Giáo án Hình học 8 - Tiết 31 đến 32 (Bản 2 cột)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 31 đến 32 (Bản 2 cột)

A/ Mục tiêu:

- Ôn tập các kiến thức về các tứ giác đã học.

- Ôn tập các công thức tính diện tích các hình chữ nhật, tam giác.

- Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.

- Thấy được mối quan hệ giữa các hình đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.

B/ Chuẩn bị:

- GV: Sơ đồ các loại tứ giác tr152 SGV ; thước thẳng, com pa, ê ke. Bảng phụ.

- HS: Ôn tập lí thuyết ; thước thẳng, ê ke, com pa

C/ Tiến trình dạy - học:

I/ Tổ chức: (1)

II/ KTBC:

(Kết hợp với ôn tập)

III/ Ôn tập: (42)

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 31 đến 32 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17	
 Ngày soạn: 
Tiết: 31
 Ngày dạy: 
Ôn tập học kì I
A/ Mục tiêu:
- Ôn tập các kiến thức về các tứ giác đã học.
- Ôn tập các công thức tính diện tích các hình chữ nhật, tam giác.
- Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
- Thấy được mối quan hệ giữa các hình đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Sơ đồ các loại tứ giác tr152 SGV ; thước thẳng, com pa, ê ke. Bảng phụ.
- HS: Ôn tập lí thuyết ; thước thẳng, ê ke, com pa
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: 
(Kết hợp với ôn tập)
III/ Ôn tập: (42’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Nêu định nghĩa hình vuông ?
? Vẽ 1 hình vuông có cạnh dài 4cm ?
? Nêu các tính chất của đường chéo hình vuông ?
? Nói hình vuông là 1 hình thoi có đúng không ? Giải thích ?
? Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác ?
GV cho HS làm bài tập sau : (Bảng phụ)
Xét xem các câu sau đúng hay sai ?
1) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.
2) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
3) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song.
4) Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
5) Tam giác đều là hình có tâm đối xứng.
6) Tam giác đều là một đa giác đều.
7) Hình thoi là 1 đa giác đều.
8) Tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi là hình vuông.
9) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau và bằng nhau là hình thoi.
10) Trong các hình thoi có cùng chu vi hình vuông có diện tích lớn nhất.
Bài 161 (SBT tr77)
GV cho HS đọc đề bài và hướng dẫn HS vẽ hình.
? Chứng minh DEHK là hình bình hành ?
? Tam giác ABC có điều kiện gì thì tứ giác DEHK là hình chữ nhật ?
? Nếu các đường trung tuyến BD và CE vuông góc với nhau thì tứ giác DEHK là hình gì ?
Bài 41 (SGK tr132)
GV vẽ hình lên bảng
? Tính diện tích DBE ?
? Nêu cách tính diện tích tứ giác EHIK ?
HS : Phát biểu định nghĩa.
1 HS vẽ hình vuông và trả lời câu hỏi.
HS lên bảng ghi các công thức.
1) Đúng
2) Sai
3) Đúng
4) Đúng
5) sai
6) Đúng
7) Sai
8) Đúng
9) Sai
10) Đúng
HS có thể nêu một số cách chứng minh DEHK là hình bình hành.
Cách 1: Tứ giác DEHK có :
EG = GK = ; DG = GH = .
 Tứ giác DEHK là hình bình hành vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Cách 2 : ED là đường trung bình của ABC, HK là đường trung bình của GBC.
 ED = HK = BC; ED // HK (// BC).
 DEHK là hình bình hành ví có 2 cạnh đối song song và bằng nhau.
HS phát biểu :
Cách 1:
Hình bình hành DEHK là hình chữ nhật HD = EK BD = CE ABC cân tại A (một tam giác cân khi và chỉ khi có 2 trung tuyến bằng nhau).
Cách 2 : 
Hình bình hành DEHK là hình chữ nhật ED EH mà ED // BC, tương tự EH // AG. Vậy ED EH BC AM ABC cân (một tam giác cân khi và chỉ khi có trung tuyến đồng thời là đường cao)
HS : Nếu BD CE thì hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau nên DEHK là hình thoi.
HS đọc đề bài.
HS : SDBE = 
HS : SEHIK = SEHC - SKIC 
= = 
IV/ Hướng dẫn:(2’)
- Ôn tập lý thuyết chương I và chương II theo hướng dẫn ôn tập ; xem và làm lại các dạng bài tập.
- Chuẩn bị kiểm tra Toán học kì I (thời gian 90 phút).
Tuần: 18
 Ngày soạn: 
Tiết: 32
 Ngày dạy: 
Trả bài kiểm tra học kì I
A/ Mục tiêu:
- Chữa bài kiểm tra học kì I cho HS, chỉ ra những sai sót mà HS gặp phải.
- Đánh giá kết quả làm bài của HS. 
B/ Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, com pa, ê ke. Đề kiểm tra và bài làm của HS.
- HS: Thước thẳng, com pa, ê ke.
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: 
III/ Bài mới: (42’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV : Trả bài làm của HS.
GV: Gọi 1 HS lên bảng chữa câu 2.
Câu 5: GV cho HS đọc đề bài.
GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình ghi GT - KL.
GV gọi 1 HS lên bảng chữa câu a).
GV gọi HS chứng minh câu b).
GV gọi HS khác lên bảng chữa phần c).
Vì tam giác ABC vuông tại A:
 SABC = 
áp dụng định lí Py-ta-go:
BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 102
 BC = 10(cm).
Vì AH là đường cao ứng với cạnh BC, nên:
SABC = 24 = 
 AH = 2. 24 : 10 = 4,8 (cm).
* GV nhận xét chung những lỗi mà HS thường mắc phải khi làm bài.
HS: Nhận bài kiểm tra của mình.
HS lên bảng chữa câu 2.
1) Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. (S)
2) Hình thoi có một góc bằng 900 là hình vuông. (Đ)
3) Tam giác đều là hình có tâm đối xứng và có trục đối xứng. (S)
4) Hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông là những đa giác đều. (S)
5) Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành. (Đ)
6) Hình thang có hai cạnh bê bằng nhau là hình thang cân. (S)
7) Trong hình bình hành hai đường chéo bằng nhau. (S)
8) Trong hình thoi hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau. (S)
1 HS đọc đề bài.
1HS lên bảng vẽ hình và ghi GT- KL.
GT: ABC, , AB = 6cm, AC = 8cm, AH BC, DA = DB, EA = EC, FB = FC.
KL: a) BDEF là hình bình hành.
b) DEFH là hình thang cân.
c) Tính SABC , BC, AH.
a) Theo giả thiết FB = FC, EA = EB EF là đường trung bình của ABC EF//AB và EF = . Mà D là trung điểm của AB EF//BD và EF = DB
Vậy BDEF là hình bình hành (vì có hai cạnh đối song song và bằng nhau).
b) Theo chứng minh trên DE//FB HF//DE DEFH là hình thang.
Nối HE ta có HE là trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông HAC HE = . Nối DF ta có DF là đường trung bình của tam giác ABC DF = . Từ (*) và (**) HE = DF. Vậy hình thang DEFH là hình thang cân (vì hình thang có hai đường chéo bằng nhau).
HS : Nghe GV chỉ ra các lỗi mà HS mắc phải khi làm bài.
IV/ Hướng dẫn:(2’)
- HS cần có kế hoạch bổ sung kiến thức hình học mà nắm chưa vững.
- Chuẩn bị trước bài “Diện tích hình thang”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_31_den_32_ban_2_cot.doc