Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4: Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều - Năm học 2010-2011 - Bạc Thị Khuyên

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4: Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều - Năm học 2010-2011 - Bạc Thị Khuyên

Theo em, hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh, mấy cạnh?

Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh

Hãy chỉ rõ các đỉnh, cạnh trên mô hình?

Lên bảng chỉ

Chỉ cho HS thấy đỉnh, cạnh trên hình vẽ

Giới thiệu: 2 mặt không có cạnh chung là 2 mặt đối diện(2 mặt đáy); các mặt còn lại là các mặt bên

Cho biết đâu là 2 mặt đáy, đâu là mặt bên?

 Lên chỉ trên mô hình

Theo em 2 mặt đáy có phụ thuộc vào vị trí đặt hình hộp chữ nhật hay không?

Không phụ thuộc. Vì ta có thể coi bất kì 2 mặt đối diện của hình hình hộp chữ nhật là 2 đáy

Vậy hình hộp chữ nhật có mấy cặp mặt đáy, mặt bên?

Có 3 cặp mặt đáy(tùy theo cách chọn) tương ứng với 1 cặp mặt đáy sẽ có 2 cặp mặt bên

Giới thiệu hình lập phương (sử dụng mô hình)

Cho biết hình lập phương là hình như thế nào?

Quan sát mô hình-Trả lời: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông

Lấy VD trong thực tế các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương?

Lấy VD

 

doc 38 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4: Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều - Năm học 2010-2011 - Bạc Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/3/2011	Ngày giảng: 29/3/2011 Lớp 8A
30/3/2011 Lớp 8B
Chương IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU
Tiết 55 - §1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức 
	- Nắm được(trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật
	- Biết xác định số đỉnh, số cạnh, số mặt của 1 hình hộp chữ nhật
	- Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao
	- Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu
2. Kĩ năng
- Nhận biết được hình hộp chữ nhật, hình lập phương
- Nhận biết được đỉnh, mặt, cạnh của hình hộp chữ nhật
3. Thái độ
	Nghiêm túc, có ý thức quan sát, khai thác đồ dùng trực quan
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án; thước đo độ dài, mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương; bảng phụ
HS: Đọc trước bài; tìm hiểu trước 1 số hình không gian, thước đo
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ(không)
2. Dạy bài mới
	* Đặt vấn đề(4’)
	Chúng ta đã được làm quen với 1 số hình trong không gian như hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Trong thực tế, chúng ta cũng gặp nhiều vật thể có dạng hình không gian. VD như:(sử dụng hình 67,68 giới thiệu)
	Trong chương IV, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm về các hình trong không gian, cách tính diện tích, thể tích của chúng
* Nội dung bài mới
Hoạt động của GV -HS
TG
Ghi bảng
GV
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
Hoạt động 1
Vẽ hình hộp chữ nhật và sử dụng mô hình giới thiệu hình hộp chữ nhật
Quan sát mô hình và hình vẽ 
Cho biết hình hộp chữ nhật là hình như thế nào?
Hình hộp chữ nhật là 1 hình gồm có 6 mặt là các hình chữ nhật
Theo em, hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh, mấy cạnh?
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh
Hãy chỉ rõ các đỉnh, cạnh trên mô hình?
Lên bảng chỉ
Chỉ cho HS thấy đỉnh, cạnh trên hình vẽ
Giới thiệu: 2 mặt không có cạnh chung là 2 mặt đối diện(2 mặt đáy); các mặt còn lại là các mặt bên
Cho biết đâu là 2 mặt đáy, đâu là mặt bên?
 Lên chỉ trên mô hình
Theo em 2 mặt đáy có phụ thuộc vào vị trí đặt hình hộp chữ nhật hay không?
Không phụ thuộc. Vì ta có thể coi bất kì 2 mặt đối diện của hình hình hộp chữ nhật là 2 đáy
Vậy hình hộp chữ nhật có mấy cặp mặt đáy, mặt bên?
Có 3 cặp mặt đáy(tùy theo cách chọn) tương ứng với 1 cặp mặt đáy sẽ có 2 cặp mặt bên
Giới thiệu hình lập phương (sử dụng mô hình)
Cho biết hình lập phương là hình như thế nào?
Quan sát mô hình-Trả lời: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông
Lấy VD trong thực tế các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương?
Lấy VD
15’
1. Hình hộp chữ nhật
- Hình hộp chữ nhật là 1 hình gồm có 6 mặt là các hình chữ nhật
- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh
- 2 mặt không có cạnh chung là 2 mặt đối diện(2 mặt đáy); các mặt còn lại là các mặt bên
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông
GV
HS
GV
Gv
GV
?
HS
?
HS
GV
HS
Hoạt động 2
Vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’- Yêu cầu HS quan sát trả lời ?
Quan sát hình vẽ-Trả lời câu hỏi
Giới thiệu điểm, mặt, cạnh như trong SGK
Đường thẳng đi qua 2 điểm của mặt phẳng thì nằm trọn trong mặt phẳng đó
Khoảng cách giữa 2 mặt đáy gọi là chiều cao của hình hộp chữ nhật
Vậy để đo chiều cao ta chỉ cần đo cái gì?
Chỉ cần đo cạnh của hình hộp
Chiều cao của hình hộp chữ nhật có phụ thuộc vào cách đặt hình hộp hay không?
Có. Chiều cao của hình hộp chữ nhật tùy thuộc vào cách đặt hình hộp
Đặt hình hộp theo vị trí khác nhau, Yêu cầu HS lên bảng đo chiều cao của hình hộp chữ nhật
Lên bảng đo
15’
2. Mặt phẳng và đường thẳng
?/ Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có:
 B C
 A D
 B’ C’
 A’ D’
+ Các đỉnh là là A; B; C; D; A’; B’; C’; D’
+ Các cạnh là: AB; AD; BC; CD; A’B’; C’B’; C’D’; A’D’; AA’; BB’; CC’; DD’
+ Các mặt là: ABCD; A’B’C’D’; ADD’A’; ABB’A’; BCC’B’; CDD’C’
* Các đỉnh là các điểm
* Các cạnh là các đoạn thẳng
* Mỗi mặt là 1 phần của mặt phẳng
* Đường thẳng qua 2 điểm của 1 mặt phẳng thì nằm trọn trong mặt phẳng đó
VD: Đường thẳng qua 2 điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng (ABCD) 
* Khoảng cách giữa 2 mặt đáy gọi là chiều cao của hình hộp chữ nhật
3. Củng cố(10’)
	1. Yêu cầu HS chữa BT 1(SGK/96)
	Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ A B
 là AD = BC = QM = PN; AB = CD = PQ = MN;
 AM = BN = CP = DQ D C
	 M N
 Q P
2. Chữa BT 2(SGK/96)
	a) Vì BCC1B1 là HCN nên trung điểm O 
của đường chéo CB1 cúng là trung điểm của đường chéo BC1
K không thể là điểm thuộc cạnh BB1. 
Vì K thuộc mặt phẳng (CDD1C1) còn BB1 
không thuộc mặt phẳng (CDD1C1)
3. Chữa BT 5(SBT/105) (bảng phụ)
a) B, C là các điểm nằm trong mặt phẳng (P) (Đúng) 
b) Mặt phẳng (P) chứa đường thẳng AB (Sai)
c) Đường thẳng l cắt AB ở điểm B (Sai)
d) A, B, C là 3 điểm cùng nằm trên một mặt phẳng (đúng)
e) B, F và D là 3 điểm thẳng hàng (sai)
f) B, C, E và D là bốn điểm cùng nằm trên một mặt phẳng ( Đúng)
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1’)
	- Học thuộc các KN
	- Làm các bài tập trong SGK và SBT
	- Đọc trước bài 2
Ngày soạn: 26/3/2011	Ngày giảng: 31/3/2011 Lớp 8A
2/4/2011 Lớp 8B
Tiết 56 - §2: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT(Tiếp)
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức 
	- Nhận biết(qua mô hình) một đâu hiệu về 2 đường thẳng song song
	- Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và 2 mặt phẳng song song
	- Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
	- Học sinh đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về qua hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt
2. Kĩ năng
- Nhận biết được 2 đường thẳng song song, đường thẳng // với mặt phẳng, 2 mặt phẳng // trong không gian
- Tính được diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật(qua các bài tập)
3. Thái độ
	Nghiêm túc, có ý thức quan sát, khai thác đồ dùng trực quan
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án; thước đo độ dài, mô hình hình hộp chữ nhật, que nhựa; bảng phụ
HS: Đọc trước bài; ôn lại công thức tính diện tích xung quanh, thước đo
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ(3’)
	Câu hỏi: Trong mạt phẳng, khi nào thì 2 đường thẳng song song với nhau?
	Đáp án: Khi 2 đường thẳng không có điểm chung thì 2 đường thẳng song song
	GV: Thực tế, để cho 2 đường thẳng // với nhau cần phải có thêm 1 điều kiên nữa đó là 2 đường thẳng phải cùng nằm trên 1 mặt phẳng. Tuy nhiên do từ trước chúng ta đang tìm hiểu hình học trong hình học phẳng nên điều kiện đó được coi như là hiển nhiên. Khi học hình học không gian, thì cũng có 2 đường thẳng //, nên điều kiện đó phải được xét đến. Cụ thể như thế nào, ta tìm hiểu trong bài hôm nay
2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV - HS
Tg
Ghi bảng
GV
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
Hoạt động 1
Vẽ hình kết hợp sử dụng mô hình- yêu cầu HS làm ?1
Quan sát hình vẽ và mô hình trả lời ?1
Khi AA’ và BB’ có những điều kiện như trên thì ta nói AA’ // BB’
 Cho biết trong hình vẽ trên còn có cặp đường thẳng nào // ?
AA’ // DD’; DD’ // CC’; CC’ // BB’; AD // A’D’; A’D’//B’C’; B’C’ // BC; BC // AD; AB // CD; CD // C’D’; C’D’ // A’B’; A’B’ // AB
Vậy nếu đường thẳng a // b thì cần có những điều kiện gì?
Cần có 2 điều kiện đó là cùng nằm trong cùng 1 mp và không có điểm chung
Trong không gian, nếu có 2 đường thẳng thì sẽ xảy ra các trường hợp nào?
a // b; a cắt b (cùng nằm trong 1 mp) hoặc a và b không cùng nằm trong 1 mp
Khi a và b không cùng nằm trong 1 mp
và a không cắt b thì ta nói a chéo b
Tìm trên hình vẽ về 2 đường thẳng chéo nhau?
VD: AB và C’D’; CD và A’B’; AD và B’C’;
Lấy VD trong thực tế về 2 đường thẳng // trong không gian?
Lấy VD
Giới thiệu nhận xét về 2 đt cùng // với đt thứ 3
12’
1. Hai đường thẳng song song trong không gian
?1/ B C
 A D
 B’ C’
 A’ D’
- Các mặt gồm: (ABCD); (A’B’C’D’); (ABB’A’); (ADD’A’); (BCC’B’); (DCC’D’)
- BB’ và AA’ cùng nằm trong mặt phẳng (ABB’A’) và không có điểm chung
Ta nói: AA’ // BB’
* Tổng quát
a//b 
a và b cùng nằm trong một mặt phẳng
a và b không có điểm chung
* Nhận xét: Trong không gian, với 2 đường thẳng a, b phân biệt thì
+ a cắt b
+ a // b
+ a và b không cùng nằm trong 1 mp và a không cắt b(a chéo b)
- 2 đường thẳng phân biệt cùng // với đường thẳng thứ 3 thì // với nhau
GV
HS
GV
?
HS
GV
GV
HS
Hoạt động 2
Vẽ hình 77 – Yêu cầu HS trả lời ?2
Quan sát và trả lời
Khi đó ta nói AB // với mp(A’B’C’D’)
Vậy để có 1 đt // với 1 mp thì cần có điều kiện gì?
Đt đó không nằm trong mặt phẳng như nó lại // với 1 đt nằm trong mp đó
Viết dạng tổng quát lên bảng
Yêu cầu HS trả lời ?3
Suy nghĩ trả lời
10’
2. Đường thẳng // với mặt phẳng
?2/ D C
 A B
 D’ C’
 A’ B’
- AB // A’B’. Vì AB và A’B’ không có điểm chung và cùng nằm trong (ABB’A’)
- AB không nằm trong mặt phẳng (A’B’C’D’)
Ta nói: AB // mp (A’B’C’D’)
* Tổng quát: a//b mà b (P); a (P) => a // (P)
?3/ Các đường thẳng // với (A’B’C’D’) là AD; AB; DC; BC
?
HS
?
HS
Gv
GV
GV
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
HS
Hoạt động 3
Quan sát hình 77, cho biết mp(ABCD và mp(A’B’C’D’) chứa các đường thẳng cắt nhau nào?
Mp(ABCD) chứa: AB cắt AD; BC cắt AB; AD cắt DC; DC cắt BC
Mp (A’B’C’D’) chứa A’B’ cắt A’D’; B’C’ cắt A’B’; A’D’ cắt D’C’; D’C’ cắt B’C’
Cho biết trong các cặp đường thẳng cắt nhau của 2 mp thì có các đường thẳng nào // với nhau?
Có AD//A’D’; BC // B’C’; DC // D’C’; AB //A’B’
Giới thiệu về 2 mặt phẳng //(nhận xét 1)
Cho VD (Vẽ hình 78 vào hình 77)
Yêu cầu HS làm ?4
Quan sát-Phân tích hình vẽ trả lời ?4
Quan sát hình vẽ về hình hộp chữ nhật kết hợp với mô hình, hãy cho biết:
Nếu 1 đt // với 1 mp thì chúng có điểm chung không?
Không có(GV chỉ trên mô hình+ hình vẽ)
Hai mp // có diểm chung không?
Không có(Lấy VD trên hình vẽ + mô hình)
Hai mặt phẳng phân biệt mà có 1 điểm chung thì chúng có chung 1 đường thẳng đi qua điểm chung đó. Ta nói 2 mp đó cắt nhau(VD cánh cửa với tường nhà)
Yêu cầu HS đọc lại ND nhận xét 2
Đọc bài
12’
* Nhận xét 1:
AD cắt AB ở A cùng nằm trong mp (ABCD) ; A’D’ cắt A’B’ ở A’ cùng nằm trong mp(A’B’C’D’) 
Mà AD // A’D’; AB // A’B’
=> mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’)
?4/ mp(IHKL) // mp(ADD’A’)
Mp (IHKL) // mp(BCC’B’)
(Tùy HS kể)
* Nhận xét 2 (SGK/99)
3. Củng cố(7’)
	1. Cho biết thế nào là 2 đt //; đt // mp; mp // mp?
	2. Chữa BT 8(SGK/100)
b // (P) vì b // a mà a thuộc (P)
p // sàn nhà vì p // q mà q thuộc mp sàn nhà
3. Chữa BT 9(SGK/100)
a) Các cạnh khác // mp(EFGH) là AD; BC; DC
b) cạnh CD // với mp (EFGH) vì CD // GH mà GH thuộc (EFGH)
	Cạnh CD // (ABFE) vì CD // AB, mà AB thuộc (ABFE)
c) Ta có AH thuộc (ADHE) mà mp (ADHE) // mp(BCGF) nên mp (BCGF) //AH
4. Hướng dẫn HS tụ học ở nhà(1’)
	- Học thuộc các KN
	- Tự tìm các hình ảnh về các đt //; đt // mp; mp // mp trong thực tế	
	- Làm các BT trong SGK và SBT
	- Đọc trước bài 3
Ngày soạn:1/4/2011	 Ngày giảng: 5/4/2011 Lớp 8A
6/4/2011 Lớp 8B
Tiết 57 - §3: THỂ TÍCH CỦA HÌ ... hát biểu chính xác theo ngôn ngữ toán học, vẽ hình chính xác hợp lí
II/ Chuẩn bị
1. GV: Giáo án; bìa cứng cắt sẵn hình 118(SGK/117); mô hình hình chóp, hình chóp đều, hình chóp cụt đều, thước, giấy kẻ ô vuông, vẽ trước hình vẽ hình chopas tứ giác đều
2. HS: Đọc trước bài mới, bìa cứng, thước, giấy kẻ ô vuông
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ(không)
2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV - HS
TG
Ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 1
Sử dụng mô hình kết hợp với hình vẽ giới thiệu đó là hình chóp tứ giác
Hãy thử xác định đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy của hình chóp trên?
Lên bảng xác định trên mô hình
Cho biết trên hình vẽ thì các yếu tố trên là những điểm, đoạn thẳng, mp nào?
Đứng tại chỗ trả lời
Tại sao hình chóp trên lại được gọi là hình chóp tứ giác?
Vì có đáy là một tứ giác
Hình lăng trụ và hình chóp khác nhau ở điểm nào?
Hình lăng trụ có 2 mặt đáy và có các mặt bên là HCN, đỉnh xác định theo đa giác ở đáy; hình chóp có 1 mặt đáy và các mặt bên là các tam giác và chỉ có 1 đỉnh
7’
1. Hình chóp
- Hình vẽ bên là 1 hình chóp tứ giác S.ABCD có:
+ S là đỉnh
+ Mặt đáy là tứ
 giác ABCD
+ Mặt bên là 4 Δ
 có chung đỉnh S:
ΔSAB; ΔSBC; ΔSCD; ΔSAD
+ Cạnh bên là các đoạn thẳng: SA, SB, SC, SD
+ Đường thẳng SH qua điểm S và vuông góc với mặt phẳng đáy là đường cao của hình chóp
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
?
?
HS
Hoạt động 2
Treo hình vẽ hình chóp tứ giác đều và kết hợp mô hình yêu cầu HS quan sát
Cho biết hình chóp trên có gì đặc biệt?
Có đáy là 1 hình vuông và các mặt bên là các tam giác cân
Với 2 điều kiện trên thì ta gọi hình chóp đó là hình chóp đều, cụ thể với hình vẽ và mô hình trên thì đó là hình chóp tứ giác đều
Vậy thế nào là 1 hình chóp đều?
Trả lời
Theo quan sát thì điểm H được xác định như thế nào?
Là giao điểm của 2 đường chéo của đa giác ở mặt đáy
Vậy H chính là tâm đường tròn ngoại tiếp hình vuông(đa giác ở mặt đáy)
Giới thiệu trung đoạn SI
Vậy trung đoạn được xác định như thế nào?
Là đường cao của mặt bên hạ từ đỉnh của hình chóp 
Lấy VD trong thực tế về hình chóp đều
Theo em, hình chóp tam giác đều và hình chóp có đáy là tam giác có giống nhau không?
Không. Vì hình chóp tam giác đều là hình chóp đều có đáy là Δđều(các mặt bên là các Δ cân), còn hình chóp có đáy là tam giác chưa chắc các mặt bên đã là Δ cân
8’
2. Hình chóp đều
* KN: Hình chóp đều là 1 hình chóp có đáy là 1 đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân có chung đỉnh
VD: Hình vẽ bên là 1 hình chóp tứ giác đều S.ABCD
- Chân đường cao
 H là tâm của đường 
tròn ngoại tiếp hình
 vuông ABCD
- Đường cao hạ
 từ đỉnh S của mỗi
 mặt bên gọi là trung 
đoạn của hình chóp
GV
HS
Hoạt động 3
Hướng dẫn cách vẽ hình chóp tứ giác đều trên giáp kẻ ô vuông
- B1: Giới thiệu hình đã có
- B2: Vẽ đáy hình vuông(trong KG hình vuông được vẽ như 1 hbh)
- B3: vẽ giao của 2 đường chéo và vẽ đường cao
- B4: Xác định đỉnh và vẽ các cạnh bên bằng cách nối đỉnh với các đỉnh của hình vuông đáy
Chú ý quan sát và thực hiện vẽ theo sự hướng dẫn của GV
7’
* Cách vẽ 1 hình chóp tứ giác đều
Gv
HS
Hoạt động 4
Yêu cầu HS thực hiện cắt và gấp giấy theo yêu cầu ?
Thực hiện
7’
?/ (HS tự thực hiện theo hướng dẫn của GV)
GV
GV
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 5
Thực hiện thao tác minh họa cắt hình chóp đều bằng một mặt phẳng và biểu diễn trên hình vẽ và giới thiệu hình chóp cụt đều
Sử dụng mô hình để HS quan sát
Quan sát hình vẽ và kết hợp mô hình để nhận biết hình chóp cụt đều
Có nhận xét gì về các mặt bên của hình chóp cụt đều?
Đều là các hình thang cân
Hình chóp cụt đều có mấy mặt đáy?
Có 2 mặt đáy //
7’
3. Hình chóp cụt đều
Cắt hình chóp đều bằng 1 mặt phẳng // với mp đáy thì phần nằm giữa mp đó với đáy là hình chóp cụt đều
VD: Trong hình trên có hình chóp cụt đều ABCD.MNPQ
* Nhận xét: Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là hình thang cân
3. Củng cố(8’)
	1. Hướng dẫn HS cắt và ghép hình chóp tứ giác đều (BT 39(SGK/119))
	? Vì sao ta lại có thể gấp và cắt ghép thành hìh chóp chỉ từ cách gấp và cắt 1 đường như vậy?
	HS: Vì ta dựa vào tính chất của hình chóp tứ giác đều là có đáy là hình vuông và 4 mặt bên là các Δ cân. Khi gấp lại ta có tờ giấy tạo thành 4 tam giác, khi cắt 1 đường như trên với 2 cạnh của Δ bằng nhau thì đường đó cắt đồng thời cả 4 Δ chính là 4 cạnh của hình vuông
	2. Yêu cầu HS trả lời BT 37(SGK/118)
	a) Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy - Sai vì hình chóp đều thì đáy phải là các đa giác đều
	b) Hình chóp đều có đáy là HCN và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy - Sai vì hình chóp đều thì đáy phải là các đa giác đều
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1’)
	- Học thuộc các khái niệm và nội dung trong bài
	- Làm các BT trong SGK và SBT
	- Đọc trước bài 8: Diện tích xung quanh cảu hình chóp đều
Ngày soạn: 15/4/2011 	Ngày giảng: 21/4/2011 Lớp 8AB
Tiết 64 - §8: DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH CHÓP ĐỀU
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nắm được cách tính diện tích xung quanh của hình chóp đều
	- Củng cố các khái niệm hình học cơ bản ở các tiết trước
2. Kĩ năng
	- Biết AD công thức tính toán đối với các hình cụ thể
	- Hoàn thiện dần các kĩ năng cắt, gấp hình đã biết
	- Quan sát hình theo nhiều góc nhìn khác nhau
3. Thái độ
	- Rèn cho HS ý thức tự giác, thói quen quan sát chi tiết, nhận biết sự việc hiện tượng
II/ Chuẩn bị
1. GV: Giáo án; cắt sẵn miếng bìa hình 123(SGK/120); hình 124, 126(SGK/121); bảng phụ; thước
2. HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới; thước; chuẩn bị trước miếng bìa cắt như hình 123
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ(3’)
	Câu hỏi: Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng?
	Đáp án: Sxq = 2p.h. Trong đó: p là nửa chu vi; h là chiều cao của lăng trụ
	GV: 1 hình chóp có tính chất khác hoàn toàn so với 1 hình lăng trụ. Vậy diện tích xung quanh của nó tính như thế nào. Ta tìm hiểu trong bài ngày hôm nay
2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV - HS
Tg
Ghi bảng
GV
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 1
Yêu cầu HS thực hiện gấp hình và quan sát hình trả lời ?
Thực hiện gấp và đứng tại chõ trả lời – GV ghi bảng
Giới thiệu: Tổng diện tích tất cả các mặt bên ta tính được chính là diện tích xung quanh của hình chóp đều
Vậy Diện tích xung quanh có thể được tình như thế nào?
Bằng tổng diện tích của tất cả các mặt bên của hình chóp đều 
Làm thế nào để tính được diện tích xung quanh như trên?
Ta tính diện tích từng mặt bên rồi cộng lại
Diện tích 1 mặt là ½.6.4 = 12 
Diện tích 4 mặt là 4 .12 = 48 
Tổng hợp các phép tính trên ta có thể tính diện tích xung quanh chính là 
S = 4.1/2.6.4 = 48. 
Cho biết 6 là kích thước gì ?
Là độ dài của trung đoạn
Tích 4.4 cho biết đại lượng nào ?
Là chu vi đáy
Vậy ½.4.4 chính là gì ?
Là nửa chu vi đáy ?
Vậy diện tích xung quanh có thẻ tính theo cách nào khác không ?
Bằng nửa chu vi đáy nhân với trung đoạn
Cho biết diện tích toàn phần cuả hình chóp sẽ được tính như thế nào ?
Bằng diện tích xung quanh cộng thêm diện tích đáy
Trong ? thì diện tích toàn phần sẽ bằng bao nhiêu ?
Bằng 48 + 42 = 64 cm2
10’
1. Công thức tính diện tích xung quanh
?/ (bảng phụ)
a) Số các mặt bằng nhau trong một hình chóp tứ giác đều là 4
b) Diện tích mỗi mặt tam giác là 12 cm2
c) Diện tích đáy của hình chóp đều là 16 cm2
d) Tổng diện tích tất cả các mặt bên của hình chóp đều là 48 cm2
* Tông diện tích của tất cả các mặt bên của hình chóp đều là diện tích xung quanh của hình chóp đều đó
* Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn
 Sxq = p.d
Trong đó: p là nửa chu vi đáy
 d là trung đoạn của hình chóp đều
* Diện tích toàn phần của hình chóp đều bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy của hình chóp
 Stp = Sxq + Sđáy
?
HS
Gv
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 2
Đọc nội dung bài toán trong SGK phần VD?
Đọc bài
Treo hình vẽ
Có nhận xét gì về dạng của hình chóp S.ABC?
Đó là hình chóp đều
Để tính được DTXQ ta phải tính được các yếu tố nào?
Tính được nửa chu vi đáy và trung đoạn
Cho biết theo hình vẽ trên thì đâu là trung đoạn, đâu là đáy?
Mặt đáy là ΔABC đều; trung đoạn là SI
Vậy để tính được nửa chu vi đáy ta phải tính được gì?
Tính được độ dài 1 cạnh của Δ ABC(Vì Δ ABC đều nên chỉ cần tính 1 cạnh)
Tính AB?
Thực hiện
Vậy nửa chu vi đáy bằng bao nhiêu?
Bằng (AB + AC + BC) : 2
Trung đoạn SI tính như thế nào?
SI là đường cao của ΔSBC nên AD đinh lí Pitago vào Δ vuông SCI(hoặc ΔSBI) để tính
Do Δ SBC là Δ đều có cạnh là 3 nên đường cao tính theo cách trên là (cm)
Cách 2 tính SI:
Đường cao SH có vuông góc với HI và HC không? Vì sao?
Có vuông góc vì SH là đường cao vuông góc với mp(ABC) => SH vuông góc với HI và HC
Vậy ta có thể tính SI bằng cách nào nếu theo lập luận trên?
AD tính SI theo định lí Pitago vào Δ vuông SHI vuông tại H
Ngoài cách tính trên, thì đối với hình chóp đều S.ABC còn có thể tính DTXQ bằng cách nào khác?
Ta tính diện tích 1mặt rồi nhân với 3(chú ý là 1 mặt còn lại là đáy)
15’
2. Ví dụ
* Đề bài(SGK/120)
Giải
Hình chóp S.ABC là hình chóp đều, bán kính đườngtròn ngoại tiếp tam giác ABC là 
R = HC = ( cm)
=> AB = R=.=3(cm)
Mặt khác, do hình chóp S.ABC là hình chóp đều có 4 mặt là 4 Δ đều bằng nhau có độ dài cạnh là 3 (cm) nên ta suy ra trung đoạn 
 SI = (cm)
Vậy diện tích xung quanh của hình chóp S.ABC là 
Sxq = p.d = 
= 
3. Củng cố(15’)
	1. Chữa Bt 43(SGK/121)
	GV: Nhấn mạnh cho HS các hướng nhìn khác nhau của hình chóp, nhấn mạnh bằng câu hỏi: Đáy của Δ là hình gì? Cạnh bằng bao nhiêu?
	Yêu cầu HS thực hiện theo 3 nhóm- Mỗi nhóm 1 hình, thực hiện trong 5 phút rồi cho kết quả
Nửa chu vi đáy là 
Diện tích xung quanh là 40 . 20 = 800 (cm2)
Diện tích toàn phần là 800 + 400 = 1200 (cm2)
	b) Diện tích xung quanh là 14.12 = 168(Cm2)
	Diện tích toàn phần là : 168 + 7.7 = 217 (cm2)
	c) Trung đoạn SI = 
	Diện tích xung quanh 
	Diện tích toàn phần 480 + 162 = 736 (cm2)
	2. Yêu cầu HS làm BT 60(SBT/123)
	? Để chọn được đáp án đúng ta phải làm gì ?
	HS : Phải tính được diện tích xung quanh
	? Theo các yếu tố ở đề bài thì ta phải được gì mới tính được diện tích ?
	HS : Phải tính được trung đoạn
	? Tính trung đoạn theo cách nào ?
	HS : Tính theo cách dựa vào độ dài đường cao
Đáp án đúng: d. 60 cm2
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1’)
	- Xem lại bài học – Học thuộc bài
	- Làm các BT trong SGK và SBT
	- Đọc trước bài 9 : Thể tích của hình chóp đều
Ngày soạn: 15/4/2011 	Ngày giảng: 23/4/2011 Lớp 8AB
Tiết 65 - §9: THỂ TÍCH CỦA HÌNH CHÓP ĐỀU
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	- 
Tiết 66 - LUYỆN TẬP
Tiết 67 - ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Tiết 68 - ÔN TẬP CUỐI NĂM
Tiết 69 - ÔN TẬP CUỐI NĂM(Tiếp) 

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh hoc 8 Chuong IV.doc