Giáo án Hình học 8 - Tiết 26 đến 36 (Bản 2 cột)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 26 đến 36 (Bản 2 cột)

I . MỤC TIÊU : Qua bài học này HS cần :

- Nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông .

- Hiểu rõ rằng : Để chứng minh công thức trên cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác.

- Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học và các tính chất về diện tích để giải toán.

- Thấy được thực tiển của toán học.

II . CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

Thầy : Bảng vẽ hình 121 (SGK) trong máy chiếu , giáo án, phiếu học tập, các dụng cụ thước và compa

 SGK.

Tro : giấy kẻ ô vuông, SGK, vỡ ghi, các dụng cụ học tập khác.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

A . Hoạt động 1 : On định lớp .

B . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ :

 

doc 21 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 26 đến 36 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 26 : ĐA GIÁC, ĐA GIÁC ĐỀU.
I . MỤC TIÊU : Qua bài học này học sinh cần đạt được :
Nắm được khái niệm về đa giác lồi, đa giác đều.
Biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.
Vẽ được và nhận biết được một số đa giác lồimột số đa giác đều.
Biết sử dụng khái niệm tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ các khái niệm tương ứng đã biết về tam giác.
Qua hình vẽ và quan sát hình vẽ, HS biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác .
Rèn luyện tính kiên trì suy luận (Tìm đoán và suy diển) trong mỗi HS.
Rèn luyện tíng cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Thầy : Giáo án điện tử, SGK, Thước đo độ dài, Thước đo góc, Máy chiếu.
Trò : SGK, Thước thẳng, Thước đo độ, các dụng cụ học tập khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A . Hoạt động 1: Ổn định lớp :
B . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ :
C . Hoạt động 3 :Tiến hành dạy bài mới:
ĐVĐ : Ta đã biết khái niệm về tam giác, tứ giác. Vậy Tam giác và Tứ giác gọi chung là gì?
HS : Có thể trả lời hoặc không trả lời.
GV giới thiệu rồi đi vào bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Khái niệm về đa giác
Hãy phát biểu các định nghĩa về tam giác và tứ giác?
Đa giác cũng có khái niệm tương tự.
Vậy đa giác là hình như thế nào?
GV chốt lại.
Cho các hình vẽ như sau:
Các hình vẽ trên có là đa giác không? vì sao?
Hãy làm ?1 SGK?
Thế nào là tứ giác lồi?
Tương tự thế nào là đa giác lồi?
GV chốt lại định gnhĩa theo SGK.
Hãy làm ?2 SGK?
GV lưu ý cho HS như SGK.
Hãy làm ?3 SGK theo hình 119?
Vậy có thể định nghĩa các yếu tố trong đa giác thế nào ?
GV chốt lại các định nghĩa 
Cách đọc tên các đa giác : theo SGK trang 114.
2 . Đa giác đều :
Tam giác đều là tam giác thế nào?
Tương tự đa giác đều là đa giác rhế nào?
Hình 120 là các đa giác đều 
Trục đối xứng của một hình là đường thẳng thế nào?
Tâm đối xứng của một hình là điểm thế nào?
Vậy hãy vẽ trục đối xứng và tâm đối xứng của các hình trên ? 
 ( Nếu có)
Cho biết mỗi hình có bao nhiêu bao nhiêu trục đới xứng và tâm đối xứng?
3. Tổng số đo các góc trong đa giác :
BT 4 Điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau: 
Đa giác
n cạnh
Số cạnh
4
5
6
n
Số đ /chéo xuất phát từ một đỉnh
1
2
3
n - 3
Số tam giác được tạo thành
2
3
4
n - 2
Tổng số đo các góc trong một đa giác
2.1800
= 3600
3.1800
= 5400
4. 180
= 7200
(n–2).1800
Vậy đa giác có n cạnh thì tổng số đo các góc của nó được tính như thế nào?
