Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 33 đến 54 - Năm học 2010-2011 - Bạc Thị Khuyên

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 33 đến 54 - Năm học 2010-2011 - Bạc Thị Khuyên

Hoạt động 1

Đọc ?1

Hãy chia hình thang thành 2 Δ?

Lên bảng chia

Em hãy tính diện tích hình thang bằng cách nào? Căn cứ vào đâu em tính được như vậy?

Căn cứ vào công thức tính diện tích Δ đã học, tính diện tích 2 Δ ABC và ACD sau đó cộng lại thì được diện tích hình thang

Để tính được diện tích Δ ABC, ta còn thiếu điều kiện gì?

Đường cao của Δ

Ta kẻ đường cao CK của Δ ABC

Hãy tính diện tích 2 Δ ABC và ACD?

Tính toán – GV ghi bảng

Từ ?1, hãy phát biểu thành lời công thức tính diện tích hình thang?

Phát biểu

Hoạt động 2

Yêu cầu HS làm ?2

Hoạt động cá nhân- 1 HS lên bảng trình bày

Yêu cầu nhận xét và chữa bài cho HS

Lưu ý HS: Đây là phương pháp đặc biệt hóa (thay b = a vào công thức)

Hãy phát biểu thành lời công thức tính diện tích hình bình hành?

Phát biểu

Hoạt động 3

Đọc đề bài?

Đọc bài

Viết CT tính diện tích HCN và diện tích Δ có độ dài 1 cạnh là a (hoặc b)?

S = a.b; S =

Để diện tích Δ và diện tích HCN bằng nhau thì chiều cao của Δ phải thỏa mãn điều gì?

Chiều cao phải bằng 2a (hoặc 2b)

Viết CT tính diện tích hình bình hành có 1 cạnh là a (hoặc b)?

S = a.h (S = b.h)

Để diện tích hình bình hành bằng nửa diện tích HCN thì chiều cao h phải thỏa mãn điều gì?

Chiều cao h phải bằng nửa cạnh b (hoặc nửa cạnh a)

 

