Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Lê Anh Tuấn

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Lê Anh Tuấn

A. Mục tiêu

+ HS nắm vững các khái niệm về đa giác, đa giác lồi, nắm vững các công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.

+ Vẽ và nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều. Biết vẽ các trục đối xứng, tâm đối xứng ( Nếu có ) của một đa giác. Biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng.

+ Quan sát hình vẽ, biết cách qui nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.

+ Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.

B. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ, các loại đa giác

- HS: Thứơc com pa, đo độ, ê ke.

C. Tiến trình lên lớp:

Tổ chức:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Lê Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: Đa giác - Diện tích đa giác
Tiết 26: Đa giác - Đa giác đều
A. Mục tiêu
+ HS nắm vững các khái niệm về đa giác, đa giác lồi, nắm vững các công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
+ Vẽ và nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều. Biết vẽ các trục đối xứng, tâm đối xứng ( Nếu có ) của một đa giác. Biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng.
+ Quan sát hình vẽ, biết cách qui nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
+ Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, các loại đa giác
- HS: Thứơc com pa, đo độ, ê ke. 
C. Tiến trình lên lớp:
Tổ chức:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra
- Tam gíac là hình như thế nào ?
- Tứ gíac là hình như thế nào ?
- Thế nào là một tứ giác lồi ?
* HĐ2: Giới thiệu bài mới
Ta đã được học tam giác, tứ giác & các tính chất của nó. Trong tiết này ta sẽ nghiên cứu tổng quát hơnvề các hình có nhiều cạnh, tính chất chung của chúng & nghiên cứu cách tính diện tích của các hình.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Hoạt động2: Xây dựng khái niệmtam giác đều
1) Khái niệm về đa giác
- GV: cho HS quan sát các hình 112, 113, 114, 115, 116, 117 (sgk) & hỏi:
- Mỗi hình trên đây là một đa giác, chúng có đặc điểm chung gì ?
- Nêu định nghĩa về đa giác
- GV: chốt lại
- GV cho HS làm ?1
Tại sao hình gồm 5 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EA ở hình bên không phải là đa giác ?
GV: Tương tự như tứ giác lồi em hãy định nghĩa đa giác lồi?
- HS phát biểu định nghĩa
GV: từ nay khi nói đến đa giác mà không chú thích gì thêm ta hiểu đó là đa giác lồi.
- GV cho HS làm ?1
 Tại sao các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi?
( Vì có cạnh chia đa giác đó thành 2 phần thuộc nửa mặt phẳng đối nhau, trái với định nghĩa)
- GV cho HS làm ?3
Quan sát đa giác ABCDEG rồi điền vào ô trống
- GV: Dùng bảng phụ cho HS quan sát và trả lời
- GV: giải thích:
+ Các điểm nằm trong của đa giác gọi là điểm trong đa giác
+ Các điểm nằm ngoài của đa giác gọi là điểm ngoài đa giác.
Các đường chéo xuất phát từ một đỉnh của đa giác.
+ Các góc của đa giác.
+ Góc ngoài của đa giác.
GV: cách gọi tên cụ thể của mỗi đa giác như thế nào?
- Lấy số đỉnh của mỗi đa giác đặt tên
- Đa giác n đỉnh ( n 3) thì gọi là hình n giác hay hình n cạnh
- n = 3, 4, 5, 6, 8 ta quen gọi là tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, bát giác
- n = 7, 9,10, 11, 12, Hình bảy cạnh, hình chín cạnh,
1) Khái niệm về đa giác
+ Đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, AC, CD, DE, EA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng
( Hai cạnh có chung đỉnh )
- Các điểm A, B, C, D gọi là đỉnh
- Các đoạn AB, BC, CD, DE gọi là cạnh
?1
 B C
 A 
 E . 
 D 
 Hình gồm 5 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EA ở hình trên không phải là đa giác vì 2 đoạn thẳng DE & EA có điểm chung E
* Định nghĩa: sgk
 ã R B
 A 
 ãM ãN C
 G 
 E D
Hoạt động 3: Xây dựng kháI niệm đa giác đều
2) Đa giác đều
- GV: hình cắt bằng giấy các hình 20 a, b, c, d
- GV: Em hãy quan sát và tìm ra đặc điểm chung nhất ( t/c) chung của các hình đó.
- Hãy nêu định nghĩa về đa giác đều?
-Hãy vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng của các hình
2) Đa giác đều
* Định nghĩa: sgk
+ Tất cả các cạnh bằng nhau
+ Tất cả các góc bằng nhau
Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà
1- Củng cố:
* HS làm bài 4/115 sgk ( HS làm việc theo nhóm)
- GV dùng bảng phụ
- Xây dựng công thức qua bài tập ta thấy
+ Tổng số đo các góc của hình n giác bằng:
 Sn = (n - 2).1800
+ Tính số đo ngũ giác: (5 - 2). 1800 =5400
+ Số đo từng góc: 5400 : 5 = 1080
+ Tính số đo của lục giác, bát giác.
* Chữa bài 1
2- Hướng dẫn về nhà
- Làm các bài tập: 2, 3, 5/ sgk
- Học bài.
- Đọc trước bài diện tích hình chữ nhật.
+ Tổng số đo các góc của hình n giác bằng:
 Sn = (n - 2).1800
+ Tính số đo ngũ giác: (5 - 2). 1800 =5400
+ Số đo từng góc: 5400 : 5 = 1080

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_26_da_giac_da_giac_deu_le_anh_tu.doc