Giáo án Hình học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2009-2010 - Vũ Xuân Ký

Giáo án Hình học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2009-2010 - Vũ Xuân Ký

Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh quan sát các hình vẽ và trả lời câu hỏi:

*Trong những hình vẽ ở bên, những hình nào thoả mãn tính chất:

a/ Hình tạo bởi 4 đoạn thẳng

b/ Bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.

- Nhận xét sự khác nhau cơ bản giữa hình le và các hình còn lại?

GV: Một hình thoả mãn tính chất a và b đồng thời “khép kín”? Từ chỗ HS nhận dạng hình, GV hình thành khái niệm tứ giác, cách đọc, các yếu tố của tứ giác.

Hoạt động 2: xây dựng khái niệm tứ giác lồi)

GV: Trong tất cả các tứ giác nêu ở trên, tứ giác nào thoả mãn thêm tính chất: “Nằm trên cùng nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tam giác”.

(GV giới thiệu khái niệm tứ giác lồi.

(GV chú ý cho HS, từ đây về sau, nếu gọi tứ giác mà không nói gì thêm thì hiểu rằng đo là tứ giác lồi).

Hoạt động 3: (Bài tập làm trên phiếu học tập .

 GV kiểm tra bài làm HS).

 Nếu không, cho HS làm ở bảng nhóm.

Gv nhận xét, củng cố.

Hoạt động 4: (Tìm tổng các góc trong của tứ giác)

- GV: Tổng các góc trong của một tam giác?

- Có thể dựa vào định lý đó để tìm kiếm tính chất tương tự cho tứ giác?

- GV cho một học sinh trình bày chứng minh ở bảng.

- GV: Phát biểu định lý tìm được qua chứng minh?

- GV: Nêu định lý và ghi bảng.

4. Củng cố

a/ Bài tập 1 SGK (trang 96). GV có thể dùng bảng phụ

b/ Bài tập 2 SGK (GV & HS hoạt động tương tự như trên).

 

