Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 33: Diện tích hình thang (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 33: Diện tích hình thang (Bản chuẩn)

I / MỤC TIÊU BÀI DẠY

1-Kiến thức: Học sinh nắm được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành

2.Kỹ năng: Học sinh tính được diện tích hình thang, hình bình hành theo công thức đã học

-Học sinh vẽ được một tam giác, một hình bình hành hay một hình chữ nhật bằng diện tích của một hình chữ nhật hay hình bình hành cho trước

-Học sinh chứng minh được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành theo diện tích các hình đã biết trước

3--Tư duy và thái độ: Học sinh được làm quen với phương pháp đặc biệt hóa qua việc chứng minh công thức tính diện tích hình bình hành, có tinh thần hợp tác.

II / CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

· Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn H138, H139 tr124-tr125 SGK; bài giải hoàn chỉnh trên bảng phụ bài tập 26 tr125 SGK, phiếu học tập, thước thẳng, êke, compa, bút viết bảng

· Học sinh: Ôn lại các công thức tính diện tích đã học, thước thẳng, êke, compa, bút viết bảng nhóm

III / KIỂM TRA BÀI CŨ

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 33: Diện tích hình thang (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
TUẦN 19 – TIẾT 33
Ngày soạn :12/12/09
 Ngày dạy :29/12/09
I / MỤC TIÊU BÀI DẠY
1-Kiến thức: Học sinh nắm được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành 
2.Kỹ năng: Học sinh tính được diện tích hình thang, hình bình hành theo công thức đã học
-Học sinh vẽ được một tam giác, một hình bình hành hay một hình chữ nhật bằng diện tích của một hình chữ nhật hay hình bình hành cho trước
-Học sinh chứng minh được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành theo diện tích các hình đã biết trước
3--Tư duy và thái độ: Học sinh được làm quen với phương pháp đặc biệt hóa qua việc chứng minh công thức tính diện tích hình bình hành, có tinh thần hợp tác.
II / CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn H138, H139 tr124-tr125 SGK; bài giải hoàn chỉnh trên bảng phụ bài tập 26 tr125 SGK, phiếu học tập, thước thẳng, êke, compa, bút viết bảng 
Học sinh: Ôn lại các công thức tính diện tích đã học, thước thẳng, êke, compa, bút viết bảng nhóm
III / KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi
Đáp án
HS1: Tính diện tích tam giác đều có cạnh là5cm
HS2:Tính diện tích hình chữ nhật biết chiều dài 20cm và chiều rộng bằng phân nửa chiều dài.
S= (cm2 ) (5đ)
Chiều rộng hình chữ nhật: 20:2=10 cm (2,5đ)
Diện tích hình chữ nhật: S= 20.10 = 200cm2 (2,5đ)
IV / TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1:(16phút) Công thức tính diện tích hình thang
-GV cho HS cả lớp làm bài tập ?1 tr123 SGK trên phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn
-GV yêu cầu HS phát biểu công thức tính diện tích hình thang vừa tìm được
-GV vẽ hình và ghi bảng công thức tính diện tích hình thang
-GV ĐVĐ: ta có thể chứng minh công thức tính diện tích hình thang theo cách khác không ?
-GV chủ động treo bảng phụ giới thiệu thêm hai cách chứng minh khác (nếu HS không phát hiện ra)
-GV hỏi: cơ sở của cách chứng minh này là gì ?
HĐ2:(10phút) Công thức tính diện tích hình bình hành
-GV nhấn mạnh: nếu xem hình bình hành là một hình thang đặc biệt thì điều đặc biệt đó là gì ?
-GV ĐVĐ: dựa vào điều đó có thể suy ra công thức tính diện tích hình bình hành từ công thức tính diện tích của hình thang không ?
-GV treo bảng phụ ghi bài tập áp dụng “Tính diện tích một hình bình hành biết độ dài một cạnh là 3,6cm, độ dài cạnh kề với nó là 4cm và tạo với đáy một góc có số đo là 300” 
-GV yêu cầu HS vẽ hình và tính diện tích
-GV kiểm tra bài làm của HS
HĐ3:(12phút) Ví dụ
-GV treo bảng phụ ghi ví dụ: Cho hình chữ nhật POQR có hai kích thước là a, b và nêu yêu cầu:
a / Hãy vẽ một tam giác có một cạnh là cạnh của hình chữ nhật và có diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật đó
-GV yêu cầu HS suy nghĩ và chỉ ra cách vẽ
-GV cho HS làm thêm trường hợp đối với cạnh kia của hình chữ nhật
-GV nêu yêu cầu thứ hai:
b / Hãy vẽ một hình bình hành có một cạnh là cạnh của hình chữ nhật và có diện tích bằng nửa diện tích của hình chữ nhật đó
Bài tập 26 tr125 SGK
Em hãy nêu cách tính diện tích tứ giác ABED
HĐ1:
-HS làm bài trên phiếu học tập: xem hình vẽ và điền vào chỗ trống
-HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang
-HS vẽ hình và ghi công thức vào vở
-HS các nhóm suy nghĩ và trả lời
-HS tập trung theo dõi
-HS trả lời
HĐ2:
-HS trả lời: hình bình hành là hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau
-HS xây dựng công thức tính diện tích hình bình hành từ công thức tính diện tích hình thang
-HS vẽ hình và tính, một em lên bảng trình bày
-HS suy nghĩ và vẽ hình 
-HS làm tương tự cho trường hợp đối với cạnh kia của hình chữ nhật
-HS suy nghĩ cách giải quyết vấn đề mà GV đặt ra, phân tích để tìm ra cách vẽ, trả lời câu hỏi, sau đó xem SGK
Aùp dụng công thức tính diện tích hình thang có 2 đáy là 23m và 31m; có diện tích hình chữ nhật ABCD là 823 m2.
1 HS lên bảng giải 
1.Công thức tính diện tích hình thang
A
B
C
H
D
Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao
2.Công thức tính diện tích hình bình hành
A
B
C
H
D
Diện tích hình bình hành bằng tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó
Bài tập áp dụng
A
B
C
D
H
3,6cm
4cm
300
Giải
Xét , có:
=>là nửa tam giác đều
mà AD = 4cm (gt) nên = 2 
Vậy 
Bài tập 26 tr125 SGK
A
B
E
C
D
23m
31m
Giải
Ta có: mà 
=> 
Vậy 
 = 
 = 972 (m2) 
Củng cố (5phút)
-GV cho HS cả lớp làm bài tập 26 ở tr125 SGK. Làm trên phiếu học tập
-GV sẽ thu và chấm một số bài, sau đó treo bảng phụ có lời giải hoàn chỉnh cho HS tham khảo
Hướng dẫn về nhà(2phút)
-Học bài và học thuộc công thức
-Làm bài tập 28 -> 30 tr126 SGK
-Làm bài tập 35 -> 37 tr130 SBT
-Xem trước bài “Diện tích hình thoi”
* Hướng dẫn:
+ Bài 29: Dựa vào phân tích công thức tính diện tích hình thang
+ Bài 30: Tương tự một bài toán về tam giác và hình chữ nhật đã làm
Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_33_dien_tich_hinh_thang_ban_chu.doc