doc 73 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 33 đến 54 - Năm học 2010-2011 - Bạc Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Ngày soạn: 30/12/2010	Ngày giảng: 4/1/2011 Lớp 8AB
Tiết 33 - §4: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	- HS nắm được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành.
2. Kĩ năng
	- HS tính được diện tích hình thang, hình bình hành theo công thức đã học
	- HS vẽ được hình bình hành hay hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích của một hình bình hành cho trước
	- Yêu cầu HS chứng mình được định lí về diện tích hình thang, hình bình hành
3. Thái độ
	- HS bắt đầu làm quen với phương pháp đặc biệt hóa.
	- Có thái độ tích cực, chuẩn bị bài, nghiêm túc trong khi học, vận dụng kiến thức linh hoạt
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án; thước thẳng
HS; Ôn lại công thúc tính diện tích hình thang đã biết, công thức tính diện tích Δ, hình chữ nhật
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ(3’)
	Câu hỏi: Nêu cách tính diện tích hình thang đã học ở lớp dưới?
	Đáp án: Diện tích bằng nửa tổng 2 đáy nhân với chiều cao
	GV đặt vấn đề: Công thức tính diện tích hình thang chúng ta đã được học ở các lớp dưới, trong bài này chúng ta vẫn có công thức tính diện tích hình thang tương tự như vậy, những công thức đó sẽ được chứng minh như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay
2.Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tg
Ghi bảng
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
Hoạt động 1
Đọc ?1
Hãy chia hình thang thành 2 Δ?
Lên bảng chia
Em hãy tính diện tích hình thang bằng cách nào? Căn cứ vào đâu em tính được như vậy?
Căn cứ vào công thức tính diện tích Δ đã học, tính diện tích 2 Δ ABC và ACD sau đó cộng lại thì được diện tích hình thang
Để tính được diện tích Δ ABC, ta còn thiếu điều kiện gì?
Đường cao của Δ 
Ta kẻ đường cao CK của Δ ABC
Hãy tính diện tích 2 Δ ABC và ACD?
Tính toán – GV ghi bảng
Từ ?1, hãy phát biểu thành lời công thức tính diện tích hình thang?
Phát biểu
10’
1. Công thức tính diện tích hình thang
?1/ Kẻ CK AB B
 A K
 D H C
=> CC = AH
Diện tích ΔABC và ΔACD là
SABC = 
SACD = 
=> SABCD = SABC + SACD
= + 
= 
*Định lí (SGK/123)
	 a
 h
 b
GV
HS
Gv
Gv
?
HS
Hoạt động 2
Yêu cầu HS làm ?2
Hoạt động cá nhân- 1 HS lên bảng trình bày
Yêu cầu nhận xét và chữa bài cho HS
Lưu ý HS: Đây là phương pháp đặc biệt hóa (thay b = a vào công thức)
Hãy phát biểu thành lời công thức tính diện tích hình bình hành?
Phát biểu
7’
2. Công thức tính diện tích hình bình hành
?2/
 Hình bình hành là hình thang có 2 đáy bằng nhau nên từ công thức tính diện tích hình thang, ta có:
* Định lí (SGK/124)
S=a.h
 h
 a
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 3
Đọc đề bài?
Đọc bài
Viết CT tính diện tích HCN và diện tích Δ có độ dài 1 cạnh là a (hoặc b)?
S = a.b; S = 
Để diện tích Δ và diện tích HCN bằng nhau thì chiều cao của Δ phải thỏa mãn điều gì?
Chiều cao phải bằng 2a (hoặc 2b)
Viết CT tính diện tích hình bình hành có 1 cạnh là a (hoặc b)?
S = a.h (S = b.h)
Để diện tích hình bình hành bằng nửa diện tích HCN thì chiều cao h phải thỏa mãn điều gì?
Chiều cao h phải bằng nửa cạnh b (hoặc nửa cạnh a)
15’
3.Ví dụ
* Đề bài (SGK/124)
 b	
 a
 Giải 
a) 
+ Tam giác có 1 cạnh bằng a mà có diện tích bằng diện tích HCN là a.b thì chiều cao ứng với cạnh a phải bằng 2b
 b
 a
+ Còn Δ có 1 cạnh bằng b mà diện tích bằng diện tích HCN thì chiều cao ứng với cạnh b phải bằng 2a
 a
 b
b) Hình bình hành có 1 cạnh bằng a(cạnh b) của HCn mà có diện tích bằng nửa diện tích HCN thì chiều cao ứng với cạnh a(hoặc b) phải bằng nửa b(nửa a) (hình vẽ)
