Giáo án Hình học 8 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011

Giáo án Hình học 8 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

 - Củng cố và hoàn thiện hơn về lí thuyết, hiểu sâu sắc hơn các khái niệm cơ bản về đối xứng trục. ( Hai điểm đối xứng nhau qua trục, 2 hình đối xứng nhau qua trục, trục đối xứng của 1 hình, hình có trục đối xứng).

- HS thực hành vẽ hình đối xứng của 1 điểm, của 1 đoạn thẳng qua trục đối xứng.

- Vận dụng tính chất 2 đoạn thẳng đối xứng qua đường thẳng thì bằng nhau để giải các bài tập thực tế.

2/ Kĩ năng:

- Có kỹ năng giải các bài tập về đối xứng trục.

3/ Thái độ:

- Tính cẩn thận, say mê môn hoc.

II. CHUẨN BỊ

GV: - Bảng phụ hoặc vẽ trực tiếp.

HS: - SGK, compa, thước, bài tập.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2010
Ngày dạy: 28/9/2010
Tuần 6 (Từ ngày 27/9 đến ngày 2/10/2010) 
Tiết 11: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU	 
1/ Kiến thức:
 - Củng cố và hoàn thiện hơn về lí thuyết, hiểu sâu sắc hơn các khái niệm cơ bản về đối xứng trục. ( Hai điểm đối xứng nhau qua trục, 2 hình đối xứng nhau qua trục, trục đối xứng của 1 hình, hình có trục đối xứng).
- HS thực hành vẽ hình đối xứng của 1 điểm, của 1 đoạn thẳng qua trục đối xứng. 
- Vận dụng tính chất 2 đoạn thẳng đối xứng qua đường thẳng thì bằng nhau để giải các bài tập thực tế.
2/ Kĩ năng: 
- Có kỹ năng giải các bài tập về đối xứng trục.
3/ Thái độ: 
- Tính cẩn thận, say mê môn hoc.
II. CHUẨN BỊ
GV: - Bảng phụ hoặc vẽ trực tiếp. 
HS: - SGK, compa, thước, bài tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
HS1: Phát biểu định nghĩa về 2 điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng d ?
+ Cho 1 đường thẳng d và 1 đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng A'B' đối xứng với đoạn thẳng AB qua d.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
1. Hoạt động 1: Giải bài tập 36/trang 87/SGK (13’)
- GV: Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt GT và KL
- Đưa hình vẽ lên bảng phụ:
HS: Ghi GT và KL
 , A
 GT B đx A qua ox
 C đx A qua oy
 KL a/ So sánh OB và OC
 b/ Tính ?
GV gợi ý: Các ∆ AOB và ∆ AOC là những tam giác gì? Vì sao?
- Để tính số đo của ta cần biết số đo của những góc nào?
- GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng giải, cả lớp nhận xét.
2. Hoạt động 2: Giải bài tập 39/trang 87/SGK (10’)
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 39, trang 87/SGK
- Gọi 1 HS nêu GT và KL
 A, B nửa mp bờ d
 C đx A qua d
 GT D = 
 E d
 KL CMR: AD + DB < AE + EB
- GV: Theo tính chất đối xứng trục thì những đoạn thẳng nào bằng nhau?
- HS: AD = CD, AE = CE
- GV:Cho HS hoạt động nhóm để giải, các nhóm trình bày lời giải, GV chuẩn hóa kiến thức.
3. Hoạt động 3: Chứng minh định lí 1 (15’)
GV nêu yêu cầu bài toán:
- Nếu các điểm A và A’, B và B’ đối xứng với nhau qua d thì hai đoạn thẳng AB và A’B’ bằng nhau.
 A đx A’ qua d
GT B đx B’ qua d
KL AB = A’B’
- GV hướng dẫn: Ta có hai tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
- HS: ∆AKB = ∆A’KB’
- GV: Gọi 1 HS khá lên bảng giải, cả lớp nhận xét
- GV chuẩn hóa kiến thức.
1) Chữa bài 36/trang 87/SGK
a) Ox là đường trung trực của ABOA = OB
 Oy là đường trung trực của ACOA = OC
 Suy ra OB = OC
b) ∆ AOB cân tại O 
 ∆ AOCcân tại O 
 Vậy 
2) Chữa bài 39/trang 87/SGK
a) Ta có: AD + DB = CD + DB = CB (1)
 AE + EB = CE + EB (2)
 CB < CE + EB (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra AD + DB < AE + EB
b) Con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường ADB.
3) Chứng minh định lí 1
a) Trường hợp: AB d, A và b đều thuộc d, chỉ có một trong hai điểm A hoặc B thuộc d AB = A’B’
b) Trường hợp AB không vuông góc với d và A, B d.
Ta có: KB = KB’, KA = KA’
Do đó ∆AKB = ∆A’KB’ ( c.g.c). 
Suy ra AB = A’B’
4. Củng cố ( 1’)
- GV cho HS nhắc lại : Hai điểm đối xứng qua 1 trục, 2 hình đối xứng, hình có trục đối xứng
5. Nhận xét dặn dò ( 1’ )
- Làm bài tập 42/trang 89.
- Xem lại bài đã chữa.
Ngày soạn: 26/9/2010
Ngày dạy: 29/9/2010
Tuần 6
Tiết 12: HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU	 
1/ Kiến thức:
- HS nắm vững định nghĩa hình bình hành là hình tứ giác có các cạnh đối song song (2 cặp cạnh đối song song). 
- Nắm vững các tính chất về cạnh đối, góc đối và đường chéo của hình bình hành.
- HS dựa vào dấu hiệu nhận biết và tính chất nhận biết được hình bình hành. Biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành, chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, 2 đường thẳng song song.
2/ Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy. 
- Rèn tính khoa học, chính xác.
3/ Thái độ: 
- Giáo dục tính trung thực, tự tin, cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ
*GV: - Compa, thước, bảng phụ 
*HS: - Thước, compa.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang cân, hình thang vuông ?
- Nêu các tính chất của hình thang, hình thang cân?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
1. Hoạt động 1: Hình thành định nghĩa (12’)
- GV: Đưa hình vẽ
+ Các cạnh đối của tứ giác có gì đặc biệt?
Người ta gọi tứ giác này là hình bình hành
+ Vậy theo em hình bình hành là hình như thế nào?
- GV: Vậy định nghĩa hình thang và định nghĩa hình bình hành.
 khác nhau ở chỗ nào?
GV: chốt lại
- GV: Vậy ta có thể định nghĩa gián tiếp hình bình hành từ hình thang như thế nào?
2. Hoạt động 2: Phát hiện các tính chất của hình bình hành qua các bài tập (18’)
- Hãy quan sát hình vẽ, đo đạc, so sánh các cạnh các góc, đường chéo từ đó nêu tính chất của cạnh, về góc, về đường chéo của hình bình hành đó.
- HS dùng thước thẳng có chia khoảng cách để đo cạnh, đường chéo.
- Dùng thước đo độ để đo các góc của hình bình hành và nêu nhận xét?
Đường chéo AC cắt BD tại O 
GV: Hướng dẫn HS chứng minh O là trung điểm của AC và BD.
GV: Chốt lại cách chứng minh :
 Xét AOB vàCOD có:
= (slt) AOB = COD ( g.c.g) 
= (slt) Do đó OA = OC; OB = OD 
AB = CD (cmt)
+ GV: Cho HS ghi nội dung của định lý dưới dạng GT và KL
 ABCD là HBH
 GT AC BD = 
 a) AB = CD
 KL b) = ; = 
 c) OA = OC ; OB = OD
3. Hoạt động 3: Hình thành các dấu hiệu nhận biết (8’)
+ GV: Để nhận biết 1 tứ giác là HBH ta dựa vào yếu tố nào để khẳng định?
+ GV: tóm tắt ý kiến HS bằng dấu hiệu
- GV: Đưa ra hình 70 (bảng phụ)
- GV: Tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao?
- HS hoạt động nhóm trả lời:
Tứ giác IKMN không phải là hình bình hành vì (hình c)
1) Định nghĩa
 ?1 
* Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song
+ Tứ giác ABCD là HBH 
+ Tứ giác chỉ có 1 cặp đối song song là hình thang
+ Tứ giác phaỉ có 2 cặp đối song song là hình bình hành.
HBH là hình thang có 2 cạnh bên song song
2. Tính chất
?2
* Định lý:Trong hình bình hành :
a) Các cạnh đối bằng nhau
b) Các góc đối bằng nhau
c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
ABCD là HBH theo (gt)AB // CD; AD // BC.
Kẻ đường chéo AC ta có: 
= (SLT) (1) = (SLT) (2)
AC là cạnh chungABC = ADC (g.c.g) AB = DC ; AD = BC, và= 
Từ (1) và (2) + = + hay = 
3) Dấu hiệu nhận biết 
1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành 
2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
3. Tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành
4. Tứ giác có các góc đối=nhau là hình bình hành 5. Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi hình là HBH.
?3 
4. Củng cố ( 1’)
- GV: Cho HS nhắc lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành 
5. Nhận xét dặn dò ( 1’ )
- Học thuộc lý thuyết
- Làm các bài tập 43, 44, 45 /trang 92/SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh8-Tuan 6.doc