Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 8 (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 8 (Bản đẹp)

I/Mục tiêu:

-HS thành thạo vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một điểm đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.

-Biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế

-Rèn luyện tính cẩn thận chính xác khi vẽ hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.

II/các bước tiến hành:

1/Chuẩn bị:

2/Kiểm tra bài cũ:

-Định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau một điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm. ( 3đ ).

-Làm bài tập 53 sgk ( 7đ ) .

3/ Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 8 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8
Tiết : 15
L u y ệ n t ậ p
NS:1/10/2010 
ND:8/10/2010
I/Mục tiêu:
-HS thành thạo vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một điểm đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.
-Biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế
-Rèn luyện tính cẩn thận chính xác khi vẽ hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.
II/các bước tiến hành:
1/Chuẩn bị:
2/Kiểm tra bài cũ:
-Định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau một điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm. ( 3đ ).
-Làm bài tập 53 sgk ( 7đ ) .
3/ Bài mới:
Hoạt đợng của thầy 
Hoạt động của trò 
Ghi bảng
-HS làm bài54 sgk.
-Một hslên bảng vẽ hình bài 54 sgk.
-Để chứng minh điểm B đối xứng với điểm C qua O ta cần chứng minh các yếu tố nào ?
-A đối xứng với B qua O x và O nằm trên O x nên ta có OA và OB như thế nào ? Từ suy ra các yếu tố nào bằng nhau?
-Tương tự A đối xứng với C qua Oy và O nằm trênOy ?
-HS làm bài 55 sgk.
- bài 56 các hình vẽ ở hình 83 sgk hs đứng tại chỗ trả lời.
-HS hoạt động nhóm bài 57 sgk.
-HS phát biểu định nghĩa.
-Nếuhai đoạn thẳng ( góc, tam giác ) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
-Một em lên bảng vẽ hình 
và nêu gt, kl của bài toán.
-Cần chứng minh OB=OC,
và B,O, C thẳng hàng. 
-A đối xứng với B qua O x và O nằm trên O x nên OA đối xứng với OB qua O x, suy ra OA=OB,O1=O2.
-A đối xứng với C qua Oy và O nằm trên Oy nênOA đối xứng với OC qua Oy, suy ra OA=OC , O3=O4.
-Một hs lên bảng vẽ hình và giải bài 55 sgk.
-Hình 83a,c có tâm đối xứng.
-HS hoạt động nhóm bài 57 đại diện nhóm trả lời.
Bài 54:
-Chứng minh: Điểm B đối xứng với điểm C qua O.
Ađối xứng với B qua O x và O nằm trên O x.
NênOA đối xứng với OB qua O x, suy ra:
OA=OB , O1=O2.
A đối xứng với C qua Oy và O nằm trên Oy.
Nên OA đối xứng với OC qua Oy, suy ra:
OA = OC , O3=O4.
Do đó OB =OC (1)
Và AOB+AOC=2(O2+O3)
 =2.90o=1800
B, O, C thẳng hàng (2)
Từ (1) và (2) suy ra B đối xứng với C qua O.
(HS có thể giải bằng cách khác)
-Bài 55:
Chứng minh rằng điểm M đối xứng với điểm N qua O.
Xét tam giác MOB và NOD có
B1=D1(slt, AB//CD) 
OB=OD (O là t/điểm BD)
O1=O2(đối đỉnh)
Do đó 
 (G-C-G)
Suy ra OM= ON
M,O,N cùng nằm trên đường thẳng đi quaO. 
Do đó O là trung điểm của MN.
Nên M đối xứng với N qua O
-Bài 56: 
 Hình 83a,c có tâm đối xứng.
-Bài57:
a, Đúng 
b, Sai
c, Đúng 
( HS tự giải thích).
3/Củng cố: -Củng cố qua các bài luyện tập.
4/Dặn dò: -Về nhà làm lại các bài tập vừa luyện.
 -Chuẩn bị ê ke,com pa để kiểm tra một tứ giác là hình chữ nhật .
