Giáo án Hình học 8 - Tuần 5 (Bản 3 cột)

Giáo án Hình học 8 - Tuần 5 (Bản 3 cột)

I/ Mục tiêu bài dạy:

 - Kiến thức: Củng cố các bước để giải 1 bài toán dựng hình.

 - Kỹ năng: Vận dụng các bài toán dựng cơ bản và giải bài toán dựng hình.

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

 - Thước và compa.

III/ Tiến trình tiết dạy:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - 7 bài toán dựng hình cơ bản.

 3. Luyện tập:

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tuần 5 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Tiết 9: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu bài dạy:
	- Kiến thức: Củng cố các bước để giải 1 bài toán dựng hình.
	- Kỹ năng: Vận dụng các bài toán dựng cơ bản và giải bài toán dựng hình.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
	- Thước và compa.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- 7 bài toán dựng hình cơ bản.
	3. Luyện tập:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Cho HS giải bt31/83.
+ Nói bước phân tích vẽ hình.
+ Tư hình vẽ nêu cách dựng.
+ Cm?
+Bl?
- Cho HS giải 34/83 SGK.
+ Phân tích – vẽ hình?
+ Dựa vào hình vẽ – nêu cách dựng.
+ Biện luận?
31/ Giả sử dựng được hình thang ABCD theo yêu cầu đề bài.
* Cách dựng:- Dựng ADC (c.c.c) biết AC=DC=4cm; AD=2cm (bt7)
- Qua A, dựng Ax//DC (bt6); Ax và điểm C nằm trên nửa mặt phẳng bờ là AD.
 Trên Ax, dựng B sao cho AB=2cm (bt1)
Nối B, C ta được ABCD là hình thang phải dựng.
* CM: ABCD là hình thang:
Theo cách dựng: Ax//DC nên AB//DC
Do đó: ABCD là hình thang và AC=DC=4cm;AD=2cm; AB=2cm.
Bài toán chỉ dựng được 1 hình.
* Cách dựng:
- Dựng ADC (c.g.c) biết =; DA=2cm; DC=3cm (bt7)
- Dựng tia Ax//DC (bt6) sao cho tia Ax và C cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ là AD.
- Dựng (C;3cm) cắt Ax tại B.
Nối C và B ta được ABCD là hình thang phải dựng.
* Cm: ABCD là hình thang.
Theo cách dựng: Ax//DC nên AB//DC (BAx)
Do đó ABCD là hình thang và AD=2cm; DC=3cm; =; BC=3cm.
Bài toán dựng được 2 hình ABCD; AB¢CD
	4. Củng cố: - Dựngcần biết 3 yếu tố.
	- Dựng tứ giác cần biết 5 yếu tố.
	Đặc biệt: + Dựng hình thang cần biết 4 yếu tố.
	+ Dựng hình thang cân cần biết 3 yếu tố.
	5. Dặn dò
 HD HS học ở nhà: - Học 7 bài toán dựng hình cơ bản.
	- Xem các bài tập đã giải, làm các bài tập còn lại.
	- Xem trước bài: Đối xứng trục.
	- Ôn lại: Đường trung trực của đoạn thẳng.
IV.Rút kinh nghiệm.
 Tuần 5:
Tiết 10 ĐỐI XỨNG TRỤC
I/ Mục tiêu bài dạy:
	- Kiến thức: Học sinh cần hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đường thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hình thang cân có một trục đối xứng.
	- Kỹ năng: Vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước; đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào vẽ hình, gấp hinìh.
II/ Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: 
Giấy kẻ ô vuông – Các tấm bìa hình tam giác cân; tam giác đều; hình tròn; hiình thang cân.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1. Ổn định lớp:
	2. Vào bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
HĐ 1: Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng:
 - Vẽ d là đường trung trực của đoạn thẳng AB cho trước.
 - Khi đó ta nói hai điểm A và B như thế nào qua d.
 - Thế thì hai điểm A và B được gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d khi nào?
Cho học sinh làm ?1
HĐ 2: Hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
Cho học sinh làm ?2
 - Đoạn thẳng AB có đối xứng qua d là đường thẳng A’B’. Thế thì lấy bất kỳ một điểm C thuộc điểm đoạn thẳng AB đối xứng của C qua đường thẳng d là điểm C’ nằm ở đâu?
 - Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu có điều kiện gì?
 - Vẽ:
 + Hai đường thẳng đối xứng qua d.
 + Hai góc ABC và A’B’C’ đối xứng qua d.
 + Hai tam giác đối xứng nhau qua đường thẳng.
 - Giáo viên giới thiệu tính chất bảo toàn khoảng cách.
 - Cho học sinh quan sát h.54 SGK. Hai hình chiếu là như thế nào đối với đường thẳng d.
HĐ 3: Hình có trục đối xứng.
? Cho học sinh làm ?3 3 
 - Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu?
Cho học sinh làm bài tập 34?4 .
 - Giáo viên kiểm tra bằng tấm bìa hình dạng tương ứng.
 - Tìm trục đối xứng của hình thang cân (gấp hình)
 Ta nói A và B đối xứng qua d.
 Hai điểm A và B được gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d khi d là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
 - Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng với nhau qua d.
 - C thuộc đoạn thẳng AB thì C’ đối xứng với C qua AB thuộc đoạn thẳng A’B’ 
 - Hai chiếc lá đối xứng nhau qua đường thẳng d
 - Hình đối xứng với ABC qua AB là ABC’.
 - Hình đối xứng với ABC qua AC là AC’’C’.
 - Hình đối xứng với ABC qua BC là MBC.
 a. Chữ cái in hoa A có 1 trục đối xứng.
 b. Tam giác đều ABC có 3 trục đối xứng.
 c. Đường tròn tâm O có vô số trục đối xứng.
1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng:
 a. Định nghĩa: SGK
 (Vẽ hình như bên)
 b. Qui ước: SGK
2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng
 (Vẽ hình như bên)
 Định nghĩa: SGK
 - Nếu hai đoạn thẳng (góc, ) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
3. Hình có trục đối xứng:
 Định nghĩa: (SGK)
 Định lí: SGK trang 87.
	3. Củng cố:
 Bài tập 37 trang 87 SGK.
	4.Dặn dò
Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
	- Học các định nghĩa, định lí.
	- Làm bài tập 35, 37 42 trang 87, 88 SGK.
	- Tiết sau luyện tập.
IV.Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tuan_5_ban_3_cot.doc