 a a
 b b
3. Củng cố(9’)
	1. Bài tập 27 (SGk/125)
	- HCN ABCD và hình bình hành ABEF có chung đáy AB và cùng chiều cao nên chúng có diện tích bằng nhau
	- Cách vẽ: Vẽ HCn có 1 cạnh là 1 cạnh của hình bình hành cho trước, cạnh đối với cạnh đó của hình chữ nhật nằm trên đường thẳng chứa cạnh đối diện với cạnh chung của 2 hình và cách cạnh chung 1 khoảng bằng đúng chiều cao của Hbh
	2. Bài 30 (SGK/126)
ΔAEG = ΔDEK; ΔBHF = Δ CIF
SAEG = SDEK; SBHF = SCIF 
SABCD = SABFIKE + SDEK + SCIF 
SGHIK = SABFIKE + SAEG + SBHF
=> SABCD = SGHIK
- Ngoài ra ta có thể tính diện tích hình thang bằng cách tính diện tích HCN có diện tích bằng diện tích hình thang
4. Hướng dẫn HS tự học bài ở nhà(1’)
	- Học bài
	- Làm các bài tập trong SGK và SBT
Ngày soạn: 3/1/2011	Ngày giảng: 8/1/2010 Lớp 8AB
Tiết 34 - §5: DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	- HS nắm được công thức tính diện tích hình thoi 
	- HS biết 2 cách tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích của 1 tứ giác có 2 đường chéo vuông góc.
2. Kĩ năng
	- HS vẽ được hình thoi một cách chính xác
	- Phát hiện và chứng minh được định lí về diện tích hình thoi
3. Thái độ
	Rèn cho HS thói quen tự suy nghĩ tư duy loogic, tích cực trong học tập
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án; thước thẳng
HS: Sách vở, thước, êke
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
	Câu hỏi: Hình thoi là tức giá như thế nào? Các tính chất cơ bản của hình thoi?
	Đáp án: - Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
Các tính chất cơ bản của hình thoi
+ HÌnh thoi có các tính chất của hình bình hành
	+ Hình thoi là 1 hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường, và hai đường chéo là đường phân giác của các góc của hình thoi
2. Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tg
Ghi bảng
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 1
Để tính diện tích tứ giác ta sẽ tính như thế nào?
Tính diện tích 2 Δ ABC và ADC rồi cộng lại
Hãy tính diện tích của 2 Δ ABC và ADC?
Đứng tại chỗ tính toán
Phát biểu thành lời công thức tính diện tích của tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau?
Diện tích của tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau bằng nửa tích của 2 đường chéo
8’
1. Cách tính diện tích của một tứ giác có 2 đường chéo vuông góc
?1/ B
 A C
 D 
GV
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 2
Hình thoi là 1 tứ giác có 2đường chéo vuông góc.
Vậy chúng ta sẽ tính diện tích hình thoi như thế nào?
AD công thức tính diện tích tứ giác có 2 đườngchéo vuông góc
Viết công thức tính diện tích hình bình hành?
S = a.h
Vậy hình thoi có là hình bình hành không?
Hình thoi là 1 hình bình hành đặc biệt nên cũng áp dụng được công thức như hình bình hành
7’
2. Công thức tính diện tích hình thoi
?2/ Hình thoi ABCD có AC BD
Nên A
 D B
 C
Định lí ( SGK/127)
 Với d1, d2 là độ dài 2 
 đường chéo
?3/ Hình thoi là 1 hình bình hành nên 
 a
 h 
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 3
Đọc đề bài
Viết công tính diện tích hình thoi theo 2 đường chéo và công thức tính diện tích HCN có cạnh là 1 đường chéo của hình thoi?
SHT = ½ MP.NQ; SHCN = MP.AM
Diện tích 2 hình bằng nhau thì cạnh còn lại của HCN phải thỏa mãn điều kiện gì?
Cạnh còn lại bằng 1 nửa độ dài đường chéo còn lại của hình thoi
Vẽ hình như thế nào?
Vẽ HCN có 1 cạnh bằng đường chéo của hình thoi thì cạnh còn lại sẽ có độ dài bằng ½ độ dài đường 
chéo còn lại
Vậy ta có thể tính diện tích hình thoi bằng cách nào khác?
Tính dựa vào công thức tính diện tích của HCN có diện tích bằng nó
8’
3. Cách chứng minh khác về công thức tính diện tích hình thoi
* Bài tập 33(SGK/128)
 A N B
 M I P
 Q
Hình chữ nhật có 1 cạnh bằng đường chéo MP (hoặc NQ) của hình thoi mà có diện tích bằng diện tích hình thoi thì cạnh kia của HCN có độ dài bằng ½ cạnh NQ(hoặc MP) (như hình vẽ)
Vậy ta có thể tính diện tích hình thoi bằng cách tính diện tích của HCN có diện tích bằng nó
?
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 4
Viết Gt – KL?
Yêu cầu HS tự nghiên cứu cách CM phần a trong SGK 
Giải thích cho HS các phần chưa hiểu cho HS
Để tính diện tích hình thoi, ta có các cách nào?
Có 3 cách: theo 2 đường chéo của hình thoi, theo 2 cạnh của HCN có diện tích bằng diện tích hình thoi, theo công thức tính diện tích hình bình hành
Hướng dẫn HS tính theo cách dựa vào 2 đường chéo của hình thoi
Ta cần phải tính gì?
Tính độ dài 2 đườngchéo MN và EG
Tính MN như thế nào?
Dựa theo tính chất đường TB của hình thang
TÍnh EG như thế nào?
Dựa theo CT tính diện tích hình thang
15’
4. Ví dụ
* Đề bài (SGK/127)
AB = 30 cm; CD = 50 cm; S =800cm2
a) MENG là hình gì?
b) SMENG = ?
 A E B
 M N
 D C
 G
Giải
a) Ta có: ME là đường TB của ΔABD nên ME // BD và ME = 
NG là đường TB của ΔCBD nên 
NG // BD và NG = 
Vậy ME // NG và ME = NG
=> Tứ giác MENG là hình bình hành(1)
Mặt khác, ΔAME = ΔBNE (c.g.c)
ME = NE (2)
Từ (1) và (2) => MENG là hình thoi
b) MN là đường TB của hình thang cân ABCD 
EG là đường cao của hình thang cân 
Nên S = 
Vậy diện tích bồn hoa là
3. Củng cố(3’)
	? Nhắc lại ND bài học
4. Hướng dẫn về nhà(1’)
	- Học thuộc bài, và các công thức tính diện tích đã học
	- Làm các bài tập trong SGK, SBT. Giờ sau luyện tập
Ngày soạn:7/1/2010	 Ngày giảng: 11/1/2010 lớp 8AB
Tiết 35 - LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Củng cố và khắc sâu kiến thức về diện tích hình thoi và hình bình hành thông qua các bài tập.
2. Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng tính diện tích hình thoi, diện tích hình bình hành một cách thành thạo, chính xác.
3. Thái độ:
 Tự giác, cẩn thận trong tính toán và có ý thức áp dụng thực tế.
II. Chuẩn bị
	1. GV: Giáo án; Sách giáo khoa, thước kẻ, SBT, ê ke, bảng phụ.
	2. HS: Dụng cụ học tập và đo vẽ.
III. Tiến trình bài dạy
1 Kiểm tra bài cũ(5’)
	Câu hỏi: Hãy viết công thức tính diện tích hình thoi, hình thang, hình bình hành?
	Đáp án:	 - Diện tích hình thoi 
	- Diện tích hình thang 
	- Diện tích bình hành S = a.h
2. Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Tg
Ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
HS
Hoạt động 1
Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ hình 
Hãy nêu cách tính diện tích hình thoi?
Sht = ah = d1d2 
Theo đề bài ta thấy ΔADC là Δ gì?
Là Δ đều
Tính AH như thế nào?
AH là đường cao của Δ đều
Có thể tính theo cách sau
Hãy tính độ dài đường chéo AC và DB?
Tính AC như chứng minh cách 1
Tính DB khi tính được DO bằng cách tính DO là đường cao của Δ đều ADC
12’
1. Bài tập 35(SGK/129)
Cách 1: Sht = ah = d1d2 
Xét có: AD = DC và góc
=> đều.
AH=
SABCD = DC.AH = 6. = 18 (cm2)
Cách 2: Chứng minh như trên có đều => AC = 6(cm).
Đường cao DO = 
DB = 2 DO = 2.3= 6
SABCD = AC.DB 
= .6.6.= 18 (cm2) 
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 2
Trong hình thoi ABCD trên thì S tính như thế nào?
S=AD.BH
Hãy so sánh BH và AB?
BH < AB vì BH là đường vuông góc còn AB là đường xiên
Hãy so sánh SABCD và AB2?
SABCD AB2
Vậy trong các hình thoi có cùng chu vi thì hình nào có diện tích lớn nhất?
Là hình vuông
9’
2. Bài tập 42(SBT/162)
Ta có: SABCD = AD.BH
Trong tam giác vuông ABH thì BHAB (đường vuông góc ngắn hơn đường xiên)
Nên SABCD AD.AB; mà AB = AD 
Vậy SABCD AB2.
SABCD có giá trị lớn nhất bằng AB2 khi ABCD là hình vuông.