 -Bảng vẽ sẵn một tứ giác để kiểm tra xem có là hình chữ nhật hay không.
 -Bài tập hs giỏi : 104, 105 sbt toán 8 tập một .
---------------------------------------------------
Tuần : 8
Tiết :16
Hình chữ nhật
NS:1/10/2010 
ND:8/10/2010
I/ Mục tiêu:
 -Hiểu định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.
-Biết vẽ một hình chữ nhật, biết cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật. Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật vào tam giác ( tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông và nhận biết tam giác vuông nhờ trung tuyến)
-Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế. 
-Rèn luyện kĩ năng vẽ hình cẩn thận, chính xác.
II/ Các bước tiến hành:
1/chuẩn bị: -Êke, com pa để kiểm tra một tứ giác là hình chữ nhật.
2/ Kiểm tra bài cũ: -Phát biểu các tính chất của hình thang cân, của hình bình hành.(10đ).
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
-HS quan sát h.84 sgk.Từ đó rút ra định nghĩa hình chữ nhật.
-GV ghi tóm tắc định nghĩa hcnhật như sgk.
-Hs làm ?1.
-từ ?1 suy ra hình chữ nhật có tất cả các tính chất hình bình hành, của hình thang cân.
Từ các tính chất của hình thang cân, hãy nêu các tính chất của hình chữ nhật.
-HS nhắc lại hai tính chất về đường chéo của hình chữ nhật. 
Tính chất nào có ở hình bình hành? Tính chất nào có ở hình thang cân?
Nêu dấu hiệu nhận biết 1.
Nêu dấuhiệu nhận biết 2.
Nêu dấu hiệu nhận biết 3.
Nêu dấu hiệu nhận biết 4
-Gv hướng dẫn hs chứng minh dấu hiệu nhận biết 4
-HS lên bảng vẽ hình và ghi gt, kl dâu hiệu nhận biết 4.
-Hs làm ?2.
-Hs hoạt động nhóm ?3.
Từ đó hs phát biểu định lý về tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông. Hs ghi GT, KL.
-Hs làm ?4 từ đó hs phát biểu định lý nhận biết tam giác vuông nhờ đường trung tuyến.
-Định nghĩa hcnhật là tứ giác có 4 góc vuông.
+ABCD là hbhành vì AB//CD, AD//BC (vì các góc đối bằng nhau : A = C, B = D ).
+ABCD là hthang cân vì AB // CD, C = D.
+Các cạnh đối bằng nhau.
+Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
+Hai đường chéo bằng nhau.
-Hs lên bảng làm ?3.
a)Tứ giác ABCD là hbhành vì các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.Hbhành ABCD có A= 900 nên là hcnhật.
b)ABCD Là hcnhật ( câu a) nên AD=BC. Ta lại có AM=AD nên AM=BC.
c)Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền. Đó là định lý về tính chất của đường trung tuyến của tam giác vuông.
-Hs làm ?4 từ đó suy ra nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
I/Định nghĩa:( SGK)
Tứ giác ABCD là hình chữ nhật A=B=C=D=900
Từ đn hình chữ nhật, ta suy ra hình chữ nhật cũng là một hình bình hành, cũng là một hình thang cân
II/Tính chất:(SGK).
III/Dấu hiệu nhận biết:(sgk)
IV/ Ap dụng vào tam giác:
 -Định lý : SGK
-Tam giác ABC vuông tại A.
 AM = BC (AM là đưòng trung tuyến ứng với cạnh huyền BC.
Tam giác ABC có AM là đường trung tuyến.
 AM = BC nên tam giác ABC vuông tại A.
4/Củng cố:-Nhắc lại định nghĩa, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, các định lý áp
 dụng vào tam giác vuông.
 -HS làm bài tập 60sgk.
5/Dặn dò: -Học bài theo sgk. Làm bài tập 58, 59, 61. Chuẩn bị các bài trong phần
 luyện tập.
 -Bài tập hs giỏi bài 114,116 sbt toán 8 tập một.
====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tuan_8_ban_dep.doc