doc 75 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2009-2010 - Vũ Xuân Ký", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 15 tháng 8 năm2009
Chương I : Tứ giác
Tiết 1: Tứ giác
I. Mục tiêu: 
Qua bài này: 
- Từ tập hợp các hình do GV tạo ra, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tự tìm ra tính chất tổng các góc trong của một tứ giác lồi, trên cơ sở phân chia tứ giác thành các tam giác không có điểm trong chung & dựa và định lý tổng các góc trong của một tam giác. 
- HS biết vẽ, gọi tên các yếu tố của tứ giác, kỹ năng vận dụng định lý tổng các góc trong của một tứ giác để giải được một số bài tập đơn giản. 
- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh tư duy phân tích và tổng hợp; phân tích để nhận dạng tứ giác, để chứng minh & áp dụng định lý...; tổng hợp để hình thành khái niệm, định lý, chứng minh định lý.
- HS biết vận dụng kiến thức của bài vào những vấn đề thực tiễn đơn giản. 
II. Chuẩn bị: 
- GV : Tranh vẽ sẵn (Tương tự như hình a, b, c, d... có trong SGK trang 64)
- HS: Xem lại khái niệm tam giác, định lý tổng ba góc trong của một tam giác. 
III- Tiến trình dạy học:
1/ Ôn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 Phát biểu đ/n tam giác và đinh lí về tổng 3 góc của một tam giác?
3/ Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh quan sát các hình vẽ và trả lời câu hỏi: 
*Trong những hình vẽ ở bên, những hình nào thoả mãn tính chất: 
a/ Hình tạo bởi 4 đoạn thẳng
b/ Bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng. 
- Nhận xét sự khác nhau cơ bản giữa hình le và các hình còn lại? 
GV: Một hình thoả mãn tính chất a và b đồng thời “khép kín”? Từ chỗ HS nhận dạng hình, GV hình thành khái niệm tứ giác, cách đọc, các yếu tố của tứ giác. 
Hoạt động 2: xây dựng khái niệm tứ giác lồi)
GV: Trong tất cả các tứ giác nêu ở trên, tứ giác nào thoả mãn thêm tính chất: “Nằm trên cùng nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tam giác”.
(GV giới thiệu khái niệm tứ giác lồi. 
(GV chú ý cho HS, từ đây về sau, nếu gọi tứ giác mà không nói gì thêm thì hiểu rằng đo là tứ giác lồi).
Hoạt động 3: (Bài tập làm trên phiếu học tập .
 GV kiểm tra bài làm HS).
 Nếu không, cho HS làm ở bảng nhóm. 
Gv nhận xét, củng cố.
Hoạt động 4: (Tìm tổng các góc trong của tứ giác)
- GV: Tổng các góc trong của một tam giác? 
- Có thể dựa vào định lý đó để tìm kiếm tính chất tương tự cho tứ giác? 
- GV cho một học sinh trình bày chứng minh ở bảng.
- GV: Phát biểu định lý tìm được qua chứng minh?
- GV: Nêu định lý và ghi bảng. 
4. Củng cố 
a/ Bài tập 1 SGK (trang 96). GV có thể dùng bảng phụ 
b/ Bài tập 2 SGK (GV & HS hoạt động tương tự như trên). 
Hoạt động 1:Hình thành khái niệm tứ giác. 
Chia học sinh của lớp làm bốn nhóm, mỗi nhóm thảo luận và một HS đại diện trình bày ý kiến của cho nhóm của mình. 
a/ Tất cả các hình có trong hình vẽ bên. 
b/ Chỉ trừ hình 1 d 
*Các đoạn thẳng tạo nên hình le không “khép kín”
*Hình thoả mãn tính chất, a và b và “khép kín” là 1a, 1b, 1a.
Chỉ có tứ giác ABCD
HS làm bài trên phiếu học tập Bài tập ?2 SGK (trang 65)
Điền vào những chỗ còn trống để có một câu đúng. 