Vậy trong các hình thoi có chu vi bằng nhau thì hình vuông có diện tích lớn nhất
 ...  trong đó có 1 điểm không thể tới được
GV
HS
Hoạt động 3
Yêu cầu HS thực hiện các phép tính toán và nộp bài thực hành ngay tại lớp
Thực hiện tính toán và nộp bài cho Gv
10’
3. Thực hiện tính toán
3. Củng cố(2’)
	Nhắc lại ND bài thực hành, nhận xét giờ thực hành
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
	- Tiếp tục ôn lại cách thực hành
	- Giờ sau tiếp tục thực hành
Ngày soạn: 12/3/2011	Ngày giảng: 16/3/ 2011 Lớp 8A
	17/3/2011 Lớp 8B
Tiết 52 – 	Thực hành: Đo chiều cao của một vật.
Đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất, trong đó có 1 điểm không thể tới được
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	- HS tiếp tục được thực hành, nắm chắc thêm cách đo đã được học
- Biết AD tam giác đồng dạng vào bài để đo chiều cao của một vật và đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất, trong đó có 1 điểm không thể tới được
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng đo đạc chính xác, cẩn thận và nghiêm túc
3. Thái độ
	Rèn cho HS ý thức hợp tác nhóm, có thái độ chú ý, nghiêm túc trong khi thực hành
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án; thước cuộn; giác kế
HS: Ôn và nắm chắc các bước thực hành; giấy, bút, thước ngắm
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ(2’)
	GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh
2. Dạy bài mới
	* Ổn định và giao nhiệm vụ(5’)
	- GV chia lớp thành 2 tổ thực hiện trong cùng 1 thời gian: Tổ 2 đo chiều cao của vật(cụ thể đo chiều cao của cột cờ); tổ 1 đo khoảng cách giữa 2 điểm trong đó có 1 điểm không thể tới được(cụ thể là 2 điểm ở 2 đầu của sân trường)
	- Trong khi thực hành, ít nhất mỗi bạn phải được ngắm, đo 1 lần
	* Tiến hành thực hành
Hoạt động của Gv -HS
Tg
Ghi bảng
Gv
HS
GV
Hoạt động 1(kết hợp với hoạt động 2)
Yêu cầu tổ 1 nhắc lại các bước tiến hành đo chiều cao của cột cờ
- Đặt thước ngắm và ngắm sao cho đỉnh của cột cờ và đỉnh thước thẳng hàng
- Tìm giao điểm B đường thẳng nối của đỉnh cột cờ và đỉnh thước với mặt đất
- Tiến hành đo các khoảng cach: từ chân cột cờ đến chân thước, từ chân cột cờ đến điểm B; Đo chiều cao của thước ngắm
Yêu cầu HS thực hiện đo. Có quan sát hướng dẫn học sinh
25’
1. Đo chiều cao của cột cờ
GV
HS
GV
GV
Hoạt động 2(kết hợp với hoạt động 1)
Yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành?
- Vạch đoạn thẳng BC và đo BC
- Dùng giác kế ngắm thẳng và đo các góc B và C
Yêu cầu HS thực hiiện đo đạc
GV quan sát, hướng dẫn học sinh
2. Đo khoảng cách giữa 2 điểm, trong đó có 1 điểm không thể tới được
GV
HS
Hoạt động 3
Yêu cầu HS thực hiện các phép tính toán và nộp bài thực hành ngay tại lớp
Thực hiện tính toán và nộp bài cho Gv
10’
3. Thực hiện tính toán
3. Củng cố(2’)
	Nhắc lại ND bài thực hành, nhận xét giờ thực hành
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
	- Tiếp tục ôn lại cách thực hành
	- Giờ sau ôn tập chương III
Ngày soạn: 17/3/2011	Ngày giảng: 22/3/2011 Lớp 8A
24/3/2011 Lớp 8B
Tiết 53 - ÔN TẬP CHƯƠNG III
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương III cho HS
2. Kĩ năng
	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng vẽ hình, biết AD các kiến thức đã học vào giải các bài tập tính toán, chứng minh (đặc biệt là kiến thức về 2 Δ đồng dạng)
3. Thái độ
	Thấy được sự cần thiết phải hệ thống lại kiến thức
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án; SGK; thước; bảng phụ
HS: Ôn lại bài, trả lời cac câu hỏi ôn tập; thước
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ(Kết hợp trong bài)
2. Dạy bài mới
Hoạt động của Gv -HS
Tg
Ghi bảng
?
HS
GV
HS
Hoạt động 1
