Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4, Tiết 63, Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4, Tiết 63, Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt
docx 10 trang Người đăng Tăng Phúc Ngày đăng 05/05/2025 Lượt xem 4Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4, Tiết 63, Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TÊN BÀI DẠY: HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CHÓP CỤT
 Môn: Toán học 8
 Thời gian thực hiện: (1tiết)
 I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức:
- Học sinh nắm chắc các yếu tố của hình chóp và hình chóp cụt đều: các yếu tố đáy, 
mặt bên, chiều cao, cách gọi tên theo đa giác đáy.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình hình chóp và hình chóp cụt đều.
 2.Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
-Tự học và tự chủ: : Học sinh nghiên cứu trước nội dung bài học dựa vào sách giáo 
khoa, mạng internet.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh chủ động tham gia, phối hợp và trao đổi 
thông qua hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết chỉ ra các yếu tố của hình chóp, hình chóp đều, 
hình chóp cụt đều.
2.2. Năng lực toán học:
- Năng lực tư duy toán học: HS biết quan sát hình không gian và chỉ ra mối liên hệ 
giữa các yếu tố cạnh, mặt phẳng.
- Năng lực mô hình hóa toán học: Biết sử dụng kiến thức để giải các bài toán hình 
học.
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: HS biết thước thẳng vẽ hình 
không gian.
- Năng lực ngôn ngữ: Từ các kiến thức đã học học sinh phát biểu chính xác các khái 
niệm đỉnh, cạnh, mặt bên ...... của một hình. Sử dụng ngôn ngữ hình học vào đời 
sống.
 3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chú ý lắng nghe, tích cực đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả trong hoạt động nhóm, 
- Trách nhiệm: Không ỷ lại vào các bạn khác khi hoạt động nhóm, không thoái thác 
nhiệm vụ khi được nhóm trưởng phân công.
- Chuyên cần vận dụng kiến thức vừa học vào làm các bài tập về nhà. 
- Tính chính xác, kiên trì.
 II. Thiết bị dạy học và học liệu: 2
- Thiết bị dạy học: Thước kẻ, phấn màu.Tranh ảnh, mô hình hình chóp, bìa cứng hình 
chữ nhật, kéo, băng dính, keo...
- Học liệu: Sách giáo khoa, sách bài tập; phiếu học tập
 III. Tiến trình dạy học
 1. Hoạt động 1:Khởi động
 a) Mục tiêu: HS tiếp cận kiến thức về hình chóp thông qua hình ảnh thực tiễn.
 b) Nội dung: Học sinh quan sát các hình ảnh về kim tự tháp, nhận biết được 
đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy.
 c) Sản phẩm: Học sinh nhận biết được các yếu tố của hình chóp: đỉnh, cạnh bên, 
mặt bên, mặt đáy.
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV – HS Nội dung
 B1:Chuyển giao: - Kim tự tháp có 1đỉnh
 - Mặt bên của kim tự 
 Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh sau về kim tháp là tam giác, có 
 tự tháp, yêu cầu học sinh nêu (chỉ/miêu tả): đỉnh chung là đỉnh của 
 - Đỉnh của kim tự tháp? kim tự tháp.
 - Mặt bên? - Đáy của kim tự tháp 
 - Đáy? là hình vuông. 3
B2:Thực hiện: HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh, 
nêu đặc điểm về kim tự tháp:
B3: Báo cáo, thảo luận: HS lên bảng trình bày
B4: Đánh giá, nhận xét tổng hợp: GV đánh giá chung 
thông qua bài làm của HS.
Giáo viên giới thiệu: Kim tự tháp có dạng hình chóp 
đều. Để hiểu rõ các khái niệm về hình chóp đều, hình 
chóp cụt đều thì chúng ta cùng học bài học hôm nay. 4
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2.1: Hình chóp.
 a) Mục tiêu: 
- Học sinh nắm được khái niệm hình chóp, biết xác định các yếu tố: đỉnh, cạnh bên, 
mặt bên, mặt đáy và biết cách gọi tên hình chóp.
- Học sinh biết vẽ hình chóp.
 b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình ảnh về hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình chóp 
ngũ giác và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh vẽ hình chóp tứ giác.
 c) Sản phẩm:
- Học sinh nêu được các đặc điểm chung của các hình chóp, từ đó hình thành được 
khái niệm hình chóp.
- Học sinh vẽ được hình chóp tứ giác.
 d) Tổ chứcthực hiện: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
 - B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Hình chóp.
 Yêu cầu HS hoạt động nhóm quan sát các - Đáy của hình chóp là 1 đa giác, có 
 hình ảnh sau và nêu các đặc điểm chung từ thể là tam giác, tứ giác, ngũ giác .
 các hình? - Các mặt bên của hình chóp là các 
 tam giác có chung đỉnh
 Hình chóp tam giác 5
 Hình chóp tứ giác
 Hình chóp ngũ giác
 B2:Thực hiện: HS hoạt động cá nhân. 
 B3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết 
 quả 
 B4: Đánh giá, nhận xét tổng hợp: GV đánh 
 giá thông qua bài làm của HS.
 - B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hình chóp có mặt đáy là một đa giác 
 Qua những kiến thức em đã biết, em hãy và các mặt bên là những tam giác có 
 nêu khái niệm hình chóp? chung một đỉnh.
 Vẽ hình chóp S.ABCD vào vở, vẽ đường 
 cao SH (vuông góc với mặt đáy ABCD ), 
 cho biết: đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt 
 đáy?
 B2:Thực hiện: HS hoạt động nhóm
 B3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết 
 quả 
 B4: Đánh giá, nhận xét tổng hợp: GV đánh 
 giá thông qua bài làm của HS.
 *Đỉnh : S
 *Cạnh bên : SA, SB, SC, SD
 *Đường cao : SH
 *Mặt bên : SAB; SBC; SCD; SDA
 *Mặt đáy : ABCD
Hoạt động 2.2: Hình chóp đều 6
 a) Mục tiêu: 
- Học sinh nắm được các đặc điểm của hình chóp đều
 b) Nội dung:
- Học sinh nhận xét đăc điểm các mặt bên của kim tự tháp, mặt đáy của kim tự tháp 
từ đó dẫn ra khái niệm hình chóp đều.
 c) Sản phẩm:
- Học sinh nhận xét được: các mặt bên của kim tự tháp là các tam giác cân bằng nhau, 
mặt đáy kim tự tháp là hình vuông.
 d) Tổ chứcthực hiện: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
 B1: chuyển giao nhiệm vụ 2. Hình chóp đều
 GV cho hs quan sát lại hình ảnh về kim - Các mặt bên của kim tự tháp là các tam 
 tự tháp, nêu các đặc điểm về mặt bên giác cân bằng nhau.
 và mặt đáy của kim tự tháp? - Đáy kim tự tháp là hình vuông.
 B2:Thực hiện: HS hoạt động cá nhân
 GV theo dõi, hướng dẫn.
 B3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày 
 ý kiến cá nhân. 
 B4: Đánh giá, nhận xét tổng hợp:
 GV đánh giá thông qua bài làm của 
 HS.
 B1: chuyển giao nhiệm vụ - Hình chóp tam giác đều cũng có các 
 GV: Kim tự tháp có hình dạng là hình mặt bên là các tam giác cân bằng nhau và 
 chóp tứ giác đều. Vậy bằng suy luận có đáy là tam giác đều.
 tương tự, em hãy cho biết đặc điểm của - Hình chóp ngũ giác đều cũng có các 
 hình chóp tam giác đều, hình chóp ngũ mặt bên là các tam giác cân bằng nhau và 
 giác đều? Thế nào là hình chóp đều? có đáy là ngũ giác đều.
 B2:Thực hiện: HS hoạt động nhóm - Hình chóp đều là hình chóp có các mặt 
 GV theo dõi, hướng dẫn. bên là các tam giác cân bằng nhau và có 
 B3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày đáy là đa giác đều.
 ý kiến cá nhân. 
 B4: Đánh giá, nhận xét tổng hợp:
 GV đánh giá thông qua bài làm của 
 HS.
 Hướng dẫn HS vẽ hình chóp tứ giác Cách vẽ hình chóp tứ giác đều.
 đều 7
 D
 +Vẽ đáy hình bình hành C
 +Vẽ hai đường chéo, từ giao điểm hai 
 đường chéo vẽ đường cao của hình 
 A
 chóp B
 +Lấy đỉnh S trên đường cao, nối S với 
 các đỉnh của đáy.
 D
 C
 H
 A
 B
 S
 D
 C
 H I
 A
 B
Hoạt động 2.3: Hình chóp cụt đều
 a) Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu được nguồn gốc, đặc điểm của hình chóp cụt đều
 b) Nội dung:
- Học sinh quan sát mô hình nêu các đặc điểm của hình chóp cụt đều
 c) Sản phẩm:
- Học sinh nêu được: Hai mặt đáy của hình chóp cụt đều song song với nhau, các mặt 
bên của hình chóp cụt đều là các hình thang cân.
 d) Tổ chứcthực hiện: 
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
 B1: chuyển giao nhiệm vụ
 ? Cắt hình chóp đều bằng một mặt 
 phẳng song song với đáy ta được hình Hai mặt đáy của hình chóp cụt đều song 
 như thế nào song với nhau, các mặt bên của hình 
 chóp cụt đều là các hình thang cân. 8
 B2:Thực hiện: HS làm việc cá nhân
 B3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày
 B4: Đánh giá, nhận xét tổng hợp:GV 
 đánh giá chung thông qua bài làm của 
 HS.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: 
- Phát triển kỹ năng khái quát hoá, kỹ năng quan sát và phân tích hình không gian.
- Áp dụng kiến thức về hình chóp đều để giải quyết bài tập.
 b) Nội dung:
- Học sinh hoạt động nhóm, làm bài trong Phiếu học tập
 c) Sản phẩm: Hoàn thành nội dung Phiếu học tập
 d) Tổ chứcthực hiện: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
 GV giao nhiệm vụ học tập.
 Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học 
 tập cho hs, yêu cầu hs hoạt động cá 
 nhân trong 2 phút sau đó hoạt động 
 nhóm theo bàn hoàn thành trong 5 
 phút.
 Hết giờ, GV yêu cầu các nhóm đổi 
 Phiếu học tập của nhóm mình cho 
 nhóm bạn(theo chiều kim đồng hồ)(để 
 kiểm tra, chấm điểm)
 Tổ chức cho hs chữa bài, thống nhất 
 phương án cho điểm và yêu cầu các 
 nhóm chấm.
 GV nhận xét chung về phần luyện tập 
 của học sinh, tuyên dương các nhóm 
 hoạt động tốt(có điểm cao) 9
 PHIẾU HỌC TẬP
 Bài 1: Điền nội dung đúng vào ô trống
 Bài 2: Cho hình chóp tứ giác đều 
 S.ABCD Biết cạnh SA 5cm và 
 Ab 3cm . Tính đường cao SO của hình 
 chóp?
 4. Hoạt động 4: Vận dụng
 a) Mục tiêu: 
- Áp dụng kiến thức về hình chóp đều vào giải quyết bài toán cắt ghép mô hình kim 
tự tháp.
 b) Nội dung:
- Học sinh cắt ghép mô hình kim tự tháp.
 c) Sản phẩm:
- Mô hình kim tự tháp
 d) Tổ chứcthực hiện: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
 B1: chuyển giao nhiệm vụ Cắt ghép mô hình kim tự tháp(hình 
 Gv hướng dẫn học sinh cắt ghép mô hình chóp tứ giác đều) 10
 kim tự tháp (hình chóp tứ giác đều), yêu 
 cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành 
 nội dung yêu cầu.
 B2:Thực hiện: HS hoạt động nhóm.
 B3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày
 B4: Đánh giá, nhận xét tổng hợp:GV đánh 
 giá chung thông qua mô hình của HS.
 Gv nhận xét, đánh giá mô hình kim tự tháp của học sinh. Yêu cầu học sinh về nhà 
 sưu tầm thêm cách cắt ghép hình chóp đều khác.
 5. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lí thuyết, nắm chắc kỹ năng vẽ hình chóp, hình chóp đều.
- Chuẩn bị bài: “ Diện tích xung quanh của hình chóp đều ”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_8_chuong_4_tiet_63_bai_7_hinh_chop_deu.docx