Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 18, Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước - Đỗ Minh Trí

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 18, Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước - Đỗ Minh Trí

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức cơ bản:

- Hiểu được các khái niệm: “Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng”, “khoảng cách giữa hai đường thẳng song song”, “các đường thẳng song song cách đều”; hiểu được tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước; nắm vững nội dung hai định lí về các đường thẳng song song cách đều.

Kỹ năng cơ bản:

- Biết cách vẽ các đường thẳng song song cách đều theo một khoảng cách cho trước bằng cách phối hợp hai êke; vận dụng các định lí về đường thẳng song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.

Tư duy:

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.

II. PHƯƠNG PHÁP :

- Qui nạp – Đàm thoại- hợp tác nhóm.

III. CHUẨN BỊ:

GV: Thước thẳng, êke, compa, phấn màu, bảng phụ.

HS : Ôn hình bình hành, hình chữ nhật; làm bài tập ở nhà.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 18, Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước - Đỗ Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Tiết : 18
§10. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG 
VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC 
Ngày soạn:13.10
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức cơ bản: 
- Hiểu được các khái niệm: “Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng”, “khoảng cách giữa hai đường thẳng song song”, “các đường thẳng song song cách đều”; hiểu được tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước; nắm vững nội dung hai định lí về các đường thẳng song song cách đều. 
Kỹ năng cơ bản: 
- Biết cách vẽ các đường thẳng song song cách đều theo một khoảng cách cho trước bằng cách phối hợp hai êke; vận dụng các định lí về đường thẳng song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau. 
Tư duy:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
II. PHƯƠNG PHÁP :
- Qui nạp – Đàm thoại- hợp tác nhóm. 
III. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, êke, compa, phấn màu, bảng phụ. 
HS : Ôn hình bình hành, hình chữ nhật; làm bài tập ở nhà. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Nội dung 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5 ph)
Cho (a) //(b). Gọi A, B là 2 điểm bất kì thuộc (a). kẻ AH BK cùng vuông góc với (b)
a) Cminh tứ giác ABCD là hình chữ nhật 
b) Tính BK, biết AH = 2cm 
- Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra. 
- Gọi HS lên bảng. 
- Kiểm tra vở bài tập vài HS 
- Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng. 
- Đánh giá cho điểm. 
- HS đọc yêu cầu đề kiểm tra 
- Một HS lên bảng trả lời và làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập 
- Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng 
a) Tứ giác ABKH có AB//HK (gt) và AH//BK (cùng ^ (b)) nên là hình bình hành. AH ^ (b) nên H = 1v Þ hình bình hành ABKH là hình chữ nhật.
b) BK = AH = 2cm (cạnh đối hcn)
 Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới (1ph)
§10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
- Chúng ta đã biết khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cho trước (lớp 7). Một câu hỏi đặt ra là: Cho trước hai đường thẳng a và b song song với nhau thì khoảng cách giữa a và b được xác định như thế nào?
Hs nghe để ôn lại kiến thức cũ đã học và chuẩn bị vào bài mới
Ghi tựa bài học. 
 Hoạt đ ộng 3 : Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song ( 8 ph)