Nhắc lại các nội dung kiến thức chính trong chương?
Nhắc lại như bên
Yêu cầu HS nhắc lại chi tiết từng ND kiến thức
Đứng tại chỗ trả lời
8’
I/ Lý thuyết
1. Định lí Ta-lét và hệ quả của định lí Ta-lét 
2. Tính chất đường phân giác của tam giác
3. Hai Δ đồng dạng và các trường hợp đồng dạng của tam giác
4. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
Gv
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
Gv
HS
Hoạt động 2
Chữa bài tập 57
Từ Gt AD là đường phân giác ta suy ra điều gì?
Kết hợp với AC > AB, ta có điều gì?
DC > BD
Để biết được vị trí của M so với điểm D, ta sẽ chứng minh điều gì?
Cần so sánh DC và MC
Hướng dẫn HS thực hiện
Để xac định vị trí của điểm D với điểm H, ta làm như thé nào?
Tìm vị trí của tia AD với AH và AC (hoặc AH với AB và AD)
Để tìm được vị trí giữa các tia trên ta làm như thế nào?
So sánh các góc đối của các tia ấy
Hướng dẫn HS chứng minh và so sánh
Thực hiện theo hướng dẫn của GV
10’
II/ Bài tập
1. Bài tập 57(SGK/92)
+ Vì AD là đường phân giác nên . Vì AC > AB nên DC >BD
=> 2DC > BD + DC = BC = 2MC(vì AM là đường trung tuyến)
=> DC > MC => M nằm giữa D và C hay M nằm bên trái điểm D (1)
Mặt khác:
Vì AC > AB
 => 
Vậy 
Hay => Tia AD nằm giữa 2 tia AH và AC => Điểm D nằm bên trái điểm H (2) 
Từ (1) và (2) => Điểm D nằm giữa 2 điểm H và M
GV
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Chữa BT 58
Vẽ hình
Hãy CM BH = CK?
CM dựa vào 2Δ bằng nhau
Để Cm KH //BC thì ta Cm như thế nào?
Ta Cm KH định ra trên 2 cạnh AB và AC những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì KH // BC(định lí Ta-lét đảo)
Ta phải chúng minh điều gì?
Phải Cmhoặc 
hoặc 
Ta thấy có cặp tam giác nào đồng dạng?
 ΔIAC ∽ ΔHBC và ΔAKH ∽ ΔABC
Tính HK như thế nào?
Từ ΔAKH ∽ ΔABC =>
Ta phải tính cạnh nào?
Tính AH = AC – HC
Ta lại phải tính cạnh nào?
Tính HC
Tính HC như thế nào?
Từ ΔIAC ∽ ΔHBC 
=> 
15’
2. Bài tập 58(SGK/92)
ΔABC cân tại A, 
a) Chứng minh BK = CH
Δ vuông BKC và CHB có ; BC là cạnh huyền chung
=> ΔBKC = ΔCHB (cạnh huyền-góc nhọn)
=> BK = CH
b) Cm KH // BC
Δ ABC cân tại A => AB = AC mà BK = CH => AK = AH
=> 
c) BC = a, AB = AC = b. Tính HK
Vẽ đường cao AI
=> ΔIAC ∽ ΔHBC(vì ; góc C chung)
=> 
ΔAKH ∽ ΔABC (vì KH // BC)
=>
Mà AH = AC – HC = 
Vậy 
GV
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Chữa bài 60
Vẽ hình
Tính tỉ số dựa vào đâu?
Dựa vào AD là đường phân giác
Ta phải tính được cạnh nào?
Tính được AB
Dựa vào đâu để tính được AB?
Dựa vào định lí về cạnh đối của góc 300 trong Δ vuông
Chu vi tính như thế nào?
Tổng 3 cạnh
Diện tích tính như thế nào?
Vậy ta phải tính được các cạnh nào của ΔABC?
Phải tính AC 
8’
3. Bài tập 60(SGK/92)
a) BD là đường phân giác của góc B
=>
Mặt khác vì góc C= 300=>AB=1/2BC
=>
b) BC = 2AB=2.12,5 = 25 (cm)
Vậy Chu vi tam giác ABC là AB + AC + BC = 59,15(cm)
Diện tích Δ ABC là 
3. Củng cố(3’)
? Nhắc lại các ND kiến thức đã ôn tập
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1’)
	- Ôn lại bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: 21/3/2011	 Ngày giảng: 24/3/2011 Lớp 8A
26/3/2011 Lớp 8B
Tiết 54 – KIỂM TRA CHƯƠNG III
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức cho HS trong chương III
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng áp dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra cuối chương
	- Rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra khoa học, lôgic
3. Thái độ
	Có ý thức chuẩn bị bài, ôn bài 
II/ Nội dung đề
1. Ma trận đề
Lớp 8A
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Định lí Ta let trong tam giác
Các trường hợp đồng dạng của 2 tam giác, tam giác vuông
2
 6
1
 4
3
 10
Tính chất đường phân giác của tam giác
Tổng
2
 6
1
 4
3
 10
Lớp 8B
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Định lí Ta let trong tam giác
Các trường hợp đồng dạng của 2 tam giác, tam giác vuông
2
 6
2
 6
Tính chất đường phân giác của tam giác
1
 4
1
 4
Tổng
2
 6
1
 4
3
 10
2. Nội dung đề: 	
	Lớp 8A
Câu 1(3điểm). Hai tam giác có những dấu hiệu nào để nhận biết chúng đồng dạng ? Hãy phát biểu các trường hợp đó.
Câu 2(3điểm). Khi 2 tam giác đồng dạng thì tỉ số các đường trung tuyến, đường cao và diện tích của 2 tam giác được xác định như thế nào?
Câu 3(4điểm). Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 12(cm); BC = 9(cm). Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A xuống BD.
Chứng minh ΔAHB ∽ΔBCD
Tính độ dài AH
Tính diện tích của tam giác AHB
Lớp 8B
Câu 1(3điểm). Hai tam giác vuông có những dấu hiệu nào để nhận biết chúng đồng dạng ? Hãy phát biểu các trường hợp đó.
Câu 2(3điểm). Khi 2 tam giác đồng dạng thì tỉ số các đường trung tuyến, đường cao và diện tích của 2 tam giác được xác định như thế nào?
Câu 3(4điểm). Cho tam giác vuông ABC(), AB = 12(cm); AC = 16(cm). Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. 
Tính độ dài cạnh BC của tam giác 
Tính độ dài các đoạn thẳng BD và CD
Tính chiều cao AH của tam giác
III/ Đáp án + Biểu điểm
1. Lớp 8A
Câu 1(3điểm – Mỗi dấu hiệu 1 điểm):
 Hai tam giác có dấu hiệu nhận biết đồng dạng là c.c.c; c.g.c; g.g
	+ Trường hợp c.c.c: Nếu 3 cạnh của tam giác này tỉ lệ với 3 cạnh của tam giác kia thì 2 tam giác đó đồng dạng
	+ Trường hợp c.g.c: Nếu 2 cạnh của tam giác này tỉ lệ với 2 cạnh của tam giác kia và góc tạo bởi 2 cạnh đó bằng nhau thì 2 tam giác đó đồng dạng
	+ Trường hợp g.g: Nếu 2 góc của tam giác này bằng 2 góc của tam giác kia thì 2 tam giác đó đồng dạng
Câu 2(3 điểm- mỗi ý 1 điểm)
	+ Tỉ số 2 đường trung tuyến của 2 tam giác đồng dạng bằng tỉ số đồng dạng
	+ Tỉ số 2 đường cao của 2 tam giác đồng dạng bằng tỉ số đồng dạng
+ Tỉ số diện tích của 2 tam giác đồng dạng bằng bình phương tỉ số đồng dạng
Câu 3(4điểm).
- Vẽ hình đúng: (0,5 điểm)
a) Chứng minh ΔAHB ∽ΔBCD
(0,75điểm)	ΔAHB và ΔBCD có ; (sole trong)
(0,25 điểm	=> ΔAHB ∽ΔBCD (g.g)
b) Tính độ dài AH
(0,25điểm) 	Từ phần a => 
(0,5điểm) 	Mặt khác, Áp dụng định lí Pitago, ta có: 
(0,25điểm)	 
c) Tính diện tích của tam giác AHB
(0,5điểm)	ΔAHB ∽ΔBCD => tỉ số đồng dạng là 
Gọi S là diện tích của ΔBCD; S’ là diện tích của ΔAHB, ta có
(0,5điểm)	
(0,5điểm)	
2. Lớp 8B
Câu 1(3điểm-mỗi ý 1 điểm). Hai tam giác vuông có 3 dấu hiệu để nhận biết chúng đồng dạng. 
	+ Trường hợp c.g.c: Nếu 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì 2 tam giác vuông đó đồng dạng
	+ Trường hợp g.g: Nếu 1 góc nhọn của tam giác vuông này bằng 1 góc nhọn của tam giác vuông kia thì 2 tam giác vuông đó đồng dạng
	 + Trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông: Nếu cạnh huyền và 1 cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và 1 cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì 2 tam giác vuông đó đồng dạng
Câu 2(3điểm Mỗi ý 1 điểm). 
	+ Tỉ số 2 đường trung tuyến của 2 tam giác đồng dạng bằng tỉ số đồng dạng
	+ Tỉ số 2 đường cao của 2 tam giác đồng dạng bằng tỉ số đồng dạng
+ Tỉ số diện tích của 2 tam giác đồng dạng bằng bình phương tỉ số đồng dạng
Câu 3(4điểm). 
- Vẽ hình đúng: (0,5điểm)
a) Tính độ dài cạnh BC của tam giác 
(0,5điểm)	AD định lí Pitago ta có: 
b) Tính độ dài các đoạn thẳng BD và CD
(0,5điểm)	Vì AD là tia phân giác của góc A nên ta có 
(1 điểm)	=> 
(1điểm)	
(HS có thể tính DC = BC – BD)
c) Tính chiều cao AH của tam giác
(0,5điểm)	Ta có AB.AC= AH . BC => (cm)
IV. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh hoc 8chuong III.doc