I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Giúp HS nắm được dấu hiệu về hai đường thẳng song song.
- Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
- Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
- Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào giải BT cho HS
II/ CHUẨN BỊ TIẾT HỌC:
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ.
III/ NỘI DUNG TIẾT DẠY TRÊN LỚP:
1/ Tổ chức lớp học:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Soạn : Giảng : chương vi: hình lăng trụ đứng. hình chóp đều Tiết 55: hình hộp chữ nhật I/ mục tiêu tiết học: - Giúp HS nắm được khái niệm hình hộp chữ nhật và đường thẳng, hai đường thẳng song song trong không gian. - HS nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật, biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật. - Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào giải BT cho HS II/ chuẩn bị tiết học: - Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ. III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Lồng vào bài mới 3/ Giải bài mới: hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh Hoạt động 1: 1. Hình hộp chữ nhật GV: Treo bảng phụ hình 69 SGK và nêu khái niệm hình hộp chữ nhật. GV: Yêu cầu HS quan sát mô hình hình hộp chữ nhật và cho bết đâu là đỉnh, mặt , cạnh ? GV: Nêu khái niệm hai mặt đối diện, các mặt đáy, các mặt bên. GV: Nếu các cạnh của hình hộp chữ nhật bằng nhau thì đó là hình lập phương. Vậy thế nào là hình lập phương ? GV: Gọi HS lấy ví dụ về hình hộp chữ nhật SH: Quan sát và nhận dạng hình hộp chữ nhật. Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình chữ nhật. Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh. HS: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông. HS: Lấy ví dụ về hình hộp chữ nhật. Hoạt động 2: Mặt phẳng và đường thẳng. GV: Treo bảng phụ hình 71, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu ?1 Kể tên các mặt, các đỉnh và các cạnh của hình hộp chữ nhật? HS: Quan sát hình vẽ và trả lời ?1 Các mặt của hình hộp chữ nhật là: ABCD, ABB’A’, BCC’B’, CDD’C’, ADD’A’, A’B’C’D’. Các đỉnh của hình hộp chữ nhật là: A, B, C, D, A’, B’, C’, D’. Các cạnh của hình hộp chữ nhật là: - AB, AC, AD, BC, BB’, CD, CC’, DD’, A’B’, A’D’, C’D’, B’C’. Hoạt động3 : Củng cố GV: Treo bảng phụ hình 72, yêu cầu HS quan sát và tìm những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCDMNPQ ? HS: Quan sát và tìm những cạnh bằng nhau. AB = CD = MN = PQ BC = AD = MQ = NP AM = BN = CP = DQ Hoạt động : Hướng dẫn học ở nhà Ôn tập và làm bài tập: 2 – 4 SGK(Tr96, 97) Bài tập 2: áp dụng tính chất của đường chéo hình chữ nhật Bài tập 3: áp dụng bài tập 1 Soạn : Giảng : Tiết 56: hình hộp chữ nhật (tiếp theo) I/ mục tiêu tiết học: - Giúp HS nắm được dấu hiệu về hai đường thẳng song song. - Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song. - Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. - Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào giải BT cho HS II/ chuẩn bị tiết học: - Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ. III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: 2/ Kiểm tra bài cũ: hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Em hãy phát biểu định nghĩa hình hộp chữ nhật ? Vẽ một hình hộp chữ nhật. GV: Gọi HS nhận xét. GV: Chuẩn hoá và cho điểm. HS: Phát biểu định nghĩa hình hộp chữ nhật Hình hộp chữ nhật là hình có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh. Các mặt là hình chữ nhật. Hoạt động 2: 1. Hai đường thẳng song song trong không gian GV: Treo bảng phụ hình vẽ 75 SGK, yêu cầu HS quan sát và kể tên các mặt của hình hộp chữ nhật ? GV – BB’ và AA’ có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không? - BB’ và AA’ có điểm chung hay không ? GV: Từ trả lời của HS nêu khái niệm hai đường thẳng song song trong không gian. GV: Gọi HS lấy ví dụ hình ảnh hai đường thẳng song song ngay xung quanh ? HS: Trả lời câu ?1 Các mặt của hình hộp chữ nhật ABCDA’B’C’D’ là: ABCD, ADD’A’, ABB’A’, BCC’B’, CDD’C’, A’B’C’D’ HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. BB’ và AA’ cùng nằm trong một mặt phẳng. BB’ và AA’ không có điểm chung. HS: Đứng tại chỗ lấy ví dụ. Hoạt động 3: Quan hệ của hai đường thẳng trong không gian GV: Treo bảng phụ hình vẽ 76 SGK và nêu các quan hệ của các đường thẳng trong không gian. Hai đường thẳng DC’ và CC’ có quan hệ gì? Hai đường thẳng AA’ và DD’ có quan hệ gì? Hai đường thẳng AD và D’C’ có quan hệ gì? HS: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi. a, Hai đường thẳng DC’ và CC’ cắt nhau ở C’ b, Hai đường thẳng AA’ và DD’ song song với nhau c, Hai đường thẳng AD và D’C’ không cùng nằm trên một mặt phẳng. Hoạt động 4: 2. Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song GV: Giáo viên vẽ hình 77 SGK, yêu cầu HS quan sát và trả lời ?2 AB có song song với A’B’ hay không ? vì sao? AB có nằm trong mặt phẳng(A’B’C’D') hay không? GV: Nêu khái niệm đường thẳng song song với mặt phẳng. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời ?3 GV: Nêu ví dụ SGK GV: Trên hình 78 SGK còn có những cặp mặt phẳng nào song song với nhau ? GV: Nêu nhận xét SGK. HS: Trả lời ?2 - AB//A’B’ (vì cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung) -AB không thuộc mặt phẳng(A’B’C’D’) HS: Hoạt động nhóm và trả lời ?3. HS: Tìm những cặp mặt phẳng song song với nhau ở hình 78. 4/ Củng cố: Hoạt động 5: Giải BT 6 (SGK - Tr 100) Hoạt động 6: Giải BT 9 (SGK - Tr 100-101) 5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Vận dụng giải BT 5-8 (SBT – Tr 77) - Vận dụng giải BT 128-133 (NSVĐPT – Tr 38) Soạn : Giảng : Tiết 57: thể tích hình hộp chữ nhật I/ mục tiêu tiết học: - Giúp HS biết cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và nắm được khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng và hai mặt phẳng vuông góc. - HS nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật, biết vận dụng công thức vào tính toán. - Rèn kỹ năng giải BT cho HS II/ chuẩn bị tiết học: - Sách giáo khoa, sách tham khảo, mô hình, bảng phụ. III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: 2/ Kiểm tra bài cũ: Hoạt động 1: HS lên bảng giải BT 8 (SGK - Tr 100) 3/ Giải bài mới: hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh Hoạt động 2: 1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc GV: Treo bảng phụ hình vẽ 84 SGK A’A có vuông góc với AD hay không? Vì sao? A’A có vuông góc với AB hay không? Vì sao? Nhận xét quan hệ giữa hai đường thẳng AB v à AD GV: Nêu khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. AA’ mp(ABCD) GV: Nêu nhận xét(SGK) GV: Tìm trên hình 84 các đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD)? Đường thẳng AB có nằm trong mặt phẳng (ABCD) hay không? Vì sao? Đường thẳng AB có vuông góc với mặt phẳng (ADD’A’) hay không? Vì sao? GV: mp(ADD’A’) có quan hệ như thế nào với mp(ABCD) ? GV: mp(ADD’A’) có đường thẳng AA’ mp(ABCD) khi đó ta nói mp(ADD’A’) mp(ABCD) GV: Tìm trên hình 84 các mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (A’B’C’D’)? Đường thẳng AB có nằm trong mp(ABCD) hay không ? Vì sao ? Đường thẳng AB có vuông góc mp(ADD’A’) hay không ? Vì sao ? HS: Quan sát hình vẽ và trả lời ?1. A’A vuông góc với AD. A’A vuông góc với AB. Hai đường thẳng AB và AD cùng thuộc một mặt phẳng và cắt nhau. Đường thẳng A’A vuông góc với mặt phẳng (ABCD) HS: Đọc nhận xét (SGK – Tr 101) Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng tại điểm A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng đi qua A và nằm trong mặt phẳng đó. HS: Trả lời câu hỏi 2 (SGK - Tr 102) - Các đường thẳng vuông góc với mp(ABCD) là: AA’; BB’; CC’; DD’ + Đường thẳng AB nằm trong mp(ABCD) vì điểm A và điểm B thuộc mp(ABCD) + Đường thẳng AB vuông góc với np(ADD’A’) vì AB AD và AB AA’ HS: Trả lời: mp(ADD’A’) có đường thẳng AA’ mp(ABCD) mp(ADD’A’) mp(ABCD) HS: Trả lời câu hỏi 3 (SGK - Tr 102) Các mặt phẳng vuông góc với mp(ABCD) là: mp(AA’D’D); mp(AA’B’B); mp(BB’C’C); mp(CC’D’D) HS: Trả lời câu hỏi. - Đường thẳng AB nằm trong mp(ABCD) vì có điểm A và điểm B nằm trong mp(ABCD) - Đường thẳng AB vuông góc mp(ADD’A’) Vì AB AD; AB AA’. Hoạt động 3: 2. Thể tích hình hộp chữ nhật GV: Cho HS đọc nghiên cứu SGK(5 phút) GV: Yêu cầu HS quan sát bảng phụ hình vẽ 86 SGK Chia hình hộp chữ nhật này thành các hình lập phương đơn vị với cạnh là 1 cm. Hỏi có bao nhiêu hình lập phương đơn vị như vậy ? Mỗi hình lập phương có thể tích là 1 cm3. Hỏi thể tích hình hộp chữ nhật có kích thước như trên có thể tích là bao nhiêu ? GV: Công nhận và đưa ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. GV: Thể tích của hình lập phương? GV: Ví dụ SGK. GV: Hướng dẫn Diện tích toàn phần là diện tích của tất cả các mặt của hình lập phương. Tính diện tích của một mặt Tính độ dài một cạnh. Tính thể tích hình lập phương. HS: Đọc nghiên cứu SGK. HS: Trả lời câu hỏi Có: 17.10.6 = 1020 hình lập phương đơn vị. HS: Thể tích của hình hộp chữ nhật trên là: 1 cm3.1020 = 1020 cm3 V = a.b.c V = a3 HS: Xem VD (SGK – Tr 103) Hoạt động 4: Củng cố GV: Cho HS hoạt động nhóm làm bài tập 10 GV: Gọi các nhóm nhận xét chéo. GV: Chuẩn hoá và cho điểm. HS: Hoạt động nhóm làm bài tập 10 SGK. Có thể gấp được thành hình hộp chữ nhật như hình 87b. BF mp(ABCD); BF mp(EFGH) mp(AEHD) mp(CGHD) vì: AD mp(CGHD) 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Ôn tập các khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật - Vận dụng làm các bài tập: 11 – 18 SGK. Soạn : Giảng : Tiết 58: luyện tập I/ mục tiêu tiết học: - Giúp HS biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải BT - Rèn kỹ năng giải BT cho HS II/ chuẩn bị tiết học: - Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ. III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: 2/ Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập 14 Tính thể tích của hình hộp từ đó tính được chiều rộng. HS: Lên bảng làm bài tập. a, Lần 1 đổ 120 thùng được 120.20 = 2400 lít = 2,4 m3 Gọi x là chiều rộng của bể nước. V = 2.x.0,8 = 2,4 Suy ra x = 1,5 m b, Sau khi đổ thêm 60 thùng = 1200 lít = 1,2 m3 Vậy thể tích của hình hộp là: 3,6 m3 V = 2.1,5.h = 3,6 Suy ra h = 1,2 m Vậy chiều cao của hình hộp là 1,2 m Hoạt động 2:Giải BT 12 (SGK - Tr 104) Hoạt động 3:Giải BT 13 (SGK - Tr 104) 3/ Giải bài mới: Hoạt động 5: Giải BT 15 (SGK - Tr 105) - Gạch hút nước không đáng kể - Toàn bộ gạch ngập trong nước. + GV vẽ hình các viên gạch đặt chồng lên nhau. - Thể tích nước dâng lên bằng thể tích 25 viên gạch - Thể tích nước dâng lên là: V = 25.2.1.0,5 = 25 dm3 - Gọi chiều cao của nước dâng thêm là h, ta có: h = 25:7:7 = 0,51 dm - Ban đầu nước trong thùng cách thùng là 3 dm, sau khi cho gạch vào thì nước trong thùng cách miệng thùng là : 3 – 0,51 = 2,49 dm. Hoạt động 6: Giải BT 16 (SGK - Tr 105) - GV cho HS quan sát hình 90 SGK và trả lời câu hỏi, sau đó GV nhận xét và chữa bài. Hoạt động 7:Giải BT 18 (SGK - Tr 105) - Đáp số P1Q = 6,4 cm 4/ Củng cố: Hoạt động 8:Giải BT 14 (SGK - Tr 104) Hoạt động 9:Giải BT 18 (SGK - Tr 105) 5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Vận dụng giải BT 10-14 (SBT 78-79) 6/ Rút kinh nghiệm tiết dạy Soạn : Giảng : Tiết 59: hình lăng trụ đứng I/ mục tiêu tiết học: - Giúp HS nắm được khái niệm hình lăn ... chuẩn bị bìa cứng để ghép hình chóp đều) HS: Trả lời câu hỏi. Đỉnh là : S Chiều cao: SH Cạnh bên: SA, SB, SC, SD Mặt bên là các tam giác cân: SAB, SBC, SCD, SDA Đáy: ABCD là một đa giác đều. HS: Gấp hình. Hoạt động 5: 3. Hình chóp cụt đều GV: Treo bảng phụ hình vẽ 119 SGK GV: Qua H119 em nào cho biết hình chóp cụt đều là hình n.t.n? GV: Nêu nhận xét SGK. HS: trả lời câu hỏi. 4/ Củng cố: Hoạt động 6: Hình n.t.n gọi là hình chóp cụt đều? Nhận xét các mặt bên? Hoạt động 7: Giải BT 36 (SGK - Tr 118) Hoạt động 8:Giải BT 37 (SGK - Tr 118) 5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Vận dụng giải BT 39-40 (SBT - 120) 6/ Rút kinh nghiệm tiết dạy .............................................................................................. Soạn : Giảng : Tiết 64: diện tích xung quanh của hình chóp đều I/ mục tiêu tiết học: - Giúp HS nắm được công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều. - Biết áp dụng công thức tính toán đối với các hình cụ thể. - Quan sát hình theo nhiều góc khác nhau. - Rèn kỹ năng giải BT cho HS II/ chuẩn bị tiết học: - Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ, thước kẻ, kéo cắt giấy ... III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: 2/ Kiểm tra bài cũ: Hoạt động 1: Giải BT 38 (SGK - Tr 119) Hoạt động 2:Giải BT 39 (SGK - Tr 119) (HS chuẩn bị dụng cụ từ trước) 3/ Giải bài mới: hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh Hoạt động 3: 1. Công thức tính diện tích xung quanh GV: Cho HS vẽ, cát và gấp miếng bìa như hình 123 SGK, từ hình gấp được, điền số thích hợp vào chỗ trống? GV: Công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều ? HS: Cắt và gấp hình 4 mặt bằng nhau. S1 = cm2 S2 = 4.4 = 16 cm2 S = 4.S1 = 4.12 = 48 cm2 HS: Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn. Sxq = p.d (p là nửa chu vi đáy, d là trung đoạn của hình chóp đều) Hoạt động 4: 2. Ví dụ GV: Cho HS đọc ví dụ SGK R = suy ra AB = R = 3 cm Sxq = p.d = = cm2 Cách 2: Sxq = 3.SABC = cm2 HS: Đọc nghiên cứu ví dụ SGK. 4/ Củng cố: Hoạt động 6: Giải BT 40 (SGK - Tr 121) - Trung đoạn = 20 cm - Stp = 2100 cm2 Hoạt động 7:Giải BT 41 (SGK - Tr 121) GV hướng dẫn HS gấp hình (dụng cụ đã chuẩn bị trước) 5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Vận dụng giải BT 43-44 (SGK - 122) - Vận dụng giải BT 43-47 (SBT – 86-87) 6/ Rút kinh nghiệm tiết dạy Soạn : Giảng : Tiết 65: thể tích của hình chóp đều I/ mục tiêu tiết học: - Giúp HS nắm được công thức tính thể tích hình chóp đều. - Biết vận dụng công thức vào việc tính thể tích hình chóp đều. - Rèn kỹ năng giải BT cho HS II/ chuẩn bị tiết học: - Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ, thước kẻ, kéo cắt giấy, giấy bìa ... III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: 2/ Kiểm tra bài cũ: Hoạt động 1: Viết công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng ? Hoạt động 2: Giải BT 43 (SGK - Tr 121) 3/ Giải bài mới: hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh Hoạt động 3: 1. Công thức tính thể tích GV: Cho HS đọc nội dung công thức tính thể tích SGK. GV: Cho HS thực hành như SGK GV: Từ thực tế, em có nhận xét gì? GV: Công thức tính thể tích của hình chóp đều ? HS: Đọc nghiên cứu SGK. HS: - Múc đầy nước vào hình chóp đều Đổ nước ở hình chóp đều vào hình lăng trụ đứng. HS: Chiều cao của cột nước bằng 1/3 