HS suy nghĩ để điền vào chỗ  cho đúng.
 HS phát biểu kết quả điền của mình.
HS chứng minh trên phiếu học tập hay trên bảng nhóm (GV sẽ thu và chấm một số em)
HS nêu ý kiến. GV có thể ôn tập lại cho HS phần này.
HS phát biểu 
HS phát biểu 
Tiết 1: Tứ giác
 Hình 1
1. Định nghĩa: (SGK) 
Đọc tên: Tứ giác ABCD hay tứ giác BCDA, tứ giác CDBA....
- A, B, C, D là đỉnh của tứ giác. 
- Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA là các cạnh của tứ giác 
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng, có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác. 
1/ Bài tập? 2 SGK
Hình vẽ:
 Hai đỉnh kề nhau: A và B;.........
Hai đỉnh đối nhau A và C;.........
Đường chéo (đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau)
AC, ............................. Hai cạnh kề nhau: AB và BC.............. Hai cạnh đối nhau AB và CD ..................
GócA, .......................................
Hai góc đối nhau: Góc A và góc C........................
Điểm nằm trong tứ giác: M, .........................
Điểm nằm ngoài tứ giác: N,............ 
2. Tổng các góc trong của một tứ giác: 
Định lý: Tổng các góc trong của một tứ giác bằng 3600
Bài tập 1 (SGK)
Hs làm vào vở
Bài tập 2( SGK)
Hs làm vào vở
5- Dặn dò.
 BTVN: 3; 4; 5 (T 67- SGK)
 Hướng dẫn bài tập ở nhà: (SGK)
 Bài tập 3: Hãy nêu các phương pháp chứng minh một đường thẳng là đường trung trực của một đoạn thẳng cho trước? 
 Bài tập 4: 
Vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh của nó? hay biết một góc và độ dài hai cạnh kề của góc đó? (lớp 7)
Ngày 16 tháng 8 năm 2009
Tiết 2: Hình thang
I. Mục tiêu: 
Qua bài này HS cần: 
Nắm chắc định hình hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. Nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau một cách linh hoạt. 
Biết vẽ một hình thang, hình thang vuông, biết vận dụng định lý tổng số đo của các góc của một tứ giác trong trường hợp hình thang, hình thang vuông.
Biết vận dụng toán học vào thực tế: Kiểm tra một tứ giác là hình thang dựa vào Êke (Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba...) 
II. Chuẩn bị: 
HS: Thước thẳng, êke
GV: Bài kiểm tra soạn sẵn trên bảng phụ.
Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Tiên trình day học
1.ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ. ( ở hoạt động 1 )
3.Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: (Kiểm tra bài cũ và hình thành khái niệm hình thang); 
(1HS lên bảng, số HS còn lại làm trên phiếu học tập) 
GV: a/ Dựa vào số đo các góc cho có trên hình vẽ, hãy tính số đo các góc G và H biết rằng H = 2/3 G
b/ Nhận xét gì về hai đoạn thẳng FG vì EH và nêu lý do vì sao có nhận xét đó? 
GV: Hình thành định nghĩa hình thang & giới thiệu các yếu tố liên quan đến hình thang. 
Hoạt động 2: (Bài tập củng cố khái niệm hình thang và tính chất rút ra từ bài tập đó)
HS làm bài tập ? 1 SGK (Hình 15 SGK sẽ được GV chuẩn bị sẵn trên bảng phụ . 
Hoạt động 3: (HS làm bài tập ?2 SGK để chứng minh nhận xét trong SGK).
GV: Cho HS rút ra nhận xét qua 2 bài tập ở trên và ghi bảng.
Chú ý: Nhớ học thuộc và tự chứng minh lại nhận xét.
Dựa vào hình vẽ, có thể kiểm tra tứ giác trên là hình thang?
- Bằng trực quan?
- Bằng êkê? 
- Có nhận xét gì thêm, trên cơ sở những nhận xét của HS, GV hình thành cho học sinh định nghĩa hình thang vuông. 
4.Củng cố.
a/ Bài tập 7; 8;10 (SGK)
GV soạn sẵn trên bảng phụ
b/Bài tập 8 (SGK)
1HS làm bài trên bảng. 
HS ở dưới lớp làm bài vào phiếu học tập. 
HS: Tứ giác EFGH có hai cạnh đối FG và EH song song vì E + F = 1800 và chúng ở vị trí góc trong cùng phía. (HS trả lời miệng)
HS vẽ hình 14 SGK vào vở. 
HS làm trên phiếu học tập hay trên bảng nhóm. GV nhận xét một số bài làm của HS ,hay các nhóm. (bài tập ? 1 SGK)
HS thảo luận nhóm trên bảng nhóm, nêu nhận xét rút ra qua bài tập này. 
HS đọc lại kĩ nhận xét.
HS Vẽ hình thang vuông vào vở.
Bài tập 10: Hướng dẫn: 
*Số đoạn thẳng? 
*Một đoạn thẳng cho trước, có bao nhiêu hình thang tạo bởi nó và các đoạn thẳng còn lại? 
*Khái quát cách giải khi số đoạn thẳng song song là n đoạn? 
(Cho học sinh khá giỏi)
1. Định nghĩa: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song. 
( Hình vẽ 14 SGK )
 Tứ giác ABCD là hình thang 
 AB//CD (hay AD//BC)
Bài tập ? 1 (SGK)
?2: Cho hình ABCD là hình thang có hai đáy là AB và CD
a/ Nếu AD // BC chứng minh AD = BC và AB = CD
b/ Nếu AB = CD 
chứng minh AD//BC và AD= BC
Nhận xét quan trọng: 
- Hình thang có hai bạnh bên song song thì hai cạnh bên đó bằng nhau và hai đáy của hình thang đó cũng bằng nhau. 
- Hình thang có hai đáy bằng nhau thì hai cạnh bên cũng bằng nhau và song song với nhau. 
2. Hình thang vuông: 
Định nghĩa: (SGK)
 B	 C
 A D
ABCD là hình thang vuông
 +ABCD là hình 
 thang
 +Có1 góc vuông 
3/Bài tập 
Làm tại lớp bài tập 7;8; 10 (SGK)
5.Dặn dò.
Hướng dẫn về nhà:
- BT: 6; 9 (SGK)
- HS khá: bài 8;9 SBT
Ngày 20 tháng 8 năm 2009
Tiết 3: Hình thang cân
I. Mục tiêu: 
Qua bài này HS cần: 
Nắm chắc định nghĩa, các tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình thang cân. 
Biết vận dụng định nghĩa, các tính chất của hình thang cân trong việc nhận dạng và chứng minh được bài toán có liên quan đến hình thang cân. Rèn luyện kỹ năng phân tích giả thiết, kết luận của một định lý, kỹ năng trình bày lời giải một bài toán. 
Rèn luyện thêm thao tác phân tích qua việc phán đoán, chứng minh. 
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác trong lập luận và chứng minh hình học. 
II. Chuẩn bị: 
Thước chia khoảng, thước đo góc compa. 
Hình vẽ sẵn bài tập 9 SGK chuẩn bị cho kiểm tra HS.
III. tiến trình dạy học.
1.ổn định lớp.
2.Kiêm tra bài cũ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Kiểm tra bài cũ: 
Bài tập 9 (SGK)
Cho thêm: Cho thêm 2 góc ABC và DCB bằmg nhau. So sánhAC và BD? Nhận xét gì về hai góc BAD và CDA?
GV: Nhận xét bài làm của HS, 
GV: Giới thiệu khái niệm hình thang cân
3.Bài mới.
Hoạt động 1: (Củng cố khái niệm)
Hình 24 SGK sẽ được GV vẽ sẵn trên bảng phụ, chuẩn bị trước. 
GV: Quan bài tập đã làm trong phần kiểm tra bài cũ, nhận xét gì về hai đường chéo của hình thang cân? 
Hoạt động 2:(Tìm tính chất hai cạnh bên của hình thang cân)
Hãy vẽ một hình thang cân, có nhận xét gì về hai cạnh bên của hình thang cân? Đo đạc để kiểm tra nhận xét đó? Chứng minh nhận xét đó . Yêu cầu HS rút ra được kết luận qua kết quả tìm được. 
GV: Một hình thang có hai cạnh bên bằng nhau có phải là một hình thang cân không? 
Hoạt động 3: (Tìm kiếm dấu hiệu nhận biết hình thang cân GV: Cho học sinh làm trên phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị trước: Vẽ các điểm A, B thuộc đường thẳng m sao cho hình thang ABCD có hai đường chéo AC = BD.
Đo hai góc A&B từ đó rút ra kết luận gì?
GVhướng dẫn hs cách c/m đ.lí 3 
Hoạt động 4: (Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết hình thang cân): 
GV: Khi nào thì một tứ giác là một hình thang cân
4. Củng cố
Bài tập Cho hình thang cân ABCD (AB//CD) chứng minh. 
a/ Góc ACD = góc BDC 
b/ Cho hai đường chéo cắt nhau ở E, Chứng minh ED = EC
HS: Một hs làm ở bảng, HS ở dưới lớp theo dõi và làm thêm câu hai vào phiếu học tập. 
HS: Vẽ hình thang vào vở học và các khái niệm liên quan.
HS trả lời miệng, hội ý theo tổ ?2: 
- Cơ sở để nhận biết hình thang cân? để tính các góc có trong hình vẽ? 
- Qua bài tập khái quát được vấn đề gì về các góc đối của hình thang cân? 
- Xem hình vẽ để trả lời 3 câu hỏi có ở SGK
HS: Hai đường chéo của hình thang cân bằng nhau.
HS: Đo đạc để so sánh độ dài hai cạnh bên của hình thang cân. 
HS: Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau.
HS Cho một ví dụ để chứng tỏ lập luận của mình...
Hình vẽ:(HS lên bảng vẽ hình)
HS trả lời và phát biểu đ.lí 2.
Vẽ A, B (Bằng compa...)
-AB//CD (bài cho)
- Đo ... p 8B
Ngày 6 tháng 01 năm 2009
Tiết 33: diện tích hình thang
I. Mục tiêu
Qua bài này, học sinh cần: 
- Nắm vững công thức tính diện tích hình thang (từ đó suy ra công thức tính diện tích hình bình hành) từ công thức tính diện tích của tam giác. 
- Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học vào các bài tập cụ thể . Đặc biệt là kỹ năng sử dụng công thức tính diện tích tam giác để tự mình tìm kiếm công thức tính diện tích hình thang, tiến đến tự tìm ra công thức tính diện tích hình bình hành. 
- Rèn luyện thao tác đặc biệt hoá của tư duy, tư duy logic.
II. Chuẩn bị: 
 HS: Phiếu học tập cá nhân
 GV: Chuẩn bị bảng phụ đã vẽ hình vẽ của ví dụ (hình vẽ 138, 139).
 Bài giải hoàn chỉnh của bài tập 26 SGK trên bảng phụ. 
III. Tiến trình dạy học.
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ.
Viết công thức tính diện tích tam giác có đáy là a chiều cao là h( h tương ứng với a)
 Làm bài tập 26(SGK)
 2- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
- GV cho hs thảo luận nhóm ?1 để xây dựng công thức tính diện tích hình thang.
-G v cho hs nêu công thức tính diện tích hình thang có đáy là a đường cao
tương ứng là h.
- Cho hs thảo luận nhóm bài tập 26.
- ABED là hình thang có đoọ dài 2đáy, đường cao là bao nhiêu?
- Gv cho hs chia nhóm thảo luận ?2.
+ Gợi ý: H.b.h là hình thang có 2 đáy bằng nhau.
- Qua ?2 cho hs nêu công thức tính S h.b.h.
- GV cho hs thảo luận nhóm VD 3.
- Chú ý đến mối liên hệ giữa tam giác với h.c.n; 
Giữa h.b.h với h.c.n.
- Gv nhận xét, bổ xung cách vẽ.
- Các nhóm cùng thảo luận ?1.
- Nhận xét kết quả của từng nhóm và rút ra công thức.
- Các nhóm cùng thảo luận BT 26.
- Nx chéo bài giải của các nhóm.
- Hs thảo luận nhóm?2.
- Hs trả lời.
- Hs đọc kĩ đề bài, phân tích yêu cầu của đề bài.
- Thảo luận cách vẽ.
- Nhận xét chéo bài giải của các nhóm .
1/ Công thức tính diện tích hình thang.
?1 
SADC=1/2 DC. AH
SABC= 1/2 AB. AH
SABCD= SADC+ SABC
=1/2( DC+ AB)AH
 S = 1/2(a+b).h
*áp dụng .
 Bài tập 26(sgk)
 Tính SABED .biết SABCD=828m2
 BC= SABCD : AB 
 =828: 23=36 (m)
SABDE= [(23+31):2].36
 = 972(m2)
2- Công thức tính diện tích hình bìnhg hành.
?2 
 S =a. h
3. Ví dụ: (SGK)
a/ Tam giác có cạnh =a, muốn có S= a.b thì chiều cao tương ứng với cạnh a phải bằng 2b.
Tương tự với cạnh b thì chiều cao là 2a.
- H.b.h có cạnh là a và S=1/2 Sh.c.n thì chiều cao tương ứng với cạnh a =1/2b . Tương tự cạnh b thì chiều cao=1/2a.
4- Củng cố.
Cho hs nhắc lại nội dung bài học.
Làm BT 27(T174-SGK): 
 H.c.n ABCD và h.c.n ABEF có đáy chung là AB 
và có chiều cao bằng nhau. 
 Vậy chúng có diện tích bằng nhau. 
 - Làm bt 30 :(SGK) 
5- Dặn dò.
 - BTVN: 28; 29; 31.
 - Hướng dẫn BT 28: SFIGE= SIGRE= SIGUR= SIFR= SGEU
 - Nêu quan hệ giữa h.thang, h.b.h , h.c.n rồi nhận xét công thức tính các hình đó.
Ngày 8 tháng 01 năm 2009
Tiết 34 : Diện tích hình thoi
I. Mục tiêu: 
 Qua bài này, học sinh cần: 
 - Nắm vững công thức tính diện tích hình thoi (từ công thức tính diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc và từ công thức tính diện tích của hình bình hành).
 - Rèn kỹ năng vận dụng công thức đã học vào các bài tập cụ thể - Đặc biệt là kỹ năng sử dụng công thức tính diện tích hình bình bành để tự mình tìm kiếm công thức tính diện tích hình thoi, có thêm công thức tính diện tích hình chữ nhât. 
 - Học sinh được rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác qua việc vẽ hình thoi và những bài tập vẽ hình. 
II. Chuẩn bị: 
 HS: Phiếu học tập, Bảng nhóm. 
 GV: Chuẩn bị sẵn bài giải hoàn chỉnh bài tập 33 (SGK) trên một bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học.
ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Phát biểu công thức tính diện tích h.thang, diện tích hình bình hành?
Làm BT 29(SGK)
 3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Cho học sinh làm ?1 trên phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị trước, xem hình vẽ 145 ở bảng và điền vào phiếu học tập.
GV: Thu phiếu, sửa sai nếu có, nêu kết quả chứng minh đúng.
GV: Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của bài toán vừa chứng minh được.
Tìm công thức tính diện tích của hình thoi? 
- Gv gọi hs nêu cách tính diện tích hình thoi theo h.b.h.
GV: Cho học sinh xem ví dụ 3 SGK. Phần này được GV chuẩn bị sẵn trên một một bảng phụ.
Hoạt động 2: 
GV: Yêu cầu HS tính diện tích hình vuông có độ dài đường chéo là d? 
(Học sinh suy nghĩ rồi trả lời miệng)
Hoạt động3: 
Cho hình thoi ABCD, HS hãy nêu cách vẽ một hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích hình thoi đó, có một cạnh là đường chéo hình thoi đó. Giải thích cách vẽ. 
4- Củng cố.
Hoạt động 4: (Củng cố)
Cho một hình thoi và một hình vuông có cùng chu vi, hình nào có diện tích lớn hơn?
Hs làm bài trên phiếu học tập.
Nhận xét bài làm của các bạn.
Hs phát biểu.
- Hs trả lời.
Hs phát biểu:
+ MENG là h.thoi vì có 4 cạnh bằng nhau.
+ EG là đường cao h.thang 
nên MN.EG= 800
SMENG=1/2MN.EG=400m2
Hs trả lời miệng.
Hs lên bảng vẽ hình. 
SABCD=SMNPQ= 1/2 AC. BD
Hs lên bảng vẽ hình và trình bày cách chứng minh.
( SH.thoi <SH.vuông)
1/ Diện tích của hình có hai đường chéo vuông góc.
?1
Hv: 
 SABCD= AB.CD
2/ Công thức tính diện tích hình thoi.
 d2
 d1
Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo.
 S = d1.d2
3/ Ví dụ (SGK)
4/ Bài tập .
Làm tại lớp bài 32; (SGK- Tr 129)
5- Dặn dò. 
Bài tập về nhà và hướng dẫn: 
- Bài tập 35: Chú ý tam giác đều cạnh có độ dài bằng a thì đường cao h = ?
- Làm bài 36 sgk; Bài 42; 43 SBT.
- HS khá bài 42; 43 SBT.
Ngày 12 tháng 01 năm 2009
 Tiết 35 : luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố vững chắc công thức tính diện tích h.thang, h.bình hành, h.thoi.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, kỹ năng tính toán tìm diện tích các hình trên.
- Rèn khả năng tư duy lô gích , kĩ năng vẽ hình khi chứng minh bài toán hình học.
II. Chuẩn bị: 
 HS: Làm các bài tập GV đã hướng dẫn ở nhà trong tiết trước.
 GV: Bảng phụ, bảng nhóm.
III.tiến trình dạy học:
 1- ổn định lớp. 
 2- Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu công thức tính diện tích hình thoi?
 Làm bài tập 33(sgk)
 3- Bài tập
 HĐ của GV
 HĐ của HS
 Ghi bảng
- GV cho hs đọc kĩ đầu bài , vẽ hình ghi GT, KL.
- Cho một em lên bảng vẽ hình ghi GT, KL.
- Cho hs thảo luận nhóm theo bàn, sau đó nêu cách vẽ và cách chứng minh.
-Gv nhận xét, củng cố.
- GV cho hs đọc kĩ đầu bài , Phân tích kĩ đầu bài.
-GV hướng dẫn hs cách giải :
 + Vẽ hình theo yêu cầu của bài toán.
 + Tam giác ABD là tam giác gì?
 + Tính BH?
 + Tính SABCD ?
- GV cho một hs khá lên bảng giải?
- Gv nhận xét, củng cố.
- GV: Có thể tính đường cao AI của tam giác đều 
ABD thay cho BH. 
- GV cho hs đọc kĩ đầu bài , Phân tích kĩ đầu bài.
- GV hướng dẫn hs cách chứng minh:
+ Vẽ hình thoi và hình vuông có cạnh là a.
+ Tính S của hai hình đó và so sánh.
- Gv cho hs thảo luận cách c/m, sau đó gọi đại diện các nhóm trình bày cách giải .
- Gv nhận xét, củng cố.
- Một hs lên bảng vẽ hình ghi GT, KL.
- Hs khác nx.
- Gọi một đại diện nhóm xong trước nêu cách vẽ, Nếu đúng lên bảng vẽ và c/m.
- Nhóm khác nx, sửa chữa.
- Hs nghe Gv hướng dẫn và làm bài.
- Một hs khá giải trên bảng.
- Hs khác nx.
- Một hs lên bảng vẽ hình .
- Hs nghe gv hướng dẫn.
- Các nhóm cùng thảo luận.
- Nx chéo bài giải của các nhóm.
*Bài tập 34(T128-SGK)
Chứng minh:
- Vẽ h.c.n ABCD với các trung điểm của các cạnh là M, N, P, Q
- Tứ giác MNPQ là hình thoi vì có các cạnh bằng nhau.
Dễ dàng thấy rằng :
SMNPQ=1/2SABCD= 1/2AB.BC
 =1/2MP.NQ
*Bài tập 35: (SGK)
Chứng minh:
-Vẽ hình thoi ABCD có cạnh AB=6 cm, Góc A= 600. Từ B vẽ BHAD . Tam giác vuôngAHB là nửa tam giác đều,BH là đường cao nên BH=
 SABCD= BH.AD
= 
* Bài tập 36: (SGK)
- Giả sử hình thoi ABCD và hình vuông MNPQ có cùng chu vi là 4a.=> Cạnh hình thoi và cạnh hình vuông đều có độ dài là a.
