Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 11 đến 20 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ngoan

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 11 đến 20 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ngoan

- Yêu cầu học sinh làm bài tập 49

- Làm thế nào để chứng minh được AI//CK?

- Cho học sinh làm bài theo bàn

- Làm thế nào để chứng minh được BM=MN=DM?

- Hãy chứng minh N là trung điểm của BM?

- Hãy chứng minh M là trung điểm của DM?

- 1 HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL

- Phân tích được:

AI // CK

Tứ giác AKCI là hình bình hành

IC // AK và IC = AK

- Dựa vào tính chất đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba của tam giác

- HS làm vào vở, một HS lên bảng trình bày, dưới lớp nhận xét. - Bài tập49/SGK-T93

a) Xét tứ giác AKCI có:

AK // IC, AK = IC = AB Tứ giác AKCI là hình thang AI // KC

b) Xét ABM có:

 BK=AK (gt),

 KN//BM (chứng minh trên)

 BN=NM (1)

Tương tự xét ADN có:

DI = IC (gt)

MI // NC (cm trên)

 DM = MN (2)

Từ (1), (2) có:

 BM=MN=DM

 

doc 23 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 11 đến 20 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 06
Ngày soạn: 10/9/2012 Tiết : 11
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Hoàn thiện và củng cố lí thuyết, học sinh hiểu sâu hơn về định nghĩa hình bình hành, nắm vững các tính chất của hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
	- Học sinh biết vận dụng tính chất của hình bình hành để suy ra các góc bằng nhau, các đoạn thẳng bằng nhau, vận dụng các dấu hiệu để nhận biết hình bình hành.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chứng minh bài toán hình, các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong chứng minh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, đề kiểm tra 15 phút.
2. Học sinh: Thước thẳng, compa.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút
Đề bài
Điểm
Đáp án
Câu 1: Nêu định nghĩa hình bình hành, vẽ hình minh họa ?
Câu 2: Cho tứ giác ABCD. Các điểm M,N,P,Q theo thứ tự là trung điểm của AB,BC,CD, DA. Chứng minh MNPQ là hình bình hành.
2điểm
8điểm
Câu 1: Đ/n (SGK)
Câu 2: 
Có MA=MB, NB=NC MN là đường trung bình của tam giác ABC MN//AC và MN = AC (1) 
Có QA = QD, PD = PC PQ là đường trung bình của tam giác ADC PQ // AC và PQ = AC (2)
Từ (1) và (2) có MN//PQ và MN=PQ MNPQ là hình bình hành.
	2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Đưa ra bài tập 47/SGK
- Để chứng minh được tứ giác AHCK là hình bình hành ta có thể chứng minh như thế nào?
- Dùng sơ đồ phân tích đi lên để phân tích bài toán cách làm bài:
AHCK là hình bình hành
; AH = CK
AHD = CKB
- Đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL.
- Ta chứng minh AHCK có các cạnh đối song song hoặc có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau
- Cả lớp chú ý theo dõi và làm bài vào vở. Một lên bảng trình bày.
- Nhận xét, thống nhất lời giải, ghi vở.
- Bài tập 47/SGK-T93
Ta có:
Xét vuông AHD và vuông CKB có:
AD=BC (vì ABCD là hbh)
 (slt, AD//BC)
 AHD = CKB (cạnh huyền-góc nhọn)
 AH = CK (2)
Từ (1) và (2) tứ giác AHCK là hình bình hành
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 49
- Làm thế nào để chứng minh được AI//CK?
- Cho học sinh làm bài theo bàn
- Làm thế nào để chứng minh được BM=MN=DM?
- Hãy chứng minh N là trung điểm của BM?
- Hãy chứng minh M là trung điểm của DM?
- 1 HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
- Phân tích được:
AI // CK
Tứ giác AKCI là hình bình hành
IC // AK và IC = AK
- Dựa vào tính chất đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba của tam giác
- HS làm vào vở, một HS lên bảng trình bày, dưới lớp nhận xét.
- Bài tập49/SGK-T93
a) Xét tứ giác AKCI có: 
AK // IC, AK = IC = AB Tứ giác AKCI là hình thang AI // KC
b) Xét ABM có:
 BK=AK (gt), 
 KN//BM (chứng minh trên)
 BN=NM (1)
Tương tự xét ADN có:
DI = IC (gt)
MI // NC (cm trên) 
 DM = MN (2)
Từ (1), (2) có:
 BM=MN=DM
3. Củng cố: 
	- Hệ thống lại các kiến thức về trục đối xứng. 
	- Giải nhanh bài tập 41/SGK-T88
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Cần ôn tập kĩ lí thuyết trong bài trục đối xứng.
	- Xem lại các bài tập đã chữa
	- Làm các bài tập: 60, 62, 64, 65, 66, 71/SBT-T66,67
 5. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 06
Ngày soạn: 10/9/2012 Tiết : 12
§8. ĐỐI XỨNG TÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua một điểm, nhận biết được 2 đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm. Nhận biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
2. Kĩ năng:
- Biết vẽ 1 điểm đối xứng với 1 điểm cho trước qua 1 điểm, đoạn thẳng đối xứng với 1 đoạn thẳng cho trước cho trước qua 1 điểm
- Biết nhận ra một hình có tâm đối xứng trong thực tế.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, rèn luyện khả năng suy luận lôgic khi chứng minh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu
2. Học sinh: Thước thẳng, compa, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng, 2 hình đối xứng nhau qua 1 đường thẳng?
* Đáp án: Định nghĩa: SGK
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Hai điểm đối xứng nhau qua 1 điểm
- Yêu cầu học sinh làm ?1
- Người ta gọi 2 điểm A và A' đối xứng nhau qua O. Khi nào O gọi là điểm đối xứng của AA' ?
- Nêu định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm?
- Nêu cách vẽ 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm?
- Giáo viên đưa ra qui ước.
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng trình bày.
- Khi O là trung điểm của AA'
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- Nêu cách vẽ
- Ghi nhớ quy ước
1. Hai điểm đối xứng nhau qua 1 điểm
* Định nghĩa: (SGK)
 A và A' gọi là đối xứng nhau qua O 
* Quy ước: Điểm đối xứng của O qua O cũng chính là O
*Hoạt động 2: Hai hình đối xứng nhau qua một điểm
- Yêu cầu học sinh làm ?2
- Gọi HS khác nhận xét
- Nêu định nghĩa 2 hình đối xứng nhau qua 1 điểm?
- Gọi một số HS phát biểu lại định nghĩa.
- Củng cố: Giáo viên đưa ra tranh vẽ hình 77; 78 (tr94-SGK)
- Tìm trên hình các cặp đoạn thẳng, đường thẳng, góc đối xứng nhau qua O?
- Em có nhận xét gì về các cặp đoạn thẳng các góc đối xứng với nhau qua O?
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng trình bày.
- Cùng GV phân tích.
- Học sinh: Hai hình gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với 1 điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại. 
- Phát biểu lại định nghĩa và ghi nhớ.
- Quan sát tranh vẽ
- Chỉ ra các yếu tố đối xứng
- Chúng bằng nhau
2. Hai hình đối xứng nhau qua một điểm 
- Ta gọi 2 đoạn thẳng AB và A'B' là 2 đoạn thẳng đối xứng nhau qua 1 điểm
* Định nghĩa: (SGK)
- Điểm O gọi là tâm đối xứng của 2 hình đó.
- Người ta có thể chứng minh được: Nếu 2 đoạn thẳng(góc, tam giác) đối xứng với nhau qua 1 điểm thì chúng bằng nhau.
*Hoạt động 3: Hình có tâm đối xứng
- Yêu cầu cả lớp làm ?3
- Khi nào 1 điểm gọi là tâm đối xứng của 1 hình?
- Yêu cầu HS nêu lại định nghĩa
- Giới thiệu định lí
- Giáo viên đưa ra tranh vẽ ?4
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Phát biểu lại và ghi nhớ định nghĩa
- Nắm được định lí
- Học sinh quan sát làm bài
3. Hình có tâm đối xứng 
?3
- O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD
* Định nghĩa: (SGK) 
* Định lí: (SGK) 
?4
3. Củng cố: 
	- Hệ thống kiến thức toàn bài
	- Yêu cầu HS nhắc lại các định nghĩa, định lí trong bài
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học theo SGK, nắm chắc định nghĩa, cách vẽ 2 hinh đối xứng nhau qua 1 điểm, tâm đối xứng của 1 hình
- Làm bài tập 51, 53, 57 (tr96-SGK)
- Làm bài tập 100; 101; 104; 105 (SBT).
 5. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 07
Ngày soạn: 17/9/2012 Tiết : 13
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về đối xứng tâm (2 điểm đối xứng qua tâm, 2 hình đối xứng qua tâm, hình có tâm đối xứng), so sánh với các kiến thức về đối xứng trục.
2. Kĩ năng: Luyện tập cho học sinh kĩ năng chứng minh 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 điểm. Rèn luyện kĩ năng vẽ hình đối xứng qua 1 điểm, xác định tâm của một hình.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ.
2. Học sinh: Thước thẳng, compa.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho đoạn thẳng AB và 1 điểm O không thuộc AB. Vẽ điểm A' đối xứng với A qua O, điểm B' đối xứng với B qua O rồi chứng minh AB = A'B' và AB // A'B'?
- Phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng qua 1 điểm, hai hình đối xứng qua 1 điểm, tâm đối xứng của một hình?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Yêu cầu HS làm bài 54
? Muốn chứng minh C đối xứng với B qua O ta chứng minh như thế nào? 
- Làm thế nào để chứng minh được OC = OB?
- Muốn chứng minh OC= OA và OB=OA ta cần chỉ ra điều gì?
- Nêu cách chứng minh O, C, B thẳng hàng? 
- So sánh với ,với ? 
- Vì sao và ?
- =?
- Đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL
- Ta chứng minh OA = OC
Và O, C, B thẳng hàng 
- Ta chứng minh: OC= OA và OB=OA
- Ta chỉ ra Oy là trung trực của AC và Ox là trung trực của AB 
- Chỉ ra góc BOC bằng 180o
- Cả lớp làm theo yêu cầu của giáo viên 
- Vì OAB cân, mà ABOx 
Vì OCA cân và CAOy 
- 
= 2() = 2.900 = 1800
- Bài tập 54/SGK-T96 
GT
, , C đx với A qua Oy, B đx với A qua Ox
KL
C đx với B qua O
Chứng minh:
* OA = OC
Theo (gt) A và C đối xứng nhau qua Oy Oy là trung trực của AC 
OC= OA (1)
Tương tự ta có: OB=OA(2)
Từ (1), (2) OC = OB
* O, C, B thẳng hàng 
Vì OAB cân, mà ABOx 
Vì OCA cân và CAOy 
Mặt khác:
= 2() = 2.900 = 1800 
Vậy C và B đối xứng nhau qua O
- Đưa ra bài tập 55/SGK
- Để chứng minh M và N đối xứng nhau qua O ta phải chứng minh điều gì.
- Hãy chứng minh: 
OAM = OCN?
- Yêu cầu HS lên bảng giải bài tập theo nhóm
- Lên bảng vẽ hình ghi GT, KL
- Ta chứng minh MO = NO
- Xét OAM và OCN: 
 (đối đỉnh), 
 OA=OC (gt), 
 (so le trong)
 OAM=OCN (g.c.g)
- Các nhóm thảo luận, hoạt động nhóm, treo bảng nhóm và thống nhất cả lớp
- Bài tập 55 /SGK-T96
Chứng minh:
Xét OAM và OCN: 
 (đối đỉnh), 
 OA=OC (gt), 
 (so le trong)
 OAM=OCN (g.c.g)
 ON = OM mà O, M, N thẳng hàng M và N đối xứng nhau qua O.
- Đưa ra bài tập 57/SGK theo bảng phụ
- Tâm đối xứng của đường thẳng là điểm nào?
- Trọng tâm của một tam giác có là tâm đối xứng của tam giác đó không?
- So sánh độ lớn của hai tam giác đối xứng nhau qua một điểm.
- Đọc đề bài.
- Tâm đối xứng của 1 đường thẳng là điểm bất kì của đường thẳng đó
- Không là tâm đối xứng (lấy VD)
- Chúng bằng nhau Chu vi của chúng bằng nhau.
- Bài tập 57/SGK-T96
Các câu sau đúng hay sai:
a) Tâm đối xứng của 1 đường thẳng là điểm bất kì của đường thẳng ... iác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi
- Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi
- Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc là hình thoi
- Hình bình hành có một đường chéo là phân giác của một góc là hình thoi
3. Củng cố: 
- Hệ thống lại các kiến thức về hình thoi
- HS giải bài 73/SGK-T105 (thảo luận nhóm để tìm các hình thoi và giải thích)
 + Tứ giác ABCD là hình thoi vì AB=BC=CD=DA
+ Tứ giác EFGH là hình thoi vì EFGH là hình bình hành (EF=GH, EH=FG) và EG là đường phân giác 
+ Tứ giác KINM là hình thoi vì KINM là hình bình hành (KO=ON, IO=IM) và 
+ Tứ giác PQRS không là hình thoi.
 + Hình e) tứ giác ADBC là hình thoi vì AD = DB = BC = CA vì đều bằng R 
4. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại các kiến thức về hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi (so sánh các tính chất).
	- Giải các bài tập: 74, 75, 76, 77/SGK-T106
 5. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 10
Ngày soạn: 05/10/2012 Tiết : 19
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi, thấy được hình thoi là dạng đặc biệt của hình bình hành.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng vẽ hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi, có kĩ năng trình bày lời giảI với các lập luận lôgíc, chặt chẽ.
3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ.
2. Học sinh: Thước thẳng, êke, compa.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi?
* Đáp án: Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết: SGK/105.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Đưa ra bài tập 74/SGK
- Trong hình thoi hai đường chéo như thế nào với nhau? 
- Muốn tính được cạnh của hình thoi trong bài tập ta phải vận dụng kiến thức nào?
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tính cạnh của hình thoi.
- Đọc đề bài và nghiên cứu cách làm.
- Hai đường chéo vuông góc và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Để tính được cạnh của hình thoi ta vận dụng định lí Pitago.
- Báo cáo kết quả, chọn phương án B
- Bài tập 74/SGK-T106
- Cạnh của hình thoi bằng:
Vậy phương án B đúng. 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 75/SGK-T106
- Để chứng minh MNPQ là hình thoi ta cần chỉ ra điều gì?
 - Chứng minh bốn cạnh của tứ giác MNPQ bằng nhau bằng cách nào?
- Vẽ hình ghi GT, KL của bài toán.
- Ta cần chỉ ra bốn cạnh của tứ giác đó bằng nhau.
- Chứng minh các tam giác MAN, PBN, MDQ, PCQ bằng nhau.
- Thảo luận nhóm, trình bày lời giải ra bảng nhóm. 
- Nhận xét, bổ sung, ghi vở lời giải đúng.
- Bài tập 75/SGK-T106
GT
ABCD là hcn 
NA=NB, PB=PC
QC=QD, MA=MD
KL
MNPQ là hình thoi
Chứng minh:
Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB=CD, AD=BC NA=NB=QC=QD; PB=PC=MA=MD.
Vậy 4 tam giác vuông: MAN, PBN, MDQ, PCQ bằng nhau
 MN=NP=PQ=MQ
Vậy MNPQ là hình thoi.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 76/SGK-T106
- MN có quan hệ như thế nào với ABC? 
- PQ có quan hệ như thế nào với ADC?
- MNPQ có là hình bình hành không. Vì sao?
- Hai đường chéo BD và AC như thế nào với nhau?
- Hình bình hành có một góc vuông là hình gì?
- Yêu cầu một HS lên bảng trình bày.
- Giáo viên sửa chữa, uốn nắn cách trình bày.
- Một HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
- MN là đường trung bình của ABC
- PQ là đường trung bình của ADC
- MNPQ là hình bình hành vì có các cạnh đối song song.
- BD AC MN MQ 
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Một HS lên bảng trình bày lời giải, dưới lớp cùng làm và nhận xét.
- Ghi vở lời giải đúng.
- Bài tập 76/SGK-T106
GT
ABCD là hình thoi 
MA=MB, NB=NC
QA=QD, PD=PC
KL
MNPQ là hcn 
Chứng minh:
MA=MB , NB=NC (gt)
MN là đường trung bình của ABCMN//AC (1)
PQ là đường trung bình của ADC PQ//AC (2)
Từ (1) và (2) MN//PQ 
Chứng minh tương tự ta có MQ//NP
 MNPQ là hình bình hành
ACBD (gt) mà MN//AC và MQ//BD MNMQ
Hình bình hành MNPQ có nên là hình chữ nhật (đpcm)
3. Củng cố: 
- Yêu cầu HS phát biểu lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi.
	 - Qua các bài tập trong giờ ta đã củng cố được các kiến thức nào?.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các bài tập đã chữa, các kiến thức có liên quan
- Làm bài tập 135, 136, 137, 138/SBT
	- Đọc trước bài “Hình vuông”
 5. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 10
Ngày soạn: 05/10/2012 Tiết : 20
 §12. HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
2. Kĩ năng:
- Biết vẽ một hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông.	
 - Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và trong các bài toán thực tế.
3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, Bảng phụ ghi dấu hiệu nhận biết hình vuông, hình 104.
2. Học sinh: Thước thẳng, ôn tập các kiến thức về hình chữ nhật,hình thoi.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Phát biểu định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật?
 - Phát biểu định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thoi?
* Đáp án: Định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết: Sgk
2. Bài mới:
ĐVĐ: Chúng ta đã học về hình chữ nhật, hình thoi, tìm hiểu tính chất của mỗi hình. 
- Ở tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về một tứ giác có đầy đủ tình chất của hình chữ nhật và hình thoi. Đó là hình vuông.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Định nghĩa
- Treo bảng phụ hình 104
- Tứ giác ABCD có đặc điểm gì đặc biệt?
- Người ta gọi tứ giác đó là hình vuông. Vậy thế nào là hình vuông?
- Tứ giác ABCD là hình vuông khi nào?
- Hình vuông có là hình chữ nhật không? Vì sao?
- Hình chữ nhật là hình vuông khi nào?
- Hình vuông có là hình thoi không? Vì sao?
- Hình thoi muốn là hình vuông khi nào?
- Yêu cầu HS định nghĩa hình vuông từ hình chữ nhật và hình thoi.
- Quan sát hình vẽ 104.
- Tứ giác ABCD có bốn cạnh bằng nhau và có bốn góc vuông.
- Phát biểu định nghĩa hình vuông.
- Khi 
- Hình vuông là hình chữ nhật vì có 4 góc vuông.
- Hình chữ nhật là hình vuông khi có bốn cạnh bằng nhau.
- Hình vuông là hình thoi vì có bốn cạnh bằng nhau.
- Khi có bốn góc vuông.
- Định nghĩa, nhắc lại và ghi vở.
1. Định nghĩa 
* Định nghĩa: Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
ABCD là hình vuông 
- Hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau 
- Hình vuông là hình thoi có 4 góc vuông
*Hoạt động 2: Tính chất 
- Hình vuông có những tính chất gì?
- Yêu cầu học sinh làm ?1:
Đường chéo của hình vuông có những tính chất gì?
- Hệ thống lại các tính chất của đường chép trong hình vuông, ghi bảng.
- Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
- Cả lớp thảo luận theo nhóm, trả lời: Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau, vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường, mỗi đường chéo là đường phân giác của các góc đối
2. Tính chất 
- Có đầy đủ tính chất của hình chữ nhật và hình thoi 
*) Đường chéo của hình vuông có những tính chất:
 + Bằng nhau
 + Vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường
 + Mỗi đường chéo là đường phân giác của hai góc đối
*Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết
- Muốn chứng minh được một tứ giác là hình vuông ta có thể chứng minh bằng những cách nào?
- Giáo viên đưa ra bảng phụ dấu hiệu nhận biết hình vuông, phân tích kĩ từng dấu hiệu.
- Hãy chứng minh các dấu hiệu nhận biết trên
- Em có nhận xét gì về tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi?
- Treo bảng phụ ?2, yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm để giải bài tập
- Cho các nhóm nhận xét chéo, thống nhất cả lớp.
- Nêu các cách chứng minh một tứ giác là hình vuông
- Chú ý theo dõi, ghi nhớ.
- Chứng minh các dấu hiệu nhận biết dưới sự giúp đỡ của GV
- Tứ giác đó là hình vuông.
- Thảo luận nhóm, trả lời:
+ ABCD là hình vuông vì ABCD là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau. 
+ MNPQ là hình vuông vì MNPQ là hình thoi có hai đường chéo bằng nhau. 
+ RSTU là hình vuông vì RSTU là hình thoi có một góc vuông
3. Dấu hiệu nhận biết 
+ HCN có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông
+ HCN có hai đường chéo vuông góc với nhau là HV
+ HCN có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông 
+ Hình thoi có một góc vuông là hình vuông
+ Hình thoi có hai đường chéo bàng nhau là hình vuông
* Nhận xét: Một tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi thì tứ giác đó là HV
3. Củng cố: 
	- Hệ thống lại các kiến thức của bài.
	- Giải bài tập 81/SGK-T108 (nếu còn thời gian) 
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo SGK , chú ý các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông 
- Làm các bài tập 79, 80, 81 (nếu chưa làm), 82/SGK-T108
- Hướng dẫn HS giải bài 79: Sử dụng định lí Pitago trong tam giác vuông
	- Luyện tập vẽ nhanh các hình đã học.
5. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH HOC 8 TIET 11-20.doc