Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Trần Mười

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Trần Mười

I. Mục tiêu.

 * Kiến thức: Phát biểu được khái niệm đa giác lồi đa giác đều.

 - Vẽ và nhận biết được đa giác lồi, một số đa giác đều.

 - Vẽ được trục đối xứng và tâm đối xứng ( nếu có ) của một đa giác đều.

* Kỹ năng: Sử dụng được phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đă biết về tứ giác.

II. Đồ dùng dạy hoc.

 1. GV: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ

 2. HS: Thước thẳng, compa, thước đo góc.

III. Phương pháp: trực quan, quan sát, suy luận, diễn giải

IV.Tổ chức giờ học:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ

 - Định nghĩa tứ giác ABCD ?

 - Tứ giác có tính chất gì ?

 3. Bài mới

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Trần Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II. ĐA GIÁC – DIỆN TÍCH ĐA GIÁC.
Tiết 26/13	 ĐA GIÁC - ĐA GIÁC ĐỀU.
	Ngày soạn: 11/29/2011
I. Mục tiêu.
 * Kiến thức: Phát biểu được khái niệm đa giác lồi đa giác đều.
 - Vẽ và nhận biết được đa giác lồi, một số đa giác đều.
 - Vẽ được trục đối xứng và tâm đối xứng ( nếu có ) của một đa giác đều.
* Kỹ năng: Sử dụng được phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đă biết về tứ giác.
II. Đồ dùng dạy hoc.
 1. GV: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ
 2. HS: Thước thẳng, compa, thước đo góc.
III. Phương pháp: trực quan, quan sát, suy luận, diễn giải
IV.Tổ chức giờ học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Định nghĩa tứ giác ABCD ?
 - Tứ giác có tính chất gì ?
 3. Bài mới
 Hoạt động 1: Khái niệm đa giác.
- GV gthiệu các hình từ hình 112→ 117 lên bảng phụ và thông báo các hình đó gọi là các đa giác.
- GV gthiệu đa giác ABCDE là h́nh gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, DE, EA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên cùng một đường thẳng.
- GV gthiệu đỉnh, cạnh của đa giác ABCDE.
- GV chốt lại khái niệm đa giác và lưu ? hai đoạn thẳng có chung một điểm không cùng nằm trên một đường thẳng.
- GV treo bảng phụ hình 118 yêu cầu HS làm ?1
- Gọi HS trả lời ?1.
- Gọi HS khác nhận xét ?1.
- GV chốt lại và thông báo các hình 115, 116, 117 là các đa giác lồi.
- Thế nào là đa giác lồi?
- Gọi HS đọc khái niệm đa giác đều trong SGK tr 114.
- Yêu cầu HS làm ?2.
- Gọi HS trình bày miệng ?2
- GV nhận xét và lưu ? cách xác định đa giác lồi.
- Gọi HS đọc chú ? trong SGK trang 114.
- GV gthiệu ?3 lên bảng phụ yêu cầu HS làm ?3.
- GV phân tích hình 119 trên bảng phụ gọi HS trả lời miệng ?3.
- GV nhận xét và chốt lại cách gọi tên các yếu tố trên hình 119.
- GV gthiệu đa giác có n đỉnh ( n≥3) và cách gọi tên đa giác.
- HS quan sát các hình từ 112 →117 trên bảng phụ để nhận biết về hình đa giác.
- HS quan sát hình 114, 117 trong SGK để biết được khái niệm đa giác.
- HS đọc tên các đỉnh, tên các đoạn thẳng của đa giác.
- HS quan sát hình 118 làm ?1.
- HS trả lời ?1
- HS nhận xét ?1.
- HS quan sát các đa giác lồi
- Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác đó.
- HS đọc khái niệm trong SGK trang 114.
- HS làm ?2.
- HS tŕnh bày miệng ?2.
- HS đọc chú ? trong SGK.
- HS đọc nội dung ?3 trên bảng phụ.
- HS quan sát hình 119 trả lời ?3.
- HS đọc cách gọi tên đa giác trong SGK.
1. Khái niệm đa giác.
Đa giác ABCDE gồm 5 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EA. Các điểm A, B, C, D, E là các đỉnh, các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA là các cạnh của đa giác.
?1. 
H́nh gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA không phải là đa giác v́ AE, ED cùng nằm trên một đường thẳng.
* Khái niệm đa giác lồi:
 SGK trang 114.
?2. Các đa giác h́nh 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi v́ mỗi đa giác đ? ở hai nửa mặt phẳng c? bờ là đường thẳng chứa 1 cạnh của đa giác.
* Chú ?: SGK trang 114.
?3.
- Các đỉnh là các điểm: A, B, C, D, E, G.
- Các đỉnh kề nhau là: A và B hoặc B và C, hoặc C và D hoặc D và E, hoặc E và G, hoặc G và A.
- Các cạnh là các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EG, GA.
- Các đường chéo là các đoạn thẳng nối 2 đỉnh không kề nhau: AC, CG, AE, EB, EC, AD, BD, BG.
- Các g?c là: , , , , .
- Các điểm nằm trong đa giác là: M, N, P.
- Các điểm nằm ngoài đa giác là: Q, R.
 4. Hoạt động 2: Đa giác đều
- GV gthiệu hình 120 lên bảng phụ yêu cầu HS quan sát các đa giác đều.
- Thế nào là đa giác đều?
- GV chốt lại: Đa giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau, tất cả các góc = nhau.
- Yêu cầu HS làm ?4.
- Gọi 2 HS lên bảng làm ?4.
- Gọi HS xác định số trục đối xứng, tâm đối xứng trên mỗi hình.
- HS quan sát các đa giác đều.
- Đa giác đều là đa giác có các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau.
- HS làm ?4
- 2 HS lên bảng làm ?4.
- HS xác đình số trục đối xứng, tâm đối xứng.
2. Đa giác đều.
H́nh 120 SGK trang 115
* Định nghĩa: 
 SGK trang 115
?4. 
- Tam giác đều có 3 trục đối xứng.
- Hình vuông có 4 trục đối xứng, 1 tâm đối xứng.
- Lục giác đều có 6 trục đối xứng, 1 tâm đối xứng.
5. Tổng kết - hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
 - BTVN: Bài 2, 3, 4 trang 115.
 Bài 3 dựa vào định nghĩa đa giác đều.
--------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_26_da_giac_da_giac_deu_tran_muoi.doc