 
KL a) So sánh EK và CD
 b) CM: EF 
Cả lớp làm vào vở
GV: yêu cầu HS suy nghĩ trong thời gian 3 phút
Sau đó HS trả lời miệng câu a) 
 GV ghi bảng.
GV hường dẫn HS chứng minh câu b)
Xét hai trường hợp:
E, K, F thẳng hàng
E, K, F không thẳng hàng
2.. Bài 28/SGK/T80:
 Gọi một HS đọc đề bài, cả lớp vẽ hình và viết GT-KL vào vỡ
HS làm theo nhóm câu a ( 5phút)
Sau 5 phút GV gọi HS đại diện nhóm trình bày bài giải .
HS nhận xét
GV: Kiểm tra bài của vài nhóm khác.
Câu b) GV hướng dẫn về nhà giải.
Kết quả:
EF = 8cm, EI = 3cm
 KF = 3cm, IK = 2cm
4.4 Bài học kinh nghiệm:
Qua bài giải 27/SGK, muốn chứng minh ba điểm thẳng hàng ta làm thế nào?
 I. Sửa bài tập cũ:
Bài 25/SGK/T80
GT ABCD hình thang ( AB// CD)
 AE = ED , BF = FC , BK = KD
KL E, K, F thẳng hàng hàng	
Giải:
Trong tam giác ABD có
 AE = ED (gt)
 DK = KB ( gt)
Suy ra EF là đường trung bình của ABD
Nên EK// AB (1) (3đ)
Trong hình thang ABCD ta có
 AE = ED (gt)
 BF = FC (gt) 
Suy ra EF là đường trung bình. 
Nên EF // AB // CD (2) (3đ)
Từ (1) và (2) 
Suy ra: Ba điểm E, K, F thẳng hàng (2đ)
 (Theo tiên đề Ơclit)
Bài 26/SGK/T80:
*Hình thang ABFE (AB//EF) có
AC = CE (gt)
BD = DF (gt)
Do dó CD là đường trung bình của hình thang ABFE.
Þ CD = (AB+EF) (3đ)
Vậy x = (8+16) = 12 (cm) (2đ)
* Hình thang CDHG (CD//GH) có
CE= EG (gt)
DF= FH (gt)
Do đó EF là đường trung bình hình thang CDHG (3đ)
Þ CD + HG = 2EF
hay x+ y = 2.16 = 32 (cm)
Þ y = 32-x = 32-12 = 20(cm) (2đ)
II. Luyện tập:
1. Bài 27/SGK/T80
Giải:
a/.So sánh EK và CD, KF và AB
Ta có: E,F,K lần lượt là trung điểm của AD, BC, AC (gt)
Do đó EK là đường trung bình của ADC 
Þ EK = 
và KF là đường trung bình của D ACB
Þ KF = 
b/.Chứng minh EF ≤ 
* Nếu E,K,F không thẳng hàng
 Tam giác EKF có
 EF EK+KF (BĐT trong tam giác)
* Nếu E,K,F thẳng hàng thì
EF = EK + KF	
EF = + = (đpcm)
EF = + = (đpcm)
2. Bài 28/SGK/T80
Giải
a/.Chứng minh: AK=KC, BI=ID
Hình thang ABCD (AB//CD) có
AE = ED (gt)
BF = FC (gt)
Do đó EF là đường trung bình của hình thang ABCD.
Þ EF//AB//CD
* D ABC có BF= FC (gt) Và KF//AB (gt)
Suy ra: AK=KC
*D ABD có AE = ED và EI // AB 
Nên BI = ID 
b) Tính độ dài EI, KF , IK
III. Bài học kinh nghiệm:
Muốn chứng minh ba điểm thẳng hàng , ta chứng minh chúng cùng thuộc một đường thẳng. ( Dựa vào tiên đề Ơclit).
 4.5 Hướng dẫn về nhà:
 A. Lý thuyết:
Ôn lại định nghĩa và các định lý về đường trung bình của tam giác, của hình thang.
Ôn các bài toán dựng hình đã biết (Trang 81-82 SGK)
B. Bài tập:
BTVN: 28(b)/ SGKT/T80
Và bài 37,38,41,42 SBT/64-65- bài 42 dành cho HS khá giỏi.
Hướng dẫn bài 42 /SBT:
+ Chứng minh IF//CD và FK//CD I,K,F thẳng hàng
 ; 
+ IK = IF – FK = ........?......... = 
C. Chuẩn bị:
Xem trước bài “Dựng hình bằng thước và compa – dựng hình thang”
Mang theo : Compa, thước đo góc, thước thẳng có chia khoảng. 
5/ . RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_7_luyen_tap_huynh_kim_hue.doc