Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Luyện tập - Lê Tấn Mạnh

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Luyện tập - Lê Tấn Mạnh

I/ MỤC TIÊU:

-HS củng cố được khái niệm khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, ôn lại các bài tập cơ bản về tập hợp điểm.

-Tìm tập hợp điểm.

II/ TRỌNG TÂM:

-Luyện giải các bài tập vận dụng tính chất các điểm cách đều một đường thẳng cho trước để tìm tập hợp điểm.

III/ CHUẨN BỊ:

? HS: Như dặn dò tiết 18

? GV: Phim trong ghi bài tập – bài học kinh nghiệm.

IV/ TIẾN TRÌNH:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Luyện tập - Lê Tấn Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 	Ngày dạy:..
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
-HS củng cố được khái niệm khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, ôn lại các bài tập cơ bản về tập hợp điểm.
-Tìm tập hợp điểm.
II/ TRỌNG TÂM:
-Luyện giải các bài tập vận dụng tính chất các điểm cách đều một đường thẳng cho trước để tìm tập hợp điểm.
III/ CHUẨN BỊ:
HS: Như dặn dò tiết 18
GV: Phim trong ghi bài tập – bài học kinh nghiệm.
IV/ TIẾN TRÌNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
1/ Oån định: Kiểm diện HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: Không.
3/ Bài mới:
GV gọi 1 HS lên bảng sửa bài tập 68
HS phân tích
HS: Quan sát hình vẽ kết hợp giả thiết ta thấy điểm C nằm trên đường thẳng song song với d.
Vậy ta cần chứng minh điểm C cách d một khoảng cách không đổi. Muốn vậy ta cần vẽ thêm CKd rồi tính độ dài CK.
HS nhận xét.
GV nhận xét phê điểm.
GV đưa bài tập 69 lên màn hình 
GV gọi lần lượt 4 HS đứng tại chỗ ghép 2 ý với nhau để được khẳng định đúng.
GV đưa bài tập 70 lên màn hình
Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình ghi GT-KL.
GV: Bằng quan sát hình vẽ kết hợp giả thiết em có dự đoán được điểm C luôn cách đường thẳng nào một khoảng không đổi?
HS: C cách Ox một khoảng không đổi.
GV: Nếu dự đoán đó là đúng vậy bây giờ ta phải làm gì để xác định khoảng cách đó.
HS: Vẽ CHOx ta chứng minh được
 CH = OACH = 1 cm
Gọi một HS khá trình bày tr6n bảng , và gọi vài HS đứng tại chỗ chứng minh miệng.
GV có thể hướng dẫn HS.
Cách 2:
Chứng minh OC = OA
C nằm trên trung trực đoạn OA.
GV đưa bài tập 71 lên màn hình, ghi tóm tắt GT – KL.
GV đặt câu hỏi dẫn dắt HS:
Câu a:
GV: Để chứng minh A, O, M thẳng hàng ta cần chứng minh gì?
HS: O là trung điểm của AM 
Muốn vậy ta phải chứng minh AEMD là hình chữ nhatä.
Câu b:
GV: Quan sát hình vẽ kết hợp GT dự đoán xem O nằm trên đường nào?
HS: Đường thẳng song song với BC.
Vậy ta cần vẽ OK BC ( để tìm khoảng cách) và tính độ dài hay chứng minh OK không đổi.
GV cho HS thảo luận nhóm 
Thời gian 12 phút
GV đến từng nhóm hương dẫn trình bày.
GV gọi đại diện một nhóm trình bày câu a, một nhóm trình bày câu b.
HS nhận xét.
GV nhận xét.
Qua bài tập 68, 70, 71 ta thấy để tìm tập hợp các điểm ta làm như thế nào)
HS phát biểu như bài học nghiệm.
4/ Dặn dò:
I/ Sửa bài tập cũ:
d
d’
C
K
B
A
H
Bài tập 68 (SGK):
2
Hạ CKd
rvuông AHB = rvuông CKB ( cạnh huyền – góc nhọn).
CK = AH = 2 cm 
Điểm C cách đường thẳng cố định d một khoảng không đổi 2 cm. Vậy C nằm trên đường thẳng d’ song song với d và cách d một khoảng 2 cm. Vậy khi B di chuyển trên d thì C di chuyển trên d’.
Bài tập 69 (SGK):
– (7)
–( 5)
– (8)
–(6)
II/ Bài tập mới:
Bài tập 70:
A
O
H
B
x
d
C
y
2
Vẽ CHOx 
rAOB có:
CH // OA ( cùng vuông góc với Ox)
CA = CB (gt)
Vậy CH là đường trung bình của rAOB
CH =OA = .2 = 1 cm
Điểm C cách Ox một khoảng bằng 1 cm.
Nên khi B di chuyển trên tia Ox thì C di chuyển trên đường thẳng d song song Ox và cách tia Ox một khoảng bằng 1 cm.
Bài tập 71 ( SGK)
A
E
C
M
K
H
B
D
O
GT
KL
rABC, A = 900, M BC
MDAB; MEAC
O DE ; OD = OE
a/ A, O, M thẳng hàng
b/ Khi M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên đường nào?
c/ Tìm M để BC nhỏ nhất.
Xét tứ giác MEAD
D = 900 ( MDAB)
A = 900 (gt)
E = 900( MEAC)
Vậy tứ giác MEAD là hình chữ nhật 
Mà O là trung điểm của DE
Nên O cũng là trung điểm của đường chéo AM.
Vậy A, O, M thẳng hàng.
b/ Vẽ AHBC ; OKBC
rAHM có:
AH // OK ( cùng vuông góc với BC)
AO = MO ( O là trung điểm của AM)
Vậy OK là đường trung bình của rAHM
Suy ra OK = AH
Vì O cách đường thẳng BC cố định một khoảng cách không đổi (OK = AH)
Do đó O nằm trên đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng bằng AH. Đó chính là đường trung bình của rABC.
III/ Bài học kinh nghiệm:
Để tìm tập hợp các điểm nào đó ta cần chứng minh điểm đó luôn cách một yếu tố cố định ( đường thẳng, điểm . . .) một khoảng cách không đổi.
-Học thuộc bài học kinh nghiệm.
-Xem lại các bài tập 68, 70, 71
-Làm bài tập :
+ Dựng tam giác ABC có BC = 5 cm, đường cao AH = 2 cm; trung tuyến AM = 3 cm
+ Làm tiếp bài tập 71c.
 V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_19_luyen_tap_le_tan_manh.doc