Hãy tính tổng số đo của đa giác 13 cạnh?
1 . Khái niệm về đa giác
HS : Trả lời.
ĐN : Đa giác n cạnh là hình tạo bởi n đoạn thẳng trong đó không có hai đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng .
HS : Trả lời.
HS : Trả lời
HS : Trả lời.
Định nghĩa đa giác lồi : SGK.
HS : thực hiện.
Lưu ý : SGK.
HS : thực hiện.
HS trả lời.
Định nghĩa các yếu tố liên quan trong đa giác : (Theo ?3)
Cách đọc tên đa giác : (SGK)
2 . Đa giác đều :
HS trả lời.
ĐN : SGK.
 Hình 120
3.Tổng số đo các góc trong đa giác :
HS thực hiện và trả lời
Công thức tính tổng số đo các góc trong một đa giác n cạnh là :
 (n – 2).1800 
HS trả lời.
Tổng số đo của đa giác 13 cạnh là :
 (13 – 2).1800 = 19800 
* CỦNG CỐ :
GV : Hãy nhắc lại các khái niệm về : đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và công thức tính tổng số đo các góc trong một đa giác n cạnh?
HS trả lời.
GV : Hãy làm bài tập 2 trang 115 SGK?
HS : Thực hiện.
GV : Vậy những đa giác chỉ có các cạnh bằng nhau hoặc các góc bằng nhau thì có thể không là đa giác đều mà chỉ khi nào có cả cạnh và góc bằng nhau thì đó mới là đa giác đều.
GV : Hãy làm bài tập 5 trang 115 SGK?
HS : Thực hiện.
GV chốt lại bài học.
D . HƯỚNG DẨN HỌC Ở NHÀ :
Học các định nghĩa về đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và công thức tính tổng số đo các góc trong một da giác.
Làm các bài tập 1, 3 trang 115 SGK.
Xem trước bài “Diện tích hình chữ nhật”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
TIẾT 27 : DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT.
I . MỤC TIÊU : Qua bài học này HS cần :
Nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông .
Hiểu rõ rằng : Để chứng minh công thức trên cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác.
Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học và các tính chất về diện tích để giải toán.
Thấy được thực tiển của toán học.
II . CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Thầy : Bảng vẽ hình 121 (SGK) trong máy chiếu , giáo án, phiếu học tập, các dụng cụ thước và compa 
	SGK.
Trò : giấy kẻ ô vuông, SGK, vỡ ghi, các dụng cụ học tập khác.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A . Hoạt động 1 : Oån định lớp .
B . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ :
HS 1 : Nêu định nghĩa đa giác lồi ? Vẽ hình ví dụ ?
HS 2 : Nêu công thức tính tổng số đo các góc trong một đa giác ? Aùp dụng tính tổng số đo các góc trong của một hình bát giác?
C . Hoạt động 3 : Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Khái niệm đa giác
? Theo hình vẽ nếu xem một ô vuông là một đơn vị diện tích thì diện tích của các hình A và B là bao nhiêu đơn vị diện tích? Có kết luận gì khi so sánh diện tích hai hình này?
? Vì sao nói diện tích hình D gấp 4 lần diện tích hình C?
? So sánh diện tích hình C với diện tích hình E ?
Từ đó GV giới thiệu các khái niệm về diện tích.
? Vậy hai tam giác bằng nhau có diện tích thế nào?
? Nếu chia đa giác hành những hình không có điểm chung thì diện tích đa giác đó bằng gì?
? Giả sử chôn độ dài cạng của đa giác tương ứng là các đơn vị cm, dm, m thì diện tích của các đa giác đó tương ứng là đơn vị gì?
GV chốt lại các tính chất của đa giác về diện tích.
Cho hình chữ nhật như sau :
có độ dài cạnh là 2 và 3 đơn vị thì diện tích của HCN đó là bao nhiêu đơn vị diện tích?
2 . Công thức tính diện tích hình chữ nhật
