1/ Mục tiêu :
a/ Kiến thức: Củng cố định nghĩa hai tam giác bằng nhau .
b/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng áp dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để nhận biết được hai tam giác bằng nhau ; từ hai tam giác bằng nhau chỉ ra các góc tương ứng , các cạnh tương ứng bằng nhau . Rèn kĩ năng viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau một cách chính xác.
c/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận , chính xác trong học toán.
2/ Chuẩn bị :
a/Giáo viên :Thước thẳng, compa , bảng phụ , bút viết bảng.
b/Học sinh : Thước thẳng , compa ,bảng nhóm , bút viết bảng , Chuẩn bị bài ở nhà .
3/ Phương pháp dạy học:
* Đặt và giải quyết vấn đề.
* Hỏi_đáp.
* Hợp tác theo nhóm.
4/ Tiến trình :
4.1/ Ổn định tổ chức: Điểm danh.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
Tiết PPCT : 21 LUYỆN TẬP Ngày dạy : 15/11/06 1/ Mục tiêu : a/ Kiến thức: Củng cố định nghĩa hai tam giác bằng nhau . b/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng áp dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để nhận biết được hai tam giác bằng nhau ; từ hai tam giác bằng nhau chỉ ra các góc tương ứng , các cạnh tương ứng bằng nhau . Rèn kĩ năng viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau một cách chính xác. c/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận , chính xác trong học toán. 2/ Chuẩn bị : a/Giáo viên :Thước thẳng, compa , bảng phụ , bút viết bảngï. b/Học sinh : Thước thẳng , compa ,bảng nhóm , bút viết bảng , Chuẩn bị bài ở nhà . 3/ Phương pháp dạy học: * Đặt và giải quyết vấn đề. * Hỏi_đáp. * Hợp tác theo nhóm. 4/ Tiến trình : 4.1/ Ổn định tổ chức: Điểm danh. 4.2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 1HS 1/ Định nghĩa hai tam giác bằng nhau? 2/ Viết kí hiệu chỉ sự bằng nhau của hai tam giác ABC và A’B’C’? GV gọi HS nhận xét sau đó GV đánh giá cho điểm. 1/ Định nghĩa SGK trang110 2/ ABC = A’B’C’ nếu : 4.3/ Giảng bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Sửa bài tập Bài 12 SGK trang 112 Gọi 1HS trả lời GV ghi lại. Bài 19 SBT trang 100 Hai tam giác trong hình có bằng nhau không ? Nếu có , hãy viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó. *Cho HS hoạt động nhóm làm bài 20 SBT trang 100 trong 3 phút. GV đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm . (Giữ lại kết quả bài tập 20 SBT) Hoạt động 2: Bài tập mới Bài 13 SGK trang 112 *Tính chu vi tam giác như thế nào ? HS : Chu vi tam giác bằng tổng độ dài các cạnh. (Aùp dụng kết quả bài 20 SBT để làm) Bài 14 SGK trang 112 *Hãy tìm các đỉnh tương ứng của hai tam giác? HS trả lời GV ghi lại. Hoạt động 3: Bài học kinh nghiệm *Khi viết kí hiệu về hai tam giác bằng nhau phải chú ý điều gì ? HS : Các đỉnh (hoặc các góc ) tương ứng được viết theo cùng một thứ tự. 4.4/ Củng cố và luyện tập : 1/ Định nghĩa hai tam giác bằng nhau ? 2/ Bài học kinh nghiệm? 3/Bài tập : Điền vào chỗ trống a) ABC = C1A1B1 thì ...... b) A’B’C’ và ABC có A’B’ = AB ; A’C’ = AC ; B’C’ = BC thì ...... c) NMK và ABC có NM = AC ; NK = AB ; MK = BC thì ........ 4/ Cho hình vẽ sau : Hình 1 Hình 2 Hãy chỉ ra hai tam giác bằng nhau trong hình ? Giải thích ? (HS trả lời miệng) I/ Sửa bài tập : Bài 12 SGK trang 112: Bài 19 SBT trang 100: có (định lí) có (định lí) và có : (Định nghĩa) Bài 20 SBT trang 100: II/ Bài tập : Bài 13 SGK trang 112: Chu vi = AB + AC + BC = 4+5+6 = 15(cm) Chu vi = DE + DF + EF = 4+5+6 =15(cm) Bài 14 SGK trang 112: đỉnh B tương ứng đỉnh K Mà AB = KI đỉnh A tương ứng đỉnh I Vậy đỉnh C tương ứng đỉnh H III/ Bài học kinh nghiệm: Khi viết kí hiệu về hai tam giác bằng nhau phải viết theo cùng thứ tự của các đỉnh (hoặc các góc ) tương ứng. 3/ a) AB = C1A1 ; AC = C1B1 ; BC = A1B1 b) A’B’C’ = ABC . c) Thì NMK = ACB 4/ Hình 1: Vì Hình 2: QE Vì : Các góc bằng nhau và DP = EQ nhưng các cạnh còn lại không bằng nhau. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: *Nắm vững định nghĩa hai tam giác bằng nhau. *Biết suy ra các cạnh (góc) tương ứng bằng nhau từ hai tam giác bằng nhau. *Biết viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau một cách chính xác. *Học thuộc bài học kinh nghiệm. *Bài tập về nhà : 21 , 22 , 23 trang 100 SBT *Ôn lại cách vẽ tam giác biết ba cạnh (lớp 6). *Chuẩn bị bài :Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (cạnh - cạnh - cạnh) 5/ Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: