Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 2: Hình thang - Huỳnh Kim Huê

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 2: Hình thang - Huỳnh Kim Huê

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

 HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.

b. Kỹ năng:

 HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông.

 Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang.

c. Thái độ:

 Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau (hai đáy nằm ngang, hai đáy không nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau).

 Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác .

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

 Bài soạn, SGK , thước thẳng, êke để kiểm tra một tứ giác có là hình thang không? Tranh vẽ (Hình 13, ? 1 /SGK/T 69).

b . Học sinh:

 Vở ghi, SGK, thước thẳng , ê ke .

 Học thuộc bài và làm các bài tập đã dặn ở tiết 1.

 3. PHƯƠNG PHÁP: phối hợp nhiều phương pháp.

 Đàm thoại gợi mở, vấn đáp

 Phát hiện và giải quyết vấn đề.

 Trực quan, thực hành, hợp tác nhóm nhỏ.

 4. TIẾN TRÌNH:

4.1 Ôn định tổ chức:

Điểm danh: (học sinh vắng)

* Lớp 8A1:

* Lớp 8A5

4.2 Kiểm tra bài cũ:

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 2: Hình thang - Huỳnh Kim Huê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Tiết : 2
Ngày dạy : / /2010
1. MỤC TIÊU: 
a. Kiến thức: 
HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. 
b. Kỹ năng:
HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông.
Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang.
c. Thái độ:
Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau (hai đáy nằm ngang, hai đáy không nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau).
Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác .
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: 
Bài soạn, SGK , thước thẳng, êke để kiểm tra một tứ giác có là hình thang không? Tranh vẽ (Hình 13, ? 1 /SGK/T 69).
b . Học sinh: 
Vở ghi, SGK, thước thẳng , ê ke .
Học thuộc bài và làm các bài tập đã dặn ở tiết 1.
 3. PHƯƠNG PHÁP: phối hợp nhiều phương pháp.
Đàm thoại gợi mở, vấn đáp
Phát hiện và giải quyết vấn đề.
Trực quan, thực hành, hợp tác nhóm nhỏ.	
 4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ôn định tổ chức:
Điểm danh: (học sinh vắng)
* Lớp 8A1:	
* Lớp 8A5	
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
HS1: (HS yếu)
Định nghĩa tứ giác ABCD. 
Hãy vẽ một tứ giác có hai cạnh song song.
HS2: (HS khá)
Tổng số đo các góc của một tứ giác bằng bao nhiêu độ?
Giải bài tập 3 SGK/T67
HS nhận xét bài làm của bạn , GV kiểm tra lại , sửa chửa hoàn chỉnh , cho điểm. 
* GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.
Trả lời
HS1: 
Tứ giác ABCD là một hình gồm bốn đoạn thẳng AB; BC; CD; DA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng (5đ) 
 Vẽ hình đúng, chính xác (5đ) 
HS2: 
Tổng các góc của tứ giác bằng 3600 (3đ) 
Bài tập: (7đ)
a). Ta có : AB = AD
A thuộc đường trung trực của của BD.
 * CB = CD
 C thuộc đường trung trực của BD
Vậy AC là đường trung trực BD.
b) ∆ ABC = ∆ ADC (c.c.c)
 Ta có: = 3600– (1000+600) = 2000 
 Do đó == 1000 
4.3: Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
	NỘI DUNG BÀI DẠY	
 Þ Hoạt Động 1: Định nghĩa 
GV treo tranh hình 13 /SGK 
HS: quan sát , trả lời câu hỏi .
* GV: Em có nhận xét gì về vị trí hai cạnh 
 đối AB và CD của tứ giác ABCD?
( HS: Hai cạnh đối song song)
Từ đó GV giới thiệu định nghĩa hình thang.
HS: Nêu lại định nghĩa
GV: Tóm tắt định nghĩa
GV giới thiệu cạnh đáy, cạnh bên, đáy lớn, đáy nhỏ, đường cao. 
- HS làm ? 1 SGK/T69. Cho hình 15
 a) Tìm các tứ giác là hình thang
b) Có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang?
 - 
HS làm ? 2 /SGK/T70 
 (Theo hoạt động nhóm 7 phút).
 Nửa lớp làm phần a, Nửa lớp làm phần b.
a).Cho biết AD//BC .Chứng minh AD=BC; AB= CD
GT hình thang 
 ABCD
 (AB// CD)
 AD //BC
KL AD = BC
 AB = CD
* GV: Nếu hình thang có hai cạnh bên song song thì ta suy ra được điều gì?
GT hình thang 
 ABCD
 (AB// CD)
 AB = CD
KL AD // BC
 AD = BC
b) Chứng minh AD//BC, AD = BC
Sau 7 phút cử đại diện hai nhóm lên bảng trình bày
* GV: Nếu hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì ta suy ra được điều gì?
HS đọc nhận xét SGK/T70 
* GV nói: Đó chính là nhận xét mà chúng ta cần ghi nhớ để áp dụng làm bài tập , thực hiện các phép chứng minh sau này.
Þ Hoạt động 2: Hình thang vuông
GV: Cho học sinh quan sát hình 18 SGK với AB//CD, = 900,
GV yêu cầu học sinh tính ?
HS: = 900
GV giới thiệu định nghĩa hình thang vuông.
- HS nêu lại định nghĩa/ SGK/T70.
 §2. HÌNH THANG
 1.Định nghĩa: 
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối 
 song song.
AB, CD : Cạnh đáy
AD, BC : Cạnh bên
AH : Đường cao
Tứgiác ABCD; AB//CDABCD là hình thang
? 1 
a). Các tứ giác, ABCD, EFGH là hình thang.
Tứ giác IMKN không là hình thang
b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau.
? 2 /SGK/T70 
Cho hình thang ABCD có đáy AB, CD
a).Cho biết AD//BC .Chứng minh AD=BC; AB = CD
 Giải:
 Ta có:
 AB//CD (gt) 
 AD//BC 
 AC cạnh chung.
Vậy ∆ ABC = ∆ CDA (c.g.c)
 AD = BC và BA = CD
Nếu hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau , hai cạnh đáy bằng nhau.
b) Cho biết AB = CD . Chứng minh AD//BC, AD = BC
 Giải:
 Ta có:
AB//CD (gt) (so le trong)
 AB = CD (gt)
 AC cạnh chung 
Vậy ∆ ABC = ∆ CDA (c.g.c)
 AD // BC và AD = BC
Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau.
Nhận xét: SGK/T70 
2. .Hình thang vuông:
Định nghĩa: Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
4.4 Củng cố luyện tập :
Củng cố:
u Phát biểu định nghĩa hình thang? Cho biết các yếu tố của hình thang này?
v Thế nào là hình thang vuông? Vẽ hình minnh hoạ.
 w Để chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông ta cần có những điều kiện nào?
Luyện tập
 * Bài 7/SGK/T71 
Tìm x, y trên hình 21, biết rằng ABCD là hình thang có đáy là AB và CD
* Gọi ba HS xung phong lên bảng giải
 HS dưới lớp theo dõi, nhận xét .
GV kiểm tra lại , sửa chữa , bổ sung và nhắc nhở những điều cần lưu ý.
Củng cố:
u Định nghĩa hình thang, các yếu tố của hình thang như SGK.
v Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
w Muốn chứng minh tứ giác là hình thang ta chứng minh tứ giác này có hai cạnh đối song song.
* Chứng minh tứ giác là hình thang vuông, ta chứng minh tứ giác là hình thang và có một góc bằng 900
Luyện tập
Bài 7/SGK/T71
Giải:
 Ha.) Hình thang ABCD có đáy AB, CD
 AB // CD 
 x + 800 = 1800.
 x = 1000
 *y+ 400 = 1800 ( hai góc trong cùng phía).
 y = 1400
Hb.) Hình thang ABCD có đáy AB, CD 
 AB // CD 
 = 700 ( Hai góc đồng vị)
 Vậy x = 700 
 * y = = 500 (So le trong)
Tương tự ( h.21c SGK) 
 Hình thang ABCD có đáy AB, CD 
 AB // CD 
 (Hai góc trong cùng phía)
Vậy x = 900 ; 
 y = 1150
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 A. Lý thuyết:
Học thuộc định nghĩa hình thang, hình thang vuông và hai nhận xét sách giáo khoa trang 69, 70.
 B. Bài tập:
Làm bài tập: 8, 9,10 /SGK/T71 
Làm bài tập 11, 12 SBT/T62. 
Hướng dẫn bài 10/SGK/T62
 hình 22 là hình vẽ một chiếc thang ? Trên hình vẽ có bao 
 nhiêu hình thang?
Có tất cả là 6 hình thang: ABCD; CDFE; EFHG; 
ABFE; CDHG; ABHG.	
C. Chuẩn bị: 
Đọc trước bài “Hình thang cân” 
Ôn lại kiến thức về tam giác cân.
Mang đầy đủ dụng cụ vẽ hình.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
 Duyệt Tổ Trưởng CM
 Ngày tháng năm 2010
 Nguyễn Thị Thúy Hằng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_2_hinh_thang_huynh_kim_hue.doc