Giáo án Hình học 9 Tiết 29: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ( tiết2)

Giáo án Hình học 9 Tiết 29: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ( tiết2)

Tiết 29

TÍNH CHẤT CỦA HAI TIẾP TUYẾN CẮT NHAU ( tiết2)

 I. MỤC TIÊU.

 - H: hiểu được khái niệm về đường tròn bàng tiếp, nhận biết đường tròn bàng tiếp

 -Vận dụng vào làm các bài tập

 -Tích cực, tư duy, yêu thích môn học

 II. CHUẨN BỊ .

1. GV: Giáo án, bảng phụ

2. HS: Bài tập, xem trước bài mới

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 9 Tiết 29: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ( tiết2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày giảng; 9a / / 2009
 9b: / / 2009
Tiết 29
tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ( tiết2)
 I. Mục tiêu.
 - H: hiểu được khái niệm về đường tròn bàng tiếp, nhận biết đường tròn bàng tiếp
 -Vận dụng vào làm các bài tập
 -Tích cực, tư duy, yêu thích môn học
 II. Chuẩn bị .
GV: Giáo án, bảng phụ
 HS: Bài tập, xem trước bài mới
 III. Tổ chức hoạt động dạy – học
 1. Tổ chức: Sĩ số: 9a:
 9b: 1p
 2.Kiểm tra: Phát biểu định lý về hai tiếp tuyếncắt nhau, đtròn nội tiếp
 Đáp án: Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì: Điểm đó cách đều tiếp điểm.
 ..bán kính đi qua tiếp điểm.
 Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác ( 3p)
 3. Bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 Hoạt động 1:
 GV: đưa ra ?4
 HS: tìm hiểu
 ? bài toán cho biết gì và yêu cầu gì ?
 HS: nêu yêu cầu
 ? Để chứng minh ba điểm thẳng hàng ta làm như thế nào ?
 HS: trả lời
 ? K nằm trên đường nào ?
 HS: nằm trên đường phân giác của góc CBF
 ? Một điểm nằm trên tia phân giác của một góc có tính chất gì?
 HS: 
 Từ các gợi ý trên có kết luận gì về KD,KF,KE suy ra điều gì?
 Gọi một học sinh lên làm
 GV: nhận xét và sửa sai nếu có
 HS: ghi chép
 GV: giới thiệu đường tròn như hình 81 (sgk-115) gọi là đường tròn bàng tiếp
 ? Đường tròn như thế nào gọi là bàng tiếp ?
 HS: là đường tròn tiếp xúc với một cạnh của một tam giác và tiếp với các phần kéo dài của hai cạnh kia
 ? một tam giác có mấy đường tròn bàng tiếp ?
 HS: có ba 
 Hoạt động 2 – luyện tập
 : Chữa bài 27 / 115 SGK
 HS: tìm hiểu
 ? Bài toán cho biết gì và yêu cầu gì ?
 HS: trả lời
 Một học sinh lên bảng làm
GV nhận xét và cho điểm.
GV nêu bài 30/ 116 SGK và hình vẽ trên bảng phụ.
? Chứng minh ^COD = 900 ta làm nh thế ?
HS: trả lời
? Em có nhận xét gì về góc tạo bởi 2 tia phân giác của 2 góc kề bù ? 
? Để chứng minh CD = AC + BD ta làm nh thế nào ?
HS đứng tại chỗ trình bày cách chứng minh CD = AC + BD.
? Hãy so sánh AC. BD và CM. MD ?
? OM là gì của tam giác vuông COD ?
? OM có quan hên nh thé nào với CM và MD ? 
Vậy ta có kết luận gì ?
đường tròn bàng tiếp tam giác
 ?4
 hình 81
K thuộc tia phân giác của góc CBF nên KD =KF (1)
K thuộc tia phân giác của góc BCE nên KD =KE (2)
Từ (1) và (2) suy ra KD =KE =KF
Vậy D,E,F nằm trên cùng một đường tròn (K; KD )
KN: (sgk-115)
Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác trong góc A là giao điểm của hai đường phân giác các góc ngoài tại B và C
Trong một tam giác có ba đường tròn bàng tiếp
Luyện tập
Bài 27/ 115 SGK
Theo T/c 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có:
DM = DB ; ME = CE.
+ Chu vi D ADE là:
p = AD + DE + AF 
 = AD + MD + ME + AE
 = AD + DB + CE + AE
 = AB + AC = 2AB ( Vì AB = AC)
Bài 30/ 116 SGK
a) Theo tính chất tiếp tuyến 
OC là phân giác của ^AOM
OD là phân giác của ^BOM
Mà ^AOM và ^BOM là 2 góc kề bù 
ị OC ^ OD hay ^COD = 900. (đpcm)
b) Theo tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau
Ta có: AC = CM ; BD = MD
Mà CD = CM + MD 
ị CD = AC + BD ( đpcm)
c) Ta có: AC. BD = CM. MD
Trong D vuông COD có OM ^ CD
ị CM. MD = OM2 ( Hệ thức trong tam giác vuông)
ị AC. BD = OM2 = R2. (Không đổi)
Củng cố: 1p
Nhắc lại khái niệm về đường tròn bàng tiếp
5. Hướng dẫn về nhà : 1p 
 Xem lại các bài vừa chữa và làm bài 31 (sgk -116)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29 hinh 9.doc