Ta có: SMNPQ= a2 ; SABCD=a.h
 Nhưng h a (đường vuông góc nhỏ hơn đường xiên)
 Nên a.h a2. Vậy SABCD SMNPQ
Dấu “=” xảy ra khi h.thoi trở thành h. vuông.
4- Củng cố.
 - GV củng cố luôn kiến thức và phương pháp giải qua mỗi bài tập .
 - Chú ý vẽ hình cẩn thận chính xác ở mỗi bài tập.
5- Dặn dò.
 - BTVN: 45; 46 (SBT)
 - Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước thẳng có chia khoảng, máy tính bỏ túi.
Ngày 14 tháng 01 năm 2009
Tiết 36: diện tích đa giác
I. Mục tiêu
Qua bài này HS cần:
1- Nắm chắc phương pháp chung để tính diện tích của một đa giác bất kỳ.
2- Rèn kỹ năng quan sát, chọn phương pháp phân chia đa giác một cách hợp lý để việc tính toán thực hiện để dễ dàng, hợp lý (tính toán ít bước nhất).
Biết thực hiện việc vẽ, đo, tính toán một cách chính xác, cẩn thận. 
II. Chuẩn bị: 
 HS: Giấy kẻ ô, thước thẳng có chia khoảng chính xác đến mm, êke, máy tính bỏ túi.
 GV: Những hình vẽ sẵn trên giấy kẻ ô, những 
III.Tiến trình dạy học:
 1- ổn định lớp.
 2- Kiểm tra bài cũ:
 Làm bài tập 46 (SBT)
 3- Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: (Giải quyết vấn đề để tìm kiến thức mới).
GV: Cho một đa giác tuỳ ý, hãy nêu phương pháp có thể dùng để tính diện tích của đa giác đó với mức độ sai số cho phép? Cơ sở của phương pháp mà HS nêu? 
(GV cho HS xem trên một bảng phụ, với nội dung chia đa giác thành tam, tứ giác có thể tính được diện tích dễ dàng.
-Gv cho hs tính từng hình đã chia như hình 151.
- GV: Vậy để tính S một đa giác ta làm ntn?
 Hoạt động 2: (Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn)
GV: Làm theo nhóm học tập, mỗi nhóm là hai bàn học. 
GV: Yêu cầu 4 nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Các nhóm khác góp ý kiến. Giáo viên nhận xét. Kết luận. 
Hoạt động 3.
Dữ kiện của bài toán được cho trên hình vẽ. Hãy tính diện tích của phần con đường EBGF và phần diện tích còn lại của con đường. 
Hoạt động 4:
Hãy thực hiện phép đo (chính xác đến mm).
Tính diện tích hình ABCDE (Hình 154 SGK)
Làm từng học sinh, phần đo, tính toán, ghi trên phiếu học tập, 
GV thu và chấm một số học sinh. 
4- Củng cố.
Nếu diện tích của phần đã tính ở trên là hình của một đám đất đã vẽ với tỷ lệ 1/5000
Tìm diện tích thực của đám đất đó? 
Hs phát biểu .
Có thể chia đa giác đã cho thành các đa giác nhỏ hơn.
Hs theo dõi.
- Hs hoạt động nhóm để tính.
- Nhận xét chéo bài giải của các nhóm.
- Hs trả lời.
-Hoạt động nhóm.
- Nhận xét chéo bài giải của các nhóm.
HS lên bảng làm bài.
 -Một hs lên bảng chữa bài.
- Hs khác nx.
- HS lên bảng chữa bài.
1/ Ví dụ.
(Hình vẽ 150 SGK)
*Giải:(SGK- T130 )
2/ Bài tập.
*Bài tập 37 SGK(hình vẽ 152) 
HD:
- Đa giác ABCDE được chia thành tam giác ABC, hai tam giác vuông AHE, DKC và hình thang vuông HKDE.
-Cần đo các đoạn thẳng BG, AC, AH, HK, KC, EH ,KD.
- Tính riêng diện tích mỗi hình rồi tính tổng diện tích các hình trên.
* Bài tập 38 ( Hình vẽ 153 tr-130 SGk)
5- Dặn dò.
Bài tập về nhà: 
Bài tập 39,40 SGK
- Tự ôn tập chương II.
- Câu hỏi A và bài tập phần B trang 131 & 132 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Hinh 8 HK I 0910Sua can than.doc