Từ bài toán trên ta có công thức tính diện tích hình chữ nhật như thế nào?
GV chốt lại công thức như SGK.
Ví dụ :
Hãy tính diện tích của hình chữ nhật có hai kích thước lần lượt là : 5 cm, 7 cm?
3 . Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông :
Trong hình vuông thì hai cạnh của nó thế nào ?
Vậy nếu cho cạnh là a thì diện tích của nò thế nào?
? Nếu kẽ 1 đường chéo hình chữ nhật thì tạo ra bao nhiêu tam giác gì ? Hai tam giác đó thế nào?
Diện tích của mỗi tam giác so với diện tích của hình chữ nhật ban đầu bằng bao nhiêu?
Vậy ?4 ba tính chất của diện tích đa giác được vận dụng như thế nào đwể chứng minh công thức tính diện tích của tam giác vuông?
1 . Khái niệm đa giác
HS trả lời 
(Không cần độ chính xác cao mà chỉ cần theo suy nghĩ mà học sinh nắm được.
HS trả lời .
ĐN diện tích đa giác : SGK.
Tíng chất : (SGK)
HS trả lời.
2 . Công thức tính diện tích hình chữ nhật
Diện tích hình chữ 
nhật bằng tích của 
hai kích thước của nó.
S = a.b.
Ví dụ :
Diện tích hình chữ nhật là S = 5.7 = 35 cm2.
3 . Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông :
Diện tích hìng vuông bằng
 bình phương cạnh của nó.
S = a2
a
Diện tích tam giác vuông bằng 
nữa tích hai cạnh góc
 vuông . 
b
CỦNG CỐ : 
GV : Nếu một hình chữ nhật có chiều dài tăng gấp đôi còn chiều rộng không đổi thì diện tích tang thế nào? Hãy trình bày bài làm cụ thể?
HS :
GV : Tương tự nếu chiều dài và chiều rộng tăng gấp 3 lần thì diện tích tăng thế nào?
HS : 
BT : Cho cạnh huyền của một tam giác là 5 cm, một cạnh góc vuông là 3 cm. Tính diện tích của tam giác vuông đó ?
HS : trình bày bài làm có vẽ hình : 
 Vì EFG là tam giác vuông tại E nên : EG2 = FG 2 – EF2 
	 = 52 – 32 = 16
 	nên : EG = 4 cm.
Vậy diện tích của tam giác EFG là : S = 3.4 = 12 cm2
D . Hoạt động 4 : Hướng dẩn học ở nhà :
Học các kiến thức theo vỡ ghi và SGK.	
Làm bài tập : 7, 8 trang 118 SGK.
Chuẩn bị trước các bài tập luyện tập để tiến hành làm trong tiết luyện tập sau.
Oân lại các kiến thức về tứ giác đa giác đã học.
IV . Rút kinh nghiệm:
TIẾT 28 : LUYỆN TẬP DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT.
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố vững chắc những tính chất diện tích đa giác, những công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
Rèn kuyện kỹ năng phân tích, kỹ năng tính toán tìm diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
Tiếp tục rèn luyện cho học sinh thao tác tư duy : phân tích, tổng hợp. Tư duy lôgíc.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Thầy : giáo án, bảng phụ, các tam gác tứ giác cắt sẵn như hình 124, các dụng cụ học tập.
Trò : lý thuyết tiết 26, các bài tập về nhà tiết trước, các dụng cụ học tập.
III. NỘI DUNG, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ :
Tính diện tích các hình dưới dây biết rằng mỗi ô vuông là một đơn vị diện tích.
Hoạt động 2 : Tiến hành luyện tập :
Hïoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Hãy đọc đề và làm bài tập 9 theo hình 123?
GV : Hướng dẫn làm theo hai cách :
C1 : SADE = ABCD nghĩa là so với SABD .
C2 : Ta tính SABCD và tính SADE 
Rồi theo đề bài SADE = ABCD ta tính ra độ dài x.
Hãy nhận xét hai cách làm và cho biết cách làm nào dễ thực hiện tính toán hơn?
 GV chốt lại.
BT10/119 SGK.
Hãy làm bài tập 10 bằng cách dùng định lý pytago và công thức tính tính diện tích hình vuông ?
BT 13 trang 119 SGK:
Hãy vẽ lại hình 125 và chứng minh bài toán?
? Diện tích của ABCD bằng tổng của các hình nào?
Các tam giác : CKE và EGC; EFA và AHE thế nào?
? Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng có diện tích thế nào?
Từ đó ta có thể kết luận được đều cần chứng minh.
Vậy hãy trình bày bài làm?
BT9/ SGK/119.
C1 : ta có : SADE = 
 Mà : SABCD = 12.12=144 cm2
Theo gt ta có : SADE = ABCD
Nên : = 144.
Suy ra : x = 48 : 6= 8 cm.
C2 : ta có : SA ...  chương trình lớp 7 để áp dụng tốt trong quá trình chứng minh và suy luận chứng minh.
Tiết 33 : DIỆN TÍCH HÌNH THANG.
I . MỤC TIÊU : Qua bài học này HS cần đạt được :
Nắm vững công thức tính diện tích của hình thang từ công thức tính diện tích của tam giác.
Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học vào các bài học cụ thể. Đặc biệt là kỹ năng vận dụng các công thức tính diện tích tam giác để tự mình tìm kiếm công thức tính diện tích của hình thang, tiến đến tìm công thức tính diện tích của hình bình hành.
Rèn luyện thao tác đặc biệt hoá của tư duy, tư duy lôgíc.
II . Chuẩn bị của thầy và trò :
Thầy : Giáo án, Bảng phụ vẽ các hình 138, 139; SGK và các dụng cụ học tập khác.
Trò : Các dụng cụ học tập, các hình vẽ 138, 139 trên giấy trước ở nhà.
III . Nội dung và các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1 : Kiểm ta bài cũ :
Chuẩn bị phiếu và bảng phụ có nội dung sau :
Cho hình vẽ: Hãy điền vào các khoảng trống cho đúng :
SABCD = S + S.
SADC = .; SABC = .
Suy ra : SABCD = ..
Cho AB = a ; DC = b ; AH = h.
Kết luận : 
HS thực hiện và nhận xét bài làm.
GV : Đánh giá và ghi điểm cho HS.
GV : Tứ giác ABCD như trên là hình gì? Kết luận trên chính là công thức tính diện tích của hình thang
Để nắm rõ hơn ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
B . Hoạt động 2 : Tiến hành bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Công thức tính diện tích của hình thang
Từ bài toán trên ta có công thức tính diện tích của hình thang như thế nào?
Hãy vẽ hình và ghi công thức , phát biểu bằng lời?
GV chốt lại công thức.
Nếu hình thang có hai cạnh bên song song thì trở thành hình gì? Khi đó có các cạnh đối thế nào?
Từ công thức tính diện tích hình thang ta có dông thức nào khi hai cạnh bằng nhau?
Hãy vẽ hình và thực hiện suy luận để tìm công thức?
3. Ví dụ :
xem các ví dụ trong SGK trang 124và tìm hiểu các vẽ trong 5 phút theo hình vẽ 138 cho ví dụ 1 và 139 cho ví dụ 2 ? Hình vẽ : 138 
1 . Công thức tính diện tích của hình thang
SHình thang = 
HS : thực hiện theo yêu cầu.
2. Công thức tính diện tích của hình bình hành
SHBH = a.h
3 . Ví dụ :
 Hình 139
C . Hoạt động 3 : Củng cố
GV : Vậy với cách xác định như trên ta có thể vẽ một hình bình hành có diện tích bằng một nửa diện tích HCN ban đầu bằng cách lấy đường cao bằng nột nửa của một trong hai cạnh của HCN đã cho.
? Muốn xác định và vẽ HBH có diện tích bằng 2 lần diện tích HCN ban đầu thì ta phải xác định thế nào? Diện tích HBH gấp 4 lần diện tích HCN ban đầu thì phải xác định thế nào?
HS : Trả lời.
GV : Hãy tính cho bài 26 SGK theo hình 140?
HS : 
Ta có : ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD = 23 cm	
Và : SABCD = AB.BC = AB.AD = DC.BC = AD.DC = 828 m2
Nên : AD = BC = 828 : AB = 828 : DC = 828 : 23 = 36 m.
Vậy SABED = 972 m2
GV : Trong bài 26 để tính được diện tích ABED ta phải có : AD hoặc BC, tuy nhiên AD và BC có thể suy ra được từ diện tích hình chữ nhật ABCD. Vậy có thể tính được diện ích của hình thang ABED như trên.
GV : Hãy dựa vào hình 141 để làm bài tập 27 trang 125 SGK?
HS : thực hiện.
vì ABCD và ABEF có cùng độ dài cạnh và chiều cao của ABEF bằng với cạnh còn lại cũa ABCD 
Và SABCD = AB.BC ; SABEF = AB.BC
Nên SABCD = SABEF .
GV chốt lại các bài toán vừa giải 
Chốt lại các kiến thức vừa học trong bài diện tích hình thang..
D . Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà :
Học các cách tính và công thức trong tiết học vừa qua theo SGK vở ghi
Làm các bài tập 28, 29, 30, 31 trang 126 SGK.
Ôn lại các công thức tính các hình đã học trước đặc biệt là diện tích tam giác.
Xem trước bài : “Diện tích hình thoi”.
IV . Rút kinh nghiệm:
TIẾT 34 : DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I . MỤC TIÊU : Qua bài học này học sinh cần đạt được :
Nắm vững công thức tính diện tích hình thoi (từ công thức tính diện tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau và từ công thức tính diện tích của hình bình hành).
Rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức đã học vào các bài tập cụ thể. Đặc biệt rèn kỹ năng vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để tự mình tìm kiếm công thức tính diện tích của hình thoi, từ công thức tính diện tích của tam giác làm công cụ để suy ra công thức tính diện tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
Rèn luyện thao tác đặc biệt hoá của tư duy, tư duy lôgíc, tư duy biện chứng. Trên cơ sở tìm ra công thức tính diện tích của hình thoi, có thêm công thức tính diện tích của hình chữ nhật.
Học sinh được rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác qua việc vẽ hình thoi và các bài tập vẽ hình.
II . CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
THẦY : Giáo án, các hình vẽ liên quan đến bài học, các dụng cụ học tập như : Thước , compa, bài tập hoàn 
chỉnh bài 33 SGKtrên bảng phụ hoặc trên giấy để chiếu.
TRÒ : SGK, các dụng cụ học tập.
III . NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
A . Hoạt động 1 : Ổn định lớp :
B . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ :
HS1 : 
Nếu quy định mỗi ô vuông nhỏ là một đơn vị diện tích . Hãy tính diện tích của mỗi hình trên ô lưới trên ?
HS2 : Cho hình vẽ sau : 
Hãy diền vào chổ còn trống trong bài sau ?
SABCD =S + S.
Mà SABC =
	SADC =
Suy ra : SABCD =
GV : Kiểm tra đánh giá và nhận xét điểm.
C . Hoạt động 3 : Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Diện tích của hình có hai đường chéo vuông góc nhau.
Qua bài toán chứng minh trên ta có công thức tính diện tích của hình có đặc điểm gì? Tính như thế nào?
GV chốt lại công thức và cách tính diện tích .
2 . Diện tích hình thoi:
Hình thoi là tứ giác có những đặc điểm gì về đường chéo? Hình thoi còn là hình gì?
Vậy hình thoi có thể tính diện tích theo những cách nào?
Hãy viết các công thức tính diện tích ABCD từ hình vẽ trên?
GV chốt lại các công thức.
3 . Ví dụ :
Hoạt động 4 : Aùp dụng công thức tính diện tích 1 hình cụ thể
Hãy xem ví dụ SGK tr127? Hãy tính theo yêu cầu ví dụ?
GV chốt lại và kiểm tra việc áp dụng công thức và quá trình suy luận các kiến thức đã học vào thực tế.
Hoạt động 5: vận dụng công thức để vẽ hình theo điều kiện cho trước:
Cho hình thoi ABCD hãy vẽ hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích của hình thoi và lấy một trong hai đườnh chéo của hình thoi làm cạnh?
Hãy giải thích cách vẽ?
GV đưa hình vẽ đúng để kiểm tra
1 . Diện tích của hình có hai đường chéo vuông góc nhau.
SABCD = d1.d2 
2 . Diện tích hình thoi
SABCD = d1.d2
SABCD = a.h
HS thực hiện tính toán.
HS thực hiện.
Hoạt động 6 : Củng cố :
GV : Hình thoi có thể tính diện tích theo những cách nào? Nêu cách tính?
HS : Trả lời.
GV : Hãy làm bài tập 32 trang 128 và 34 trang 128 SGK?
HS thực hiện tại chổ rồi trả lời.
GV chốt lại các kiến thức vừa học và hai bài tập vừa giải.
Hoạt động 7 : Hướng dẩn học ở nhà:
Học theo SGK và vở ghi các kiến thức lý thuyết.
Làm bài tập 35, 36 trang 129 SGK.
Xem trước bài “Diện tích đa giác”.
Vẽ lại hình 150 và 151 và hình 153 trên giấy ô vuông trên 3 tờ.
IV . RÚT KINH NGHIỆM:
TIẾT 36 : DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
I . MỤC TIÊU :
Qua bài học này HS cần :
Nắm chắc phương pháp chung để tính diện tích của một đa giác bất kỳ.
Rèn kỹ năng quan sát, chọn phương pháp chia đa giác một cách hợp lý để tính diện tích một cách dễ dàng, hợp lý ( Tính toán ít bước nhất).
Biết thực hiện việc vẽ, đo, tính toán một cách chính xác, cẩn thận.
II . CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV : Những hình vẽ sẵn trên giấy, bảng phụ, các dụng cụ học tập : bảng có kẽ ô lưới sẳn, thước, các dụng cụ khác.
HS : Giấy kẽ ô, thước thẳng có chia khoảng, êke, máy tính bõ túi.
III . NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
A . Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ :
HS 1 : Viết công thức tính diện tích của tam giác, hình chữ nhật, hình thoi?
HS2 : Hình vuông có những cách tính diện tích nào ? Hãy viết công thức tính cho từng trường hợp?
B . Hoạt động 2 : Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Cách tính diện tích của một đa giác bất kỳ
? Cho một đa giác bất kỳ . Hãy suy nghĩ và nêu cách tính diện tích của nó? Nêu cơ sở của việc tính toán ấy?
GV : Yêu cầu HS vẽ một đa giác bất kỳ.
GV chốt lại cách tính diện tích của một đa giác bất kỳ bằng cách chia đa giác đó thành nhữnh đa giác nhỏ đã biết cách tính diện tích đã học.
2 Vận dụng lý thuyết vào thực tiển :
 ? Cho hình vẽ như trên. Hãy thực hiện các phép đo cần thiết để tính diện tích của đa giác?
Cho HS thực hiện tại chổ trong 5 phút sau đó lên trình bày bảng nhận xét đánh giá cách thực hiện.
GV : Nhận xét chung các kết quả và đưa ra phương pháp tốt nhất trong 4 cách có thể đưa ra cách tốt hơn các cách của HS nếu có.
1 . Cách tính diện tích của một đa giác bất kỳ
Cách tính diện tích của một đa giác bất kỳ là : chia đa giác đó thành nhiều đa giác nhỏ đã biết cách tính như Tam giác, Hình chữ nhật, Hình vuông, hình thang, hình bình hành
2 . vận dụng lý thuyết vào thực tiển:
HS thực hiện theo nhóm (Chia thành 4 nhóm)
HS trình bày bảng theo nhóm và nhận xét đánh giá kết quả và phương pháp thực hiện.
C . Hoạt động 3 : Luyện tập
GV : Hãy làm bài tập 37, 38 trang 130 SGK?
HS Thực hiện tại chổ sau đó trình bày bảng.
GV : Nhận xét kết quả thực hiện.
D . Hoạt động 4 : Củng cố :
GV : Nếu diện tích của phần bài tập 37 tính được đã vẽ tỉ lệ xích với . Tìm diên tích thực của mảnh đất đó ?
HS thực hiện và trả lời.
E . Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà : 
Học theo vỡ ghi và SGK.
Làm bài tập 39, 40 trang 131 SGK.
* Hướng dẩn : Chú ý có thể mắc sai lầm khi lấy tổng diện tích của các hình nhân với mẫu của tỉ lệ xích để tìm diện tích trong thực tế !
Chuẩn bị ôn tập chương II câu hỏi A và bài tập B trabf 131 và 132 SGK.
IV . Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_26_den_36_ban_2_cot.doc