A. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp học sinh:
-Nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
2.Kỷ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỷ năng:
-Vẽ hình chữ nhật
-Chứng minh các tính chất của hình chữ nhật
-Chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật
3. Thái độ: Rèn luyện các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng quát hóa
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Thước, hình 84 sgk/97
HS: Sgk, thước, giấy nháp
D. Tiến trình lên lớp:
Tiết 16 Ngày Soạn: ..../..... Đ9.hình chữ nhật A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp học sinh: -Nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật 2.Kỷ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỷ năng: -Vẽ hình chữ nhật -Chứng minh các tính chất của hình chữ nhật -Chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật 3. Thái độ: Rèn luyện các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng quát hóa B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Thước, hình 84 sgk/97 HS: Sgk, thước, giấy nháp D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định lớp:( 1') II. Kiểm Tra Bài Cũ:(5') Giáo viên Học sinh Hình bình hành có tính chất gì ? Các cạnh đối song song và bằng nhau Các góc đối bằng nhau Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường III. Bài mới: (35') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Định nghĩa (10’) GV: Tứ giác hình 84/sgk có gì đặc biệt ? HS: Có bốn góc vuông GV: Tứ giác như thế gọi là hình chữ nhật HS: Quan sát, ghi nhớ GV: Tổng quát hình chữ nhật là tứ giác thỏa điều kiện gì ? HS: Phát biểu định nghĩa sgk/97 GV: Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì các góc của chúng như thế nào ? HS: Bằng 1v GV: Như vậy, tứ giác ABCD là hình chữ nhật khi và chỉ khi các góc của nó bằng 1v HS: Lắng nghe, ghi nhớ GV: Hình chữ nhật có phải là hình bình hành không ? Vì sao ? HS: Do hình chữ nhật có các góc bằng 1v nên các cạnh đối của chúng song song hay hình chữ nhật là 1 hình bình hành GV: Hình chữ nhật có phải là hình thang cân không ? Vì sao ? HS: Hình chữ nhật là 1 hình bình hành, nên nó cũng là 1 hình thang, mặt khác hình chữ nhật có bốn góc bằng nhau nên nó là hình thang cân. GV: Bổ sung, điều chỉnh HS: Lắng nghe, ghi chép 1) Định nghĩa: B D C A Tứ giác ABCD là hình chữ nhật Û A = B = C = D = 900 Nhận xét: Hình chữ nhật cũng là hình bình hành, cũng là hình thang cân. HĐ2: Tính chất (5’) GV: Từ nhận xét trên hãy cho biết hình chữ nhật có tính chất gì ? HS: Vì hình chữ nhật cũng là một hình bình hành, cũng là một hình thang cân nên nó có tất cả các tính chất của hình bình hành, của hình thang cân. GV: Hãy chỉ rõ các tính chất của hình chữ nhật ? HS: Các cạnh đối song song và bằng nhau; các góc bằng nhau; hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường GV: Hình chữ nhật và hình bình hành khác nhau như thế nào ? HS: Hai đường chéo hình chữ nhật bằng nhau, các góc bằng nhau còn hình bình hành thì không GV: Bổ sung, điều chỉnh HS: Lắng nghe, ghi nhớ 2) Tính chất *Trong hình chữ nhật - Các cạnh đối song song và bằng nhau - Các góc bằng nhau và bằng 1v - Hai đường chéo cắt nhau bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của chúng HĐ3: Dấu hiệu (10’) GV: Từ định nghĩa và tính chất chỉ ra các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật ? HS: Dấu hiệu sgk/97 GV: Yêu cầu học c/m các dấu hiệu 3 HS: Tóm tắt: Hình bình hành có các góc đối bằng nhau và tổng các góc bằng 3600 nên nếu nó có 1 góc bằng 1v thì các góc còn lại cũng bằng 1v. Do đó hình bình hành có 1 góc vuông là hình chữ nhật GV: Cho hình chữ nhật ABCD. A, B, C, D có nằm trên một đường tròn không ? Vì sao ? HS: Gọi O là giao của AC và BD. Theo tính chất của hình chữ nhật thì OA=OB=OC=OD nên A, B, C, D nằm trên 1 đường tròn GV: Bổ sung, điều chỉnh HS: Lắng nghe, ghi nhớ 3) Dấu hiệu (Sgk/97) HĐ3: áp dụng (10’) GV: Cho tam giác ABC vuông tại A. M là trung điểm của BC. Tìm mối quan hệ AM và BC ? HS: Suy nghĩ GV: Vẽ D đối xứng với A qua M HS: Thực hiện GV: Tứ giác ABDC là hình gì ? Vì sao ? HS: Do AD và BC cắt nhau tại trung điểm M của chúng nên ABDC là hình bình hành, mặt khác theo giả thiết góc A bằng 1v nên tứ giác ABDC là hình chữ nhật GV: Suy ra AM ? BC HS: Do tứ giác ABDC là hình chữ nhật nên AD = BC và M là trung điểm của AD và BC. Do đó AM bẳng 1 nửa BC GV: Tổng quát: Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền có tính chất gì ? HS: Bằng một nửa cạnh huyền GV: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC và AM = BM. Chứng minh tam giác ABC vuông tại A. HS: Suy nghĩ GV: Vẽ điểm D đối xứng với A qua M. Tứ giác ABDC là hình gì ? Vì sao ? HS: Tứ giác ABDC có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của chúng nên nó là hình chữ nhật GV: Suy ra tam giác ABC là tam giác gì ? HS: Suy ra tam giác ABC vuông tại A GV: Tổng quát: Nếu 1 tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác gì ? HS: Tam giác vuông 4) áp dụng Định lý: (Sgk/ 97) Hình 87 IV. Củng cố: (5') GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài 61 sgk/99 HS: Thực hiện V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1') Thực hiện bài tập: 58, 59, 60 sgk/99, tiết sau luyện tập
Tài liệu đính kèm: