Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Lê Bá Coóng

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Lê Bá Coóng

I- MỤC TIÊU:

 Kiến thức

-Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.

-Biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, của hình thang vuông.

-Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang.

-Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau (hai đáy nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau).

 Kĩ năng: Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.

 Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học trong chứng minh, vẽ hình

II- CHUẨN BỊ:

 GV Giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ.

 HS: Đọc trước bài . Học sinh : dụng cụ học tập

 PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thực hành nhóm, hoạt động nhóm, . . . . .

III- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Lê Bá Coóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:05. Tiết:10
Ngày: 19/09/2008
 W
Bài 6
ĐỐI XỨNG TRỤC
I- MỤC TIÊU: 
Kiến thức 
-Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
-Biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, của hình thang vuông.
-Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang.
-Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau (hai đáy nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau).
Kĩ năng: Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.
Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học trong chứng minh, vẽ hình
II- CHUẨN BỊ:
GV Giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ.
HS: Đọc trước bài .. Học sinh : dụng cụ học tập
PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thực hành nhóm, hoạt động nhóm, . . . . .
III- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút )
Sửa bài tập 31 trang 83
- Học sinh thực hiện
*Hoạt động 2:Hai điểm đối xứng qua 1 đường thẳng( 10 phút)
-Yêu cầu HS làm ?1 theo cá nhân
-Giới thiệu hai điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng. Nêu định nghĩa
-Nêu quy ước trong trường hợp điểm B nằm trên đường thẳng d
-HS làm ?1 theo cá nhân
-Nghe GV giới thiệu
-Chú ý GV nêu quy ước
 1/ Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
?1 Vẽ d là đường trung trực của đoạn AA’ ® hai điểm A, A’ gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d.
® Khi nào hai điểm A, A’ gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d ?
Quy ước :
Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B qua d cũng là điểm B
*Hoạt động 3: Hai hình đối xứng qua 1 đường thẳng ( 20 phút)
 ?2 Hai học sinh lên bảng, mỗi em làm1 trường hợp.
Làm bài tập 35, 36 trang 87
Điểm C’ thuộc đoạn A’B’® điểm đối xứng qua đường thẳng d của mỗi điểm C thuộc đoạn thẳng AB đều thuộc đoạn A’B’ và ngược lại
Ta gọi hai đoạn thẳng AB và A’B’ là đối xứng với nhau qua đường thẳng d
Cho và đường thẳng d. vẽ các đoạn thẳng đối xứng với các cạnh củaqua trục d.
Hai đoạn thẳng (góc, tam giác ) đối xứng với nhau qua một trục thì chúng bằng nhau.
 -Hs lên bảng làm theo yêu cầu của GV
2/ Hai hình đối xứng qua một đường thẳng
Định nghĩa : Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng qua d với một điểm thuộc hình kia và ngược lại.
Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau
Hoạt động 4:Hình có trục đối xứng(5 phút)
-Yêu cầu Hs làm ?3
-Giới thiệu rABC là hình có trục đối xứng, đường thẳng AH là trục đối xứng của hình
-Giới thiệu định nghĩa hình có trục đối xứng
-Cho HS làm ?4
-Gv hướng dẫn: Gấp tấm bìa hình thang cân ABCD( AB // CD) sao cho A trùng với B , D trùng với C.Lưu ý HS thấy nếp gấp đi qua trung điểm hai đáy của hình thang
? Nhận xét vị trí của 2 phần tấm bìa sau khi gấp ?
-Cho Hs đọc định lí tong SGK về trục đối xứng của hình thang cân
-HS làm ?3 theo yêu cầu của GV
-Nghe GV giới thiệu 
-
- Hs làm ?4 theo nhóm nhỏ
-nghe GV hướng dẫn
-Đáp: Hai phần của tấm bìa trùng nhau
- Hs đọc định lí 
 3- Hình có trục đối xứng
Định nghĩa SGK
Hoạt động 4: Củng cố. ( 4 phút )
Củng cố.
Nhắc lại lí thuyết
Luyện tập
Các nhóm thực hiện bài tập 42 SGK.
Nhắc lại theo yêu cầu của GV
Các nhóm nhỏ cùng thực hiện.
Đại diện nhóm đứng tại chổ trả lời.
- Thực hiện bài tập 42 SGK/ tr 92
Bài tập 42 trang 92
a/ Trục đối xứng của tam giác ABC là đường phân giác của góc B
b/ Hình đối xứng qua d :
	của đỉnh A là C
	của đỉnh B là B
	của đỉnh C là A
của cạnh AB là cạnh CB
của cạnh AC là cạnh AC
Hoạt động 5: Dặn dò.( 1 phút )
Về nhà học bài
Làm bài tập 40 trang 88
Xem trước bài “Hình bình hành”
IV- RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_10_doi_xung_truc_le_ba_coong.doc