Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 5 đến 6 (Bản 2 cột)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 5 đến 6 (Bản 2 cột)

A/ Mục tiêu:

- HS nắm được định nghĩa đường trung bình của tam giác và các định lí 1, định lí 2 về đường trung bình của tam giác.

- HS biết vận dụng các định lí học trong bài để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song.

- Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh định lí và vận dụng các định lí đã học vào giải các bài toán.

B/ Chuẩn bị:

-GV: Thước thẳng, com pa, phấn màu, bảng phụ.

-HS: Thước kẻ, com pa.

C/ Tiến trình dạy - học

I/ Tổ chức: (1)

II/ KTBC: (6)

? HS1: a) Phát biểu các nhận xét về hình thang có 2 cạnh bên song song và hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau?

b) Vẽ ABC, vẽ trung điểm D của AB. Vẽ đường thẳng xy đi qua D và song song với BC cắt AC tại E. Đo và dự đoán về vị trí của điểm E trên AC.

III/ Bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 5 đến 6 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 	
 Ngày soạn: 
Tiết: 5
 Ngày dạy: 
Đ4 . Đường trung bình của tam giác, của hình thang (tiết 1)
A/ Mục tiêu:
- HS nắm được định nghĩa đường trung bình của tam giác và các định lí 1, định lí 2 về đường trung bình của tam giác.
- HS biết vận dụng các định lí học trong bài để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song.
- Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh định lí và vận dụng các định lí đã học vào giải các bài toán.
B/ Chuẩn bị:
-GV: Thước thẳng, com pa, phấn màu, bảng phụ.
-HS: Thước kẻ, com pa.
C/ Tiến trình dạy - học
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: (6’)
? HS1: a) Phát biểu các nhận xét về hình thang có 2 cạnh bên song song và hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau?
b) Vẽ ABC, vẽ trung điểm D của AB. Vẽ đường thẳng xy đi qua D và song song với BC cắt AC tại E. Đo và dự đoán về vị trí của điểm E trên AC.
III/ Bài mới:
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
1) Đường trung bình của tam giác
a) Định lí 1: (SGK tr76) (10’)
Từ kiểm tra bài cũ GV đặt vấn đề vào định lí 1.
GV: Yêu cầu HS nêu cách chứng minh định lí 1.
GV: D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC, đoạn thẳng DE gọi là đường trung bình của ABC. Vậy thế nào là đường trung bình của tam giác?
Định nghĩa: (SGK tr77) (5’)
GV: Gọi 1 HS đọc định nghĩa.
DE, EF, FD là các đường trung bình của ABC.
? Trong 1 tam giác có thể có mấy đường trung bình?
GV: Yêu cầu HS làm ?2.
Nêu nhận xét?
GV : Đặt vấn đề Định lí 2.
b) Định lí 2: (SGK tr76) (11’)
GT: ABC , AD = DB, AE = EC.
KL: DE//BC, DE = BC
GV vẽ hình lên bảng.
GV yêu cầu HS chứng minh định lí.
Sau 3’ GV gọi 1 HS đứng tại chỗ chứng minh.
GV yêu cầu HS làm bài ?3. (Đề bài ghi trên bảng phụ).
HS: Đọc định lí 1, vẽ hình và ghi GT-KL
GT: ABC; AD = DB; DE // BC
KL: AE = EC.
F
Chứng minh: 
Kẻ EF//AB (F BC) , hình thang DEFB có hai cạnh bên song song BD = EF. Mà BD = AD (gt) EF = AD.
ADE và EFC có AD = EF, .
 ADE = EFC (g.c.g) AE = EC.
Nêu định nghĩa như SGK
HS: Một tam giác có 3 đường trung bình
HS làm ?2.
Nhận xét : góc ADE và góc B bằng nhau, DE bằng nửa BC.
HS đọc định lí, vẽ hình và ghi GT-KL.
 Chứng minh : (SGK tr77)
1 HS lên bảng trình bày.
?3. 
ABC có AD = DB (gt) ; AE = EC (gt);
 đoạn thẳng DE là đường trung bình của ABC DE = BC (t/c đường trung bình) BC = 2 DE = 2. 50 = 100 (m).
Vậy khoảng cách giữa hai điểm B và C là 100m.
 IV/ Củng cố:(10’).
GV sử dụng bảng phụ vẽ sẵn hình bài 20 (SGK tr79).
HS trình bày miệng.
Bài 22 (SGK tr80)
V/ Hướng dẫn: (2’).
- Học thuộc lí thuyết theo SGK.
- Bài về nhà: 21 (SGK tr79); 34, 35, 36 (SBT tr64).
Tuần: 3 	
 Ngày soạn: 
Tiết: 6
 Ngày dạy: 
Đ4 . Đường trung bình của tam giác, của hình thang (tiết 2)
A/ Mục tiêu:
- HS nắm được định nghĩa và các định lí về đường trung bình của hình thang.
- HS biết vận dụng các định lí về đường trung bình của hình thang để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đoạn thăngr song song.
- Rèn luyện các lập luận trong chứng minh định lí và vận dụng các định lí đã học vào giải các bài toán.
B/ Chuẩn bị:
-GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ.
-HS: Thước kẻ, com pa.
C/ Tiến trình dạy - học
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: (6’)
? HS1: Phát biểu định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác. Vẽ hình minh hoạ.
? HS2: Cho hình thang như hình vẽ :
 Tính x, y.
III/ Bài mới: (28’)
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
2) Đường trung bình của hình thang
a) Định lí 3: 
GV: Cho HS làm ?4.
Nhận xét : I là trung điểm của AC, F là trung điểm của BC.
Từ nhận xét GV đưa ra định lí 3.
Định lí 3: (SGK tr78)
GV yêu cầu HS chứng minh định lí 3.
(Gợi ý: Gọi I là giao điểm của AC và EF và dựa vào định lí 1).
GV: Hình thang ABCD (AB//CD) có E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC, đoạn thẳng EF gọi là đường trung bình của hình thang ABCD. Vậy đường trung bình của hình thang là gì?
*Định nghĩa: (SGK tr78)
GV : Mỗi hình thang có mấy đường trung bình ?
b) Định lí 4: (SGK tr78)
? Từ tính chất đường trung bình của tam giác, hãy dự đoán tính chất đường trung bình của hình thang?
GV nêu định lí 4.
 Định lí 4: (SGK tr78)
GV: Vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS nêu GT-KL của định lí.
? Hãy chứng minh định lí?
GT: Hình thang ABCD (AB//CD)
 EA = ED; FB = FC.
KL: EF//AB ; EF//CD ; EF = 
? Hãy chứng minh định lí?
Gợi ý: Để chứng minh EF//AB và CD ta cần tạo được 1 tam giác có EF là đường trung bình. Muốn vậy ta kéo dài AF cắt đường thẳng DC ở K. Hãy chứng minh AF = FK.
HS chứng minh như SGK.
? Ngoài cách chứng minh như trong SGK, em nào có cách chứng minh khác không?
Nếu HS không nêu được GV giới thiệu:
- Chứng minh EM//DC và EM = DC.
- Chứng minh MF//AB và MF = AB.
- Chứng minh E, M, F thẳng hàng.
 EF//AB//CD và EF = 
GV cho HS làm ?5.
Tìm x trên hình 40.
HS: Làm ?4.
HS đọc định lí 3, vẽ hình và ghi GT-KL.
GT: ABCD là hình thang (AB//CD)
 AE = ED, EF//AB, EF//CD.
KL: BF = FC
HS đứng tại chỗ chứng minh.
 Chứng minh
Gọi I là giao điểm của AC và EF.
Xét ADC có EA = ED (gt) và EI//DC (gt) IA = IC.
Xét CAB có IA = IC và IF//AB FB = FC. 
Vậy F là trung điểm của BC.
HS: (Phát biểu định nghĩa)
HS: Mỗi hình thang có 1 đường trung bình nếu có 1 cặp cạnh song song. Và nó có 2 đường trung bình nếu có 2 cặp cạnh song song.
HS: Dự đoán
HS: Đọc định lí 4.
Chứng minh: (SGK tr79).
HS làm ?5.
Giải
Theo gt có : ADDH; BEDH; CHDH AD//BE//CH.
Hình thang ACHD có AB = BC và BE//AD//CH ED = EH (theo định lí 3).
Theo định nghĩa thì ta có BE là đường trung bình của hình thang. Do đó theo định lí 4, ta có: BE = hay 32 = x = 40.
Vậy x = 40 (m).
 IV/ Củng cố:(8’).
- Nêu định nghĩa và các tính chất liên quan tới đường trung bình của hình thang?
- Chữa bài 23 (SGK tr80)
V/ Hướng dẫn: (2’).
- Học thuộc định nghĩa và các tính chất trong bài.
- Làm bài tập 24; 25 (SGK tr80) và 37; 38 (SBT tr64).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_5_den_6_ban_2_cot.doc