Giáo án Hình học 8 - Tiết 2: Hình thang - Năm học 2009-2010 - Phan Thị Thanh Thủy

Giáo án Hình học 8 - Tiết 2: Hình thang - Năm học 2009-2010 - Phan Thị Thanh Thủy

I. MỤC TIÊU :

 Kiến thức : HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang

 Kĩ năng : HS biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang , hình thang vuông . Biết vẽ hình thang, hình thang vuông, biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông, biết sử dụng dụng cụ để liểm tra một tứ giác là hình thang.

 Tư duy : Linh hoạt trong nhận dạng hình thang.

 II. CHUẨN BỊ :

 GV : Thước thẳng, bảng phụ, êke, bút dạ.

 HS : Thước thẳng, bảng phụ, êke, bút dạ.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 2: Hình thang - Năm học 2009-2010 - Phan Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Ngày soạn :20/08/2009 
Tiết 2 : HÌNH THANG 
 I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức : HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang
Kĩ năng : HS biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang , hình thang vuông . Biết vẽ hình thang, hình thang vuông, biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông, biết sử dụng dụng cụ để liểm tra một tứ giác là hình thang.
Tư duy : Linh hoạt trong nhận dạng hình thang.
 II. CHUẨN BỊ :
GV : Thước thẳng, bảng phụ, êke, bút dạ.
HS : Thước thẳng, bảng phụ, êke, bút dạ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tổ chức lớp : 1’
Kiểm tra bài cũ : 7’
HS1 : - Nêu định nghĩa tứ giác ABCD, tứ giác lồi như SGK
Vẽ tứ giác lồi ABCD, chỉ ra các yếu tố của nó : đỉnh, cạnh, góc, đường chéo
HS2 : - Phát biểu định lý về tổng các góc của một tứ giác 
- Cho hình vẽ : 
Vì sao AB // DC ?
TÍnh số đo góc C ?
Giải :
AB // DC (vì góc A và D ở vị trí trong
 cùng phía mà )
b) Có AB // CD
Þ (hai góc đồng vị)
Bài mới :
Giới thiệu bài :
GV (đvđ): Tứ giác ABCD có AB // CD nên gọi là hình thang . Vậy thế nào là hình thang, chúng ta sẻ được biết qua bài học hôm nay.
Tiến trình bài dạy :
TL
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Kiến thức
18’
Hoạt động 1: Định nghĩa
GV Yêu cầu HS xem tr 69 SGK, gọi một HS đọc định nghĩa hình thang
GV vẽ hình thang (vừa vẽ vừa hướng dẩn HS cách vẽ, dùng thước thẳng và êke)
GV : Giới thiệu các yếu tố của hình thang : cạnh đáy, đáy lớn, đáy nhỏ, đường cao.
GV yêu cầu HS đọc ? 1 SGK
Đưa đề bài lên bảng phụ
GV có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang ?
GV yêu cầu HS làm ? 2 SGK theo nhóm 
Nữa lớp làm phần a, nữa lớp làm phần b
GV yêu cầu HS vẽ hình và viết GT, KL của từng phần 
GV kiểm tra kết quả của vài nhóm , cho HS nhận xét , bổ sung
GV Từ kết quả của ? 2 em rút ra nhận xét gì ?
Hãy điền tiếp vào chổ trống (...) để được câu đúng 
Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì ....
Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì ....
GV yêu cầu HS nhắc lại nhận xét tr 70 SGK
GV : Nhận xét này chúng ta cần ghi nhớ để áp dụng làm bài tập, thực hiện các phép chứng minh sau này
Một HS đọc định nghĩa hình thang trong SGK
HS cả lớp vẽ hình vào vở
Một HS trả lời miệng , các HS khác nhận xét 
HS : Hai góc kề một cạnh bên bù nhau.
HS hoạt động theo nhóm 
HS nhận xét.
HS lần lược điền vào chổ trống ...
hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau
hai cạnh bên song song và bằng nhau
Định nghĩa :
ABDC là hình thang Û AB // CD
AB và CD là cạnh đay
BC và AD là cạnh bên
Đoạn thẳng AH là một đường cao
? 1 Hình 15 SGK
Tứ giác ABCD là hình thang vì có BC // AD (do hai góc ở vị trí so le trong bằng nhau)
EFGH là hình thang vì FG // HE (do có hai góc trong cùng phía bù nhau)
IMKN không phai là hình thang
? 2
a) 
GT
Hình thang ABCD
(AB // CD ) ;
AD // BC
KL
AD = BC ; AB = CD
CM : Nối AC
Xét DABC và DCDA có :
 (hai góc sole trong của AD // BC)
AC là cạnh chung
 (hai góc sole trong của AB // CD )
Nên DABC = DCDA (g-c-g)
Þ AB = CD ; BC = AD
b) 
GT
 Hình thang ABCD
(AB // CD ) ;
AB = CD
KL
AD // BC ; AD = BC
CM : Nối AC 
Xét DABC và DCDA có :
AB = CD (gt)
 (hai góc sole trong của AB // CD )
AC là cạnh chung
Nên DABC = DCDA (c-g-c)
Þ AD = BC và 
Þ AD // BC (có hai góc sole trong bằng nhau)
Nhận xét : (SGK)
7’
Hoạt động 2: Hình thang vuông
GV cho HS quan sát hình 18 SGK tr 70 với AB // CD và Hãy tính góc D
GV : giới thiệu Hình thang ABCD được gọi là hình thang vuông . Vậy thế nào là một hình thang vuông ?
Hs quan sát hình 18 SGK rồi trả lời định nghĩa hình thang vuông
2. Hình thang vuông
Hình thang ABCD có AB // CD và Þ ABCD là hình thang vuông
 Định nghĩa : (SGK)
10’
Hoạt động 3: CỦNG CỐ 
GV cho HS làm bài 6 tr 70 trong 3 phút
GV gợi ý : Vẽ thêm một đường thẳng vuông góc với cạnh có thể là hình thang rồi dùng êke kiểm tra cạnh đối của nó có vuông góc với đường thẳng đó không
GV đưa bài 7 tr 71 SGK lên bảng phụ 
Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK
Gọi lần lược ba HS trả lời miệng
GV đưa bài 8 SGK lên bảng , yêu cầu HS đọc đề bài 
Có ngoài ra góc A và D còn có quan hệ như thế nào nữa ?
Hãy tính ?
Tương tự hãy tính góc 
Một HS đứng tại chổ trả lời
HS làm bài nháp, rồi trả lời miệng
HS đọc đề bài 8
HS : 
Một HS lên bảng trình bày 
Bài 6 SGK
Tứ giác ABCD và tứ giác MNIK là hình thang
Tứ giác EFGH không là hình thang
 Bài 7 SGK
Hình 21 a 
x + 800 = 1800 
Þ x = 1800 – 800 = 1000
y + 400 = 1800 
Þ y = 1800 – 400 = 1400
Hình 21b
x = 700 ; y = 500
Hình 21c
x = 900 ; y = 1150
Bài 8 SGK
Có 
Mà 
Þ 
Þ 
Có 
mà 
Þ 
Þ 
 4.Dặn dò HS :2’
Nắm vững hình thang , hình thang vuông và các nhận xét
Ôn tập định nghĩa và các tính chất của tam giác cân
Bài tập 9 tr 71 SGK
Bài tập 11,12,16,19 tr 62 SBT
 * Bài tập cho học sinh giỏi:
Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AB < CD. Chứng minh rằng: DC – AB < AD + BC
 Gợi ý: 
Điều phải chứng minh gợi cho ta nghĩ 
đến “bất đẳng thức trng tam giác”. Thử tìm
 một tam giác có các cạnh bằng AD, BC, 
DC – AB. Từ B vẽ đường thẳng song song
 với AD cắt DC tại E. tam giác BEC là tam
 giác thoả mản điều kiện trên.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh8-t2.doc