chiều cao của lăng trụ. V = .S.h (S là diện tích đáy, h là chiều cao) Hoạt động 4: 2. Ví dụ GV: Tính thể tích của hình chóp tam giác đều, biết chiều cao của hình chóp là 6 cm, bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đáy là 6 cm và HS: lên bảng trình bày Cạnh của tam giác đáy a=R=6 (cm) Diện tích tam giác đáy S = (cm2) Thể tích của hình chóp V = .S.h 93,42 (cm3) 4/ Củng cố: Hoạt động 6: Giải BT 45 (SGK - Tr 124) a, V1 = 173,2 (cm3) b, V2 = 149,688 (cm3) Hoạt động 7: Giải BT 46 (SGK - Tr 124) a, HK 10,39 (cm); Sđ 374,04 (cm2); V 4363,8 (cm3) b, áp dụng định lí Pitago vào tam giác vuông SMH để tính SM. Từ đó tính đường cao một mặt bên rồi tính diện tích xung quanh. SM = 37 (cm); Stp = 1688,4 (cm2) 5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Vận dụng giải BT 47-52 (SGK – Tr 126-127) 6/ Rút kinh nghiệm tiết dạy ...................................................................................... Soạn : Giảng : Tiết 66: luyện tập I/ mục tiêu tiết học: - Học sinh biết các công thức đã học để tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp. - Tập cho HS biết nhìn nhận hình học không gian, óc tưởng tượng. - Rèn luyện tính cẩn thận, rèn luyện khả năng suy luận chứng minh - Biết ứng dụng vào thực tế II/ chuẩn bị tiết học: - Học sinh hệ thống các bài tập đã học - Chuẩn bị thước, compa, ê ke, giấy kẻ ô vuông. III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học Giải các bài tập về nhà 2/ Đặt vấn đề: 3/ Tổ chức hoạt động học tập để nhận biết kiến thức trong giờ học: Hoạt động 1: Giải BT số 29 Một HS trình bày Các em nhận xét Thầy sửa chỗ sai sót Hoạt động 2: Giải BT số 48 (Tr 125) - Công thức tính diện tích toàn phần của hình chóp đêu ? a, Stp = 68,3 (cm2) b, Stp = 165,42 (cm2) Hoạt động 3: Giải BT số 49 (Tr-125) - Công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều ? a, Sxq = 120 (cm2) b, Sxq = 142,5 (cm2) c, Sxq = 480 (cm2) 4/ Củng cố: - Rèn luyện cách áp dụng vào BT số 52: - Làm BT sách giáo khoa 5/ Các BT tự học ở nhà - làm các BT trong SGK - Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng - Tìm ứng dụng của thể tích hình chóp đều trong đời sống; 6/ Rút kinh nghiệm tiết dạy ........................................................................................................ Soạn : Giảng : Tiết 67: ôn tập chương iv I/ mục tiêu tiết học: - Học sinh biết hệ thống hoá kiến thức đã học của chương để tính diện tích xung quanh và thể tích của các vật trong không gian. - Tập cho HS biết nhìn nhận hình học không gian, óc tưởng tượng. - Rèn tính cẩn thận, rèn luyện khả năng suy luận chứng minh. - Biết ứng dụng vào thực tế. II/ chuẩn bị tiết học: - Học sinh hệ thống các bài tập đã học - Chuẩn bị thước, compa, ê ke, giấy kẻ ô vuông. III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học - Giải các BT về nhà 2/ Đặt vấn đề: 3/ Tổ chức hoạt động học tập để nhận biết kiến thức trong giờ học: Hoạt động 1: Phần lý thuyết: Ghi các bảng tóm tắt theo SGK Hoạt động 2: Phần BT. Giải BT số 52 Một HS trình bày Các em nhận xét Thầy sửa chỗ sai sót. Hoạt động 3: Giải BT số 53 (Tr-128) - Thùng chứa là một lăng trụ đứng tam giác - V = (cm3) Hoạt động 4: Giải BT số 54 (Tr-128) - Bổ sung hình đã cho thành hình chữ nhật ABCD. - SABCD = 21,42 (m2); SDEF = 1,54 (m2); SABCEF = 19,88 (m2) a, Lượng bê tông: V = 19,88.0,03 = 0,5964 (m3) b, Tính thực tế của bài toán này là ở chỗ: Số xe là một số nguyên và ta làm tròn tăng. Đáp số 10 chuyến 4/ Củng cố: - Rèn luyện cách áp dụng vào giải BT số 55(Tr-128): - Làm bài tập 56 SGK (Tr-129) - Lều là một lăng trụ đứng tam giác a, V = 9,6 m3 b, Số vải bạt cần có khoảng 23,84 m2 (kể cả hai đầu hồi) 5/ Các BT học ở nhà - Làm các bài tập trong SGK - Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng - Tìm ứng dụng của các hình đã học trong đời sống; 6/ Rút kinh nghiệm tiết dạy Soạn : Giảng : Tiết 70: kiểm tra chương iv I/ mục tiêu tiết học: - Kiểm tra nhận thức học sinh về các kiến thức đã học của chương để tính diện tích xung quanh và thể tích của các hình trong không gian - Tập cho HS biết nhìn nhận hình học trong không gian, óc tưởng tượng - Rèn luyện tính cẩn thận, rèn luyện khả năng suy luận, chứng minh - Biết ứng dụng vào thực tế II/ chuẩn bị tiết học: - Học sinh hệ thống các bài tập đã học - Chuẩn bị thước, compa, ê ke, giấy kẻ ô vuông. III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: 2/ Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học 3/ Nội dung kiểm tra: I. Đề bài Câu 1: nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp đều. Cho ví dụ. Câu 2: Cho tam giác ABC có AB < AC, D là một điểm nằm giữa A và C. Chứng minh rằng góc ADB bằng góc ACB khi và chỉ khi AB2 = AC.AD Câu 3: Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy là 10 cm, cạnh bên SA = 12 cm. Tính chiều cao SO và thể tích hình chóp Tính thể tích hình chóp II.Đáp án: Câu 1: Thực hiện đúng cho 2 điểm Câu 2: Thực hiện đúng cho 4 điểm Câu 3: Thực hiện đúng cho 4 điểm 4/ Nhận xét: - Nhận xét ý thức làm bài. cách trình bày bài - Tuyên dương - Nhắc nhở. 5/ Hướng dẫn học bài ở nhà: - Ôn tập cả năm. 6/ Rút kinh nghiệm tiết dạy Soạn : Giảng : Tiết 71: ôn tập học kỳ ii I/ mục tiêu tiết học: - Học sinh biết hệ thống hoá các kiến thức đã học của chương để tính diện tích xung quanh và thể tích của các hình trong không gian - Tập cho HS biết nhìn nhận hình học trong không gian, óc tưởng tượng - Rèn luyện tính cẩn thận, rèn luyện khả năng suy luận, chứng minh - Biết ứng dụng vào thực tế II/ chuẩn bị tiết học: Học sinh hệ thống các bài tập đã học Chuẩn bị thước, compa, ê ke, giấy kẻ ô vuông. III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học: Giải các bài tập về nhà 2/ Đặt vấn đề: 3/ Tổ chức hoạt động học tập để nhận biết kiến thức trong giờ học: Hoạt động 1: Phần lý thuyết: Học sinh trả lời câu hỏi theo phiếu Hoạt động 2: Giải BT số 2 Một HS trình bày Các em nhận xét Thầy sửa chỗ sai sót Hoạt động 3: Giải BT số 3 Tiến trình như trên Hoạt động 4: Giải BT số 4 4/ Phần củng cố: Rèn luyện cách áp dụng vào giải BT số 5: Làm bài tập SGK 5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà Làm các bài tập trong SGK. Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng Tìm ứng dụng của thể tích hình chóp đều trong đời sống Soạn : Giảng : Tiết 72: kiểm tra học kỳ ii I/ mục tiêu tiết học: - Học sinh biết hệ thống hoá các kiến thức đã học của chương để tính diện tích xung quanh và thể tích của các hình trong không gian - Tập cho HS biết nhìn nhận hình học trong không gian, óc tưởng tượng - Rèn luyện tính cẩn thận, rèn luyện khả năng suy luận, chứng minh - Biết ứng dụng vào thực tế II/ chuẩn bị tiết học: Học sinh hệ thống các bài tập đã học Chuẩn bị thước, compa, ê ke, giấy kẻ ô vuông. III/ nội dung tiết dạy trên lớp: 1/ Tổ chức lớp học: Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học: Giải các bài tập về nhà 2/ Đặt vấn đề: 3/ Tổ chức hoạt động học tập để nhận biết kiến thức trong giờ học ( Kiểm tra theo đề khảo sát học kỳ II ) 4/ Phần củng cố: - Rèn luyện cách áp dụng vào giải BT số 60: - Làm bài tập SGK 5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Làm các bài tập trong SGK. - Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng - sTìm ứng dụng của thể tích hình chóp đều trong đời sống
Tài liệu đính kèm: