Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 20: Luyện tập - Đinh Văn Lương

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 20: Luyện tập - Đinh Văn Lương

 I/ Mục tiêu :

 - Củng cố, vận dụng kiến thức về các đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, biết sử dụng tính chất các điểm cách một đường thẳng cố định một khoảng cho trước để giải quyết phần thuận của bài toán quỹ tích.

- Thấy được ứng dụng của toán học trong thực tiễn.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, vận dụng tính chất vừa học để giải quyết những vấn đề cụ thể.

II/ Chuẩn bị :

HS : Chuẩn bị dụng cụ : Thước thẳng, êke, giấy trong, bút xạ.

GV : Chuẩn bị các kịch bản trên nền GSP, bài trình diễn PowerPoint. Phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu Projecter, máy chiếu Overhead.

 III/ Nội dung :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 20: Luyện tập - Đinh Văn Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện : Đinh Văn Lương Trường THCS Nguyễn Tri Phương Huế. SĐT : 826588
Tiết 20 -Hình học 8 LUYỆN TẬP 
Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
 I/ Mục tiêu :
 - Củng cố, vận dụng kiến thức về các đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, biết sử dụng tính chất các điểm cách một đường thẳng cố định một khoảng cho trước để giải quyết phần thuận của bài toán quỹ tích.
- Thấy được ứng dụng của toán học trong thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, vận dụng tính chất vừa học để giải quyết những vấn đề cụ thể. 
II/ Chuẩn bị :
HS : Chuẩn bị dụng cụ : Thước thẳng, êke, giấy trong, bút xạ.
GV : Chuẩn bị các kịch bản trên nền GSP, bài trình diễn PowerPoint. Phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu Projecter, máy chiếu Overhead.
 III/ Nội dung :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
17’
Hoạt động 1 : (kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà)
Câu hỏi số 1: 
Các điểm cách một đường thẳng b một khoảng bằng h nằm trên đường nào ? Giải bài tập 68 SGK
Câu hỏi số 2: Giải Bài 67/SGK 
(Câu 1 GV gọi học sinh lên bảng, câu 2 cả lớp làm trên phim trong)
- GV chiếu một số bài trên phim để cả lớp nhận xét bổ sung.
- Nhận xét bài làm của học sinh trên bảng.
- Vào liên kết file : A68.GSP cho học sinh xem hình ảnh chuyển động của C vạch ra đường thẳng m.
- Cho HS xem lời giải của bài 68 trên Slide.
Hoạt động 1 : 
- Một HS trả lời lý thuyết và trình bày lời giải bài 68 SGK trên bảng.
- Cả lớp làm bài 67
3’
Hoạt động 2 : (bài tập trắc nghiệm)
GV chiếu slide có nội dung sau :
Ghép mỗi ý (1), (2), (3), (4), với một trong các ý (A), (B), (C), (D) để được khẳng định đúng. 
(1) Tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng 3 cm.
(2) Tập hợp các điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng AB.
(3) Tập hợp các điểm cách đường thẳng a cố định một khoảng 3 cm.
(4) Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều hai cạnh của góc đó.
- Sau đó cho học sinh xem kết quả trên Slide
Hoạt động 2 : 
(Đề)
(A) là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng bằng 3 cm. 
(B) là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
(C) là tia phân giác của góc xOy.
(D) là đường tròn tâm A bán kính 3 cm.
Học sinh trả lời
(1)
(2)
(3)
(4)
(D)
(B)
(A)
(C)
20’
Hoạt động 3 : (giải bài tập mới)
Bài 71 SGK.
Câu a : (Làm cá nhân) Học sinh làm trên phim trong. 
Câu b : (Làm theo nhóm)
Trước hết Giáo viên dẫn dắt cả lớp phát hiện “quỹ tích” của O.
- Vào liên kết file A71.GSP
Dùng chuột kéo điểm M trên cạnh BC, học sinh quan sát sự thay đổi của điểm O.
- Hãy dự đoán điểm O chuyển động trên đường nào ?
GV kích hoạt chức năng tạo vết cho điểm O và kích hoạt nút để học sinh thấy vết của O để lại khi M chuyển động.
- Hãy dự đoán xem điểm O có quan hệ gì với đường thẳng BC ?
- Làm thế nào để chứng minh điều đó ?
Cho các nhóm thảo luận và trình bày chứng minh trên giấy trong. Gv nhận xét bổ sung.
Sau đó cho học sinh xem lời giải (cách 1) đã chuẩn bị.
Lưu ý học sinh : Đoạn thẳng HO có vai trò đặc biệt đối với tam giác AHM. Hãy dùng gợi ý này để tìm một cách giải thứ 2 cho câu b (xem như bài tập về nhà, nếu có nhóm đã phát hiện cách này thì cho trình bày luôn)
Câu c : (hướng dẫn)
- Vào liên kết file A71.GSP. Cho học sinh dự đoán vị trí của M. GV dùng cho điểm M chuyển động.
- Điểm O chạy trên một đoạn thẳng cố định.
- Điểm O cách BC một khoảng không đổi.
- Khi M trùng với H thì AM ngắn nhất.
3’
Hoạt động 4 : GV dùng động tác như bác thợ mộc vẫn làm để vạch một đường thẳng song song với mép bàn và cách mép bàn một khoảng không đổi. Yêu cầu học sinh giải thích cơ cở toán học của việc làm đó.
- Học sinh theo dõi gv làm và giải thích (dùng tính chất vừa học bài $10)
2’
Công việc về nhà : 
- Soạn lại bài tập 71SGK. Bài 71b làm 2 cách.
- Chuẩn bị cho bài học mới : Dựng một tứ giác ABCD có AB = BC = CD = DA
a) Trong chương trình đã học tứ giác ABCD là hình gì ?
b) Từ câu 1 hãy nêu các tính chất của tứ giác ABCD đó ?
c) Hãy vẽ thêm một vài tứ giác có 4 cạnh bằng nhau. Xem thử hai đường chéo của nó có thêm tính chất gì nữa ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_20_luyen_tap_dinh_van_luong.doc