I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS nắm được ( trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
-Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật.
-Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu.
2 Kỹ năng:
Nhận dạng và phát biểu được các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
3. Thái độ:
Biết các hình hộp chữ nhật trong thực tế.
II CHUẨN BỊ:
-HS: Các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
-GV: Mô hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, hình chóp, bảng kẻ ô vuông.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp.
IV TIẾN TRÌNH:
1 Ổn định: Kiểm diện. 8A4
8A5
Tuần 31 Tiết 55 Ngày dạy: 6 / 4 / 2010 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nắm được ( trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật. -Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật. -Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu. 2 Kỹ năng: Nhận dạng và phát biểu được các yếu tớ của hình hợp chữ nhật. 3. Thái đợ: Biết các hình hợp chữ nhật trong thực tế. II CHUẨN BỊ: -HS: Các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương. -GV: Mô hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, hình chóp, bảng kẻ ô vuông. III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, hoạt động nhĩm, gợi mở, vấn đáp. IV TIẾN TRÌNH: 1 Ổn định: Kiểm diện. 8A4 8A5 2 Kiểm tra bài cũ: (Hoat động 1) GV để các mô hình lên bàn. GV: Hãy quan sát và chỉ ra các mô hình đã được học ở tiểu học. HS thực hiện và đọc tên mô hình : Hình hộp chữ nhật ; hình lập phương. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BAI HỌC Hoạt động 2 GV: hình hộp chữ nhật lên cho HS quan sát. GV: Hãy cho biết các yếu tố tương ứng với các mủi tên trên hình là gì ? HS: Tương ứng với các mủi tên từ trên xuống là đỉnh, mặt, cạnh của hình hộp chữ nhật. GV đưa mô hình hình hộp chữ nhật. Hãy chỉ vào mô hình các mặt của hình hộp chữ nhật và cho biết một hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt ? Mỗi mặt là hình gì? HS: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt mỗi mặt là 1 hình chữ nhật. GV ghi bảng. Tương tự GV gọi HS chỉ vào mô hình đâu là đỉnh, đâu là cạnh và một hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh. GV: Hãy chỉ ra 2 mặt không có cạnh chung. GV giới thiệu hai mặt đối diện, hai đáy, các mặt bên của hình hộp chữ nhật. GV: Nếu nói hình lập phương là hình hộp chữ nhật đúng hay sai ? HS: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật và có 6 mặt là hình vuông mà hình vuông là hình chữ nhật. GV yêu cầu HS đưa các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Gọi HS chỉ ra các mặt đối diện. GV hướng dẫn HS vẽ hình hộp chữ nhật ABCD. A’B’C’D’ trên bảng kẻ ô vuông. GV đưa bài tập ? HS quan sát 2 phút. GV: Gọi lần lượt 3 HS đứng tại chỗ trả lời. GV đặt hình chữ nhật lên bàn yêu cầu HS xác định 2 đáy và dùng thước do khoảng cách giữa hai đáy GV giới thiệu chiều cao của hình hộp chữ nhật. GV lưu ý: Tuỳ theo cách xác định mặt đáy mà chiều cao có thể thay đổi. GV giới thiệu điểm đoạn thẳng, một phần mặt phẳng như SGK. Lưu ý: Trong không gian đường thẳng kéo dài vô tận về 2 phía, mặt phẳng trải rộng về mọi phía. Đỉnh mặt Cạnh 1/ Hình hộp chữ nhật: -Một hình hộp chữ nhật có 6 mặt ( mỗi mặt là một hình chữ nhật) ; 8 đỉnh; 12 cạnh. -Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là 2 mặt đối diện có thể xem là mặt đáy của hình hộp chữ nhật khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên. Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình vuông. 2 Đường thẳng và mặt phẳng: A B B’ C’ C A’ D’ D Ta xem: Các đỉnh A, B, như là các điểm. Các cạnh AB, AC.. như là các đoạn thẳng. Các mặt ABCD, A’B’C’D’ như là một phần các mặt phẳng . Đường thẳng đi qua hai điểm A và B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó. 4. Củng cố và luyện tập: GV đưa bài tập 1, 2/ 96 SGK. Cho HS thảo luận nhóm 5 phút. Nhóm 1, 2, 3: bài tập 2. Nhóm 4, 5 6: Bài tập 1. Gọi đại diện 2 nhóm trình bày. Bài tập 1: AB= MN= QP = DC BC= NP= MQ= AD AM= BN= CP= AD Bài tập 2: a) Vì CBC1B1 là hình chữ nhật mà O là trung điểm của đường chéo CB1 nên O cũng là trung điểm đường chéo BC1. Vậy O CB1 b) K là điểm thuộc cạnh CD thì K không thể là điểm thuộc cạnh BB1. HS nhận xét. GV nhận xét. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: a) -Học bài theo vở ghi kết hợp SGK. -Làm bài tập 3,4 / 19 (SGK). -Bài tập : 1, 3, 5 / 104 (SBT). b) -Xem lại định nghĩa hai đường thẳng song song. V RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: