I. MỤC TIÊU :
Qua bài này HS cần :
-Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
-Biết vẽ , biết gọi têncác yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
-Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
II. CHUẨN BỊ :
-GV: Thước thẳng,thước đo góc, mô hình tứ giác, bảng phụ 1: hình 1 a,b,c,d ,2 SGK, bảng phụ 2 : hình của bài tập 1.
-HS : SGK, thước thẳng, thước đo góc.
Xem lại : Tổng ba góc của một tứ giác, 3 trường hợp vẽ tam giác.
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1.Ổn định lớp :
2.ĐVĐ : (2’)
GV nêu yêu cầu đối với môn hình học : SGK, bộ thước hình học, kéo, giấy màu.
Đặt vấn đề : Ở lớp 7 các em đã được học về tam giác và các quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác . Sang lớp 8 các em sẽ được làm quen với các vấn đề của tứ giác, các hình đặc biệt của tứ giác và diện tích của chúng . Ta vào chương I.
3. Dạy học bài mới :
TUẦN I CHƯƠNG I : TỨ GIÁC Tiết : 1 Bài 1: TỨ GIÁC NS:10/8/2010.ND:19/8/2010 MỤC TIÊU : Qua bài này HS cần : -Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi. -Biết vẽ , biết gọi têncác yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi. -Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản. II. CHUẨN BỊ : -GV: Thước thẳng,thước đo góc, mô hình tứ giác, bảng phụ 1: hình 1 a,b,c,d ,2 SGK, bảng phụ 2 : hình của bài tập 1. -HS : SGK, thước thẳng, thước đo góc. Xem lại : Tổng ba góc của một tứ giác, 3 trường hợp vẽ tam giác. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1.Ổn định lớp : 2.ĐVĐ : (2’) GV nêu yêu cầu đối với môn hình học : SGK, bộ thước hình học, kéo, giấy màu. Đặt vấn đề : Ở lớp 7 các em đã được học về tam giác và các quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác . Sang lớp 8 các em sẽ được làm quen với các vấn đề của tứ giác, các hình đặc biệt của tứ giác và diện tích của chúng . Ta vào chương I. 3. Dạy học bài mới : HĐ GV HĐ HS ND HĐ1: Hình thành khái niệm tứ giác (15 p) -GV : treo bảng phụ H1 cho HS quan sát. -GV : Ở hình 1 các em thấy mỗi hình có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng? Hãy kể tên các đoạn thẳng ấy ? -GV : Các hình ở hình 1 đều là các tứ giác ABCD. Các em xem hình 2 có đủ 4 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DA không ? -GV : Thế nhưng hình 2 không phải là tứ giác, các em hãy tìm xem điểm khác nhau giữa hình 1 & 2 để thấy tại sao hình 2 không phải là tứ giác? ?Vậy để hình ABCD là một tứ giác cần có những điều hiện gì ? GV : giới thiệu khái niệm Cho vài HS lặp lại Tứ giác ABCD còn gọi cách khác được không ? Có thể gọi tứ giác ở hình 1a là ACBD được không ? Tại sao ? -Cho HS làm ?1 -GV : Giới thiệu khái niệm tứ giác lồi. -Cho HS làm ?2 -Cho HS làm ?3 HS quan sát HS : trả lời HS : suy nghĩ & trả lời Có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng. HS : trả lời HS : trả lời Không, mà gọi theo thứ tự các đoạn thẳng liên tục. 1) Định nghĩa : B A D C Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng . - Các điểm A,B,C,D còn gọi là các đỉnh. -Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA còn gọi là các cạnh. * Tứ giác ABCD trên hình 1a gọi là tứ giác lồi. Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác. Chú y : Từ nay khi nói đến tứ giác không chú thích gì ta hiểu đó là tứ giác lồi. HĐ2: : Tìm tổng các góc trong của một tam giác ( 10 p) GV : Hãy nhắc lại định lý về tổng ba góc trong một tam giác ? GV vẽ tứ giác ABCD tùy ý . Dựa vào tổng ba góc của một tam giác, hãy tính tổng A + B + C + D = ? HS trả lời HS : trả lời 2)Tổng các góc của một tứ giác : Định lý : Tổng các góc của một tứ giác bằng 360o. 4. Củng cố và luyện tập : (10p) -Cho HS làm bài tập 1a, b,2 / T66 ĐA : Bài 1 / T 66. a) Xét tứ giác ABCD có : A+B+C+D = 3600 = D = 3600 – ( A+B+C ) = 3600 – (1200 + 800+1100) = 500 Tương tự các câu còn lại có kết quả là : 900 Bài 2 / T66. a) Góc trong còn lại là : D = 3600 - (750 + 900 + 1200)= 750. Do đó : Các góc ngoài của tứ giác là : A1 = 1050 , B1 = 900 , C1 = 600 , D1 = 1050 . b) Tổng các goc ngoài của tứ giác là : A1 + B1 + C1 + D1 = 1050 + 900 + 600 + 1050 = 3600 c) Nhận xét : Tổng các góc ngoài của một tứ giác bằng 3600 -Cho HS đọc phần : “ Có thể em chưa biết ”. 5.Hướng dẫn về nhà: (5p) -Học khái niệm đa giác, đa giác lồi, định lý tổng các góc của một tứ giác. -Làm các bài tập :1 , 4, 5 SGK. -Bài tập cho HS khá : 8, 9, 10 SBT. -Nghiên cứu trước bài 2. - Xem lại đường cao của tam giác, ĐL nhận biết 2 đường thẳng song song, tia phân giác của một góc. ------------------------------------------------ Tiết : 2 Bài 2. HÌNH THANG. NS: 10/8/2010.ND:19/8/2010 I. MỤC TIÊU : - Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, là hình thang vuông . - Biết vẽ hình thang , hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, của hình thang vuông. - Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang. - Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau ( hai đáy nằm ngang, hai đáy nằm không ngang) và ở các dạng đặc biệt ( hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau). -Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học II. CHUẨN BỊ : GV : Thước, êke để kiểm tra một tứ giác là hình thang. HS : Thước, êke để kiểm tra một tứ giác là hình thang. Xem lại đường cao của tam giác, định lí nhận biết 2 đường thẳng song song. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề : (10 p) HS1 : Nêu định nghĩa tứ giác ABCD b Chữa bài tập 1 hình 5c. HS2 : Nêu định nghĩa tứ giác lồi. Chữa bài tập 1 hình d. HS3 : Nêu định lí về tổng các góc của một tứ giác . Chữa bài tập 1 hình 6a. Đáp án : Hình 5c : = 1150 ; Hình 5d : = 750 ; Hình 6a : = 1000 3.Vào bài : HĐ GV HĐ HS ND HĐ1: Định nghĩa ( 15p) -Cho HS quan sát hình 13 SGK. -Hãy nhận xét vị trí hai cạnh đối AB và CD của tứ giác ABCD. -GV giới thiệu định nghĩa: -GV : Giới thiệu cạnh đáy, cạnh bên, đáy lớn, đáy nhỏ, đường cao. Cho HS làm ?1 -HS : làm ?2 Qua hai kết quả trên ta rút ra được nhận xét gì về hình thang có hai cạnh bên song song và về hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau. Cho vài HS lặp lại. HS quan sát và trả lời a. ABCD, EFGH là hình thang;IMKN không b) bù nhau (chúng là hai góc trong cùng phía tạo bởi hai đường thẳng song song với một cát tuyến). HS : Làm theo nhóm. HS : trả lời 1.Định nghĩa: Hình thang là tứ giác có hai canh đối song song A B D H C ABCD là hình thang Û AB//CD (hay AD//BC) ?2a A B D C Ta có : AB // CD A1 = C1 AD // BC A2 = C2 AB = CD ABC = CDA (c-g-c). AD = BC , AB = CD . B b. A C D Ta có : AB // CD A1 = C1 nên ABC = CDA (c-g-c). AD = BC, A2 = C2 Do đó AD // BC và AD = BC. Nhận xét : - Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau - Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau. HĐ2:ĐN hình thang vuông ( 5p) -Cho HS quan sát mô hình hình thang vuông và giới thiệu hình thang vuông A C D B 2. Hình thang vuông : Định nghĩa : Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông. 4. Củng cố và luyện tập : (10p) -Cho HS làm bài tập 7 SGK. GV sửa đầy đủ một câu để HS theo mẫu mà trình bày. -Cho HS nhắc lại các định nghĩa, nhận xét. (GV nhấn mạnh phần nhận xét rất cần thiết cho các bài sau). Bài 7 / T71. a)Do AB // DC nên A + D = 1800 = A = 1800 - 800 = 1000 Tương tự ta có : = 1400 b) = 700 ; = 500 5. Hướng dẫn học ở nhà : (5p) - Học định nghĩa hình thang, hình thang vuông và đặc biệt phần nhận xét. - Làm các bài tập : 6, 9, 10 SGK. Bài tập cho HS khá : 16, 17, 19, 20 SBT. - Nghiên cứu trước bài 3. Xem lại kiến thức liên quan đến tam giác cân. ====================================
Tài liệu đính kèm: