Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 6 (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 6 (Bản đẹp)

I/ Mục Tiêu:

-Củng cố hai điểm ,hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng, biết tìm ra các chữ cái có trục đối xứng.

-Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thức tế.

-Rèn luyện kỹ năng vẽ điểm đối xứng,hình đối xứng , rèn hs vẽ hình chính xác, cẩn thận, sáng tạo khi chứng minh.

II/ Chuẩn Bị:

II/Các Bước Tiến Hành:

1)Bài cũ: Phát biểu định nghĩa hai điểm qua một đường thẳng (3đ).

 Làm bài tập 36 sgk (7đ).

2) Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 6 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
TIẾT 11: LUYỆN TẬP
NS:16/9/2010.ND:23/9/2010
I/ Mục Tiêu:
-Củng cố hai điểm ,hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng, biết tìm ra các chữ cái có trục đối xứng.
-Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thức tế.
-Rèn luyện kỹ năng vẽ điểm đối xứng,hình đối xứng , rèn hs vẽ hình chính xác, cẩn thận, sáng tạo khi chứng minh.
II/ Chuẩn Bị:
II/Các Bước Tiến Hành:
1)Bài cũ: Phát biểu định nghĩa hai điểm qua một đường thẳng (3đ).
 Làm bài tập 36 sgk (7đ).
2) Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Ghi bảng
HS làm bài 39 sgk.
Cho hs lên bảng vẽ hình
+ Đường thẳng d là gì của đoạn thẳng AC? Vì sao?
+Để chứng minh :
AD + DB < AE + EB ta cần ch/minh điều gì?
Cho hs trả lời câu b và giải thích
-HS hoạt động nhóm bài 42.
a)Cho hs cắt chữ D
-GV kiểm tra các chữ cái có trục đối xứng hs vừa tìm được,sau đó GV sắp xếp các chữ có trục đối xứng dọc, các chữ có trục đối xứng ngang, các chữ có hai trục đối xứng dọc và ngang.
Trả lời câu b?
+Đường thẳng d là đường trung trực của đoạn AC.
Hs phân tích và trả lời.
Bài 42 HS thảo luận theo nhóm :
 a) Hs cắt chữ D và tìm các chữ cái có trục đối xứng.
b)Hs trả lời câu b 
Bài 39: B
	A
d
 D E
	C
a)Chứng minh :
AD + BD < AE + BE
Ta có: A và C đối xứng với nhau qua d nên d là đường trung trực của AC.Do đó: 
 DA = DC 
Nên:
AD + BD = DC + BD = BC
Tương tự : EA = EC
Do đó :
AE + EB = EC + EB 
Trong tam giác BEC có:
BC < EC + EB
Hay: AD + BD < AE + EB.
b)Con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường ADB.
-Bài 40: các biển ở hình 61a, b, d sgk có trục đối xứng.
-Bài 41:
a) Đúng .
b) Đúng.
Đúng.
Sai ( Giải thích: đoạn thẳng AB trên hình vẽ có hai trục đối xứng đó là đường thẳng AB và đường trung trực của đoạn AB.)
-Bài 42: 
Các chữ có trục đối xứng:
-Chỉ có một trục đối xứng dọc :A, M, T, U, V, Y.
-Chỉ có một trục đối xứng ngang : B, C, D, Đ, E.
-Có hai trục đối xứng dọc và ngang : H, O, X.
b) Có thể gấp giấy làm tư để cắt chữ H vì chữ H có hai trục đối xứng vuông góc.
3)Củng cố : - Củng cố qua các bài luyện tập.
4)Dặn dò : - Làm lại tất cả các bài trong phần luyện tập.
 - Chuẩn bị trước bài hình bình hành.
 - Bài tập hs giỏi : Cho hình thang ABCD có A < D .Chứng minh đường chéo AC lớn hơn đường chéo BD
--------------------------------------------------------------------
TIẾT 12 HÌNH BÌNH HÀNH
NS:16/9/2010.ND:23/9/2010
I/ Mục tiêu:
- Hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành,
Biết vẽ một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành,
Tiếp tục rèn luyện khả năng chứng minh hình học, biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh các góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song.
II/ Chuẩn bị:
III/Các bước tiến hành:
1) Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu định nghĩa hình thang. 
- Hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên và hai cạnh đáy như thế nào? 
2) Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Ghi bảng
-HS làm ?1 sgk.GV vẽ hình 66 sgk
Từ đó GV giới thiệu tứ giác ABCD trên hình 66 sgk là hình bình hành.
-HS định nghĩa hình bình hành.
-GV ghi tóm tắc định nghĩa như sgk.
-HS làm ?2 sgk 
Sau đó cho hs phát biểu định lý. 
- Ghi GT, KL của định lý.
Hãy ch/minh định lý?
-HS phát biểu lại định nghĩa hình bình hành, từ đinh nghĩa ta có dấu hiệu nhận biết hình bình hành là gì ?
Phát biểu các dấu hiệu nhận biết hình bình hành?
-HS làm ?3 sgk.
I/ Định nghĩa: SGK
?1/ AB//CD, AD//BC	
 A	B
	D	C
Tứ giác 
ABCD là hình bình hành
 AB//CD
 AD//BC
II/ Tính chất:
 Định lý : SGK
?2/
GT ABCD là h/b/hành
 AC cắt BD tại O
KL a)AB =CD,AD=BC
 b) A = C, B = D
 c)OA=OC,OB=OD
CM:SGK
III/ Dấu hiệu nhận biết: (SGK)
?3/
-Hình a: tứ giác ABCD là hình b hành vì AB = DC, BC = AD.(Dấu hiệu nhận biết 2).
-Hình b: có E = G, F = H, do đó E FGH là h/b/hành (dấu hiệu nhận biết 4).
-Hình c: tứ giác KMNI không phải là h/b/hành.
-Hình d: có O là trung điểm của hai đường chéo PR và FQ do đó PSRQ là h/b/hành ( d/hiệu nhận biết 5).
-Hình e:
 có X + Y = 1000 + 800 = 1800 (hai góc trong cùng phía) suy ra XV // YU
mà XV = YU do đó VUY X là h/b/hành.
3) Củng cố: 
 -ở hình 65 sgk,khi hai dĩa cân nâng lên và hạ xuống, ABCD luôn luôn là hình gì? (trả lời: trong khi hai dĩa cân nâng lên và hạ xuống , ta luôn có AB = CD, AD = BC nên ABCD là h/b/hành.)
 -HS làm bài 45 sgk.
 -Nhắc lại định nghĩa, định lý, dấu hiệu nhận biết h/b/hành.
4) Dặn dò : -Học bài theo sgk. Làm bài tập 43, 44, 46,47,48sgk.
 -Hs giỏi làm thêm bài tập sau: 
 Cho hình bình hành ABCD có: AD = 2AB. Gọi M là trung điểm AD . Hạ CE vuông góc với AB tại E. Chứng minh :EMD = 3.MCD
=================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tuan_6_ban_dep.doc