1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song 
h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b
Định nghĩa: 
Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia. 
HĐ3.1
- Từ bài toán trên hãy cho biết: Nếu điểm A Ỵ (a) có khoảng cách đến (b) bằng h thì khoảng cách từ mọi điểm B Ỵ (a) đến (b) bằng bao nhiêu? 
- Ta có thể rút ra nhận xét gì?
HĐ3.2
- Ta nói h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b. 
- Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là gì?
- Suy nghĩ trả lời: từ bài toán trên cho ta kết luận khoảng cách từ B đến (a) cũng bằng h. 
- Mọi điểm thuộc đường thẳng a cách đường thẳng b một khoảng bằng h. Mọi điểm thuộc đường thẳng b cũng cách đường thẳng a một khoảng bằng h. 
- Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia.
Hoạt động 4: Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước (15 ph)
2. Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước: 
Tính chất: 
Các điểm cách đường thng83 b một khoảng bằng h nằm trên hai đường thẳng song song vơiơ b và cách b một khoảng bẳng h.
Nhận xét: 
-Tập hợp các điễm càch một đường thẳng cố định một khoảng cách bằng h không đổi là hai đường thẳng song song với đường thẳng đó và cách đường thẳng đó một khoảng bằng h.
HĐ4.1
- Cho HS thực hành ?2 
- Vẽ hình 94 lên bảng 
- Gọi HS trả lời 
HĐ4.2
- Từ đó ta có kết luận gì? => giới thiệu tính chất ở sgk.
HĐ4.3
- Cho HS thực hành tiếp ?3 :
- Treo tranh vẽ hình 95, gọi Hs trả lời
- Chốt lại vấn đề: những điểm nằm trên hai đường thẳng a và a’ ssong với b cách b một khoảng là h thì có khoảng cách đến b là h. Ngược lại
- Ta có tính chất (giới thiệu t/c) 
- Thảo luận theo nhóm cùng bàn 
- Đứng tại chỗ phát biểu cách làm: 
AH//MK và AH = MK suy ra AMKH là hình bình hành. Vậy AM//b. Þ M Ỵ a
- Chứng minh tương tự ta có M’Ỵ a’
- Đọc tính chất ở sgk (trg 101) và ghi bài
- Đọc ?3 ở sgk 
- Quan sát hình vẽ và trả lời: theo tính chất trên, đỉnh A nằm trên 2 đường thẳng ssong với BC, cách BC một khoảng 2cm
- Đọc nhận xét ở sgk trang 101 và ghi bài 
 Hoạt độg 5: Đường thẳng song song cách đều (10’) 
3. Đường thẳng song song cách đều: 
Định lí (sgk/102) 
a) a//b//c//d 
 GT AB = BC = CD
 KL EF = FG = GH
b) a//b//c//d và 
 GT EF = FG = GH 
 KL AB = BC = CD
HĐ5.1
- Vẽ hình 96a lên bảng 
- Giới thiệu khái niệm các đường thẳng song song cách đều (ghi tóm tắt lên bảng)
HD5.2
- Cho HS làm ?4 với yêu cầu:
Chứng minh rằng: 
a) Nếu a//b//c//d và AB = BC = CD thì EF = EG = GH.
b) Nếu a//b//c//d và EF = FG = GH thì AB = BC = CD. 
Nhận xét và hoàn chỉnh bài chứng minh cho Hs. Chốt lại bằng cách đưa ra hai định lí  
+ Lưu ý HS: Các định lí về đường trung bình của tam giác, của hình thang là các trường hợp đặc biệt của định lí này. 
- Quan sát, nhận xét: a//b//c//d và AB = BC = CD
Vẽ hình vào vở, ghi bài
Hs nhắc lại định nghĩa 
- Đọc bài toán ?4 - Thực hành theo 2 nhóm (mỗi nhóm một câu a hoặc b) 
a) Hình thang AEGC có AB = BC và AE//BF//CG. Nên EF = FG.
 Chứng minh tương tự : FG = GH 
b) Hình thang AEGC có EF = FG và AE//BF//CG, nên AB = BC 
chứng minh tương tự : BC = CD 
Phát biểu định lí như sgk 
Hs nghe và lưu ý
 Hoạt động 6: Củng cố (5 ph) 
Bài tập 69 sgk 
- Treo bảng phụ ghi sẳn bài tập 69 sgk. Gọi Hs ghép từng câu 
- Nhận xét, hoàn chỉnh cho Hs
- Đọc yêu cầu của bài tập 69 
- Lần lượt trả lời (ghép câu)
 Hoạt động 7: Hướng dẫn học ở nhà (1 ph)
Học bài kết hợp đọc sgk
Làm bài tập 67, 68 sgk trang 102
Chuẩn bị các bài tập phần luyện tập để tiết sau luyện tập.
- Nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_18_bai_10_duong_